Tổng quan về Google Ads: Hiểu và vận hành hiệu quả

Tác giả: EQVN.NET | Chuyên mục: | Ngày cập nhật: 05 - 05 - 2023

Bài viết này hữu ích cho bạn không?
Tổng quan về Google Ads: Hiểu và vận hành hiệu quả Google Ads được ra mắt chỉ hai năm sau khi trang web “Google.com” trở thành trang web phổ biến nhất trên thế giới. Nền tảng quảng cáo xuất hiện vào tháng 10 năm 2000 với tên gọi Google Adwords, nhưng sau một số lần sửa đổi thương hiệu vào năm 2018, Google Adwords được đổi…
5 1 5 6
0 / 5 5

Your page rank:

Tổng quan Google Ads

Chia sẻ bài viết này:

Google Ads được ra mắt chỉ hai năm sau khi trang web “Google.com” trở thành trang web phổ biến nhất trên thế giới. Nền tảng quảng cáo xuất hiện vào tháng 10 năm 2000 với tên gọi Google Adwords, nhưng sau một số lần sửa đổi thương hiệu vào năm 2018, Google Adwords được đổi tên thành Google Ads.

Nếu bạn đang cân nhắc chi tiêu bất kỳ khoản tiền nào vào quảng cáo để tiếp cận đối tượng mục tiêu của mình, thì tốt nhất là chúng ta nên tiêu đúng chỗ. Theo Semrush, Google là website được xếp hạng có lượt truy cập cao nhất, lên tới 66,52 tỷ người và ROI ước tính khoảng 700%. Là kênh quảng cáo ưu việt nhất dành cho tất cả các doanh nghiệp muốn tiếp cận chính xác khách hàng tiềm năng của mình.

Với phạm vi tiếp cận rộng lớn của Google, rất có thể bạn đã nhìn thấy (và có thể đã nhấp vào) quảng cáo của Google ít nhất một lần … và tương tự, khách hàng tiềm năng của bạn cũng đang nhấn vào quảng cáo Google Ads.

Trong bài viết này, bạn sẽ khám phá Google Ads là gì và những điều bạn cần biết để bắt đầu quảng cáo trên Google. Chúng ta sẽ đề cập đến các tính năng cụ thể của nền tảng và hướng dẫn bạn cách tối ưu hóa các chiến dịch để đạt được kết quả tốt nhất với quảng cáo của bạn.

1. Google Ads là gì?

1.1. Đôi nét về Quảng cáo Google

Không có gì bí mật khi ngày nay, các chiến dịch quảng cáo trả tiền của bạn (Paid Campaigns) càng tập trung và chi tiết, bạn càng tạo ra nhiều lượt nhấp chuột – dẫn đến xác suất có được khách hàng mới tốt hơn.

Đây là lý do tại sao Google Ads ngày càng trở nên phổ biến trong các doanh nghiệp ở nhiều ngành khác nhau.

Google Ads là một nền tảng quảng cáo trả tiền, thuộc kênh marketing được gọi là trả tiền cho mỗi lần nhấp chuột (PPC – Pay Per Click), nơi bạn (nhà quảng cáo) trả tiền cho mỗi lần nhấp hoặc mỗi lần hiển thị (CPM) trên một quảng cáo.

Google Ads là một nền tảng quảng cáo trả tiền

Giới thiệu về Quảng cáo Google

 

Google Ads là một cách hiệu quả để thúc đẩy lưu lượng truy cập chất lượng hoặc những khách hàng phù hợp với sản phẩm đến với doanh nghiệp của bạn. Họ là những người đang tìm kiếm sản phẩm dịch vụ khớp với những gì mà bạn đang cung cấp.

Với Google Ads, bạn có thể tăng lưu lượng truy cập trang web của mình, nhận được nhiều cuộc gọi điện thoại hơn và tăng lượt ghé qua cửa hàng.

Google Ads cho phép bạn tạo và chia sẻ các quảng cáo đúng thời điểm (qua cả thiết bị di động và máy tính) của các đối tượng mục tiêu của mình.

Điều này có nghĩa là doanh nghiệp của bạn sẽ hiển thị trên trang kết quả công cụ tìm kiếm (SERP – Search Engine Results Pages) tại thời điểm khách hàng lý tưởng của bạn đang tìm kiếm các sản phẩm & dịch vụ tương tự như những sản phẩm bạn đang bán thông qua Google Tìm kiếm (Google Search) hoặc Google bản đồ (Google Maps).

Bằng cách này, bạn sẽ tiếp cận đối tượng mục tiêu hợp lý hơn và đúng thời điểm hơn để họ nhấn vào quảng cáo của bạn.

Lưu ý: Quảng cáo từ nền tảng này cũng có thể lan rộng trên các kênh khác, bao gồm YouTube, Website Blogger và Mạng hiển thị của Google (Google Display Network).

Theo thời gian, Google Ads cũng sẽ giúp bạn phân tích và cải thiện những quảng cáo để tiếp cận nhiều người hơn giúp doanh nghiệp của bạn có thể đạt được tất cả các mục tiêu chiến dịch quảng cáo của bạn.

Ngoài ra, bất kể quy mô doanh nghiệp của bạn hoặc các nguồn lực sẵn có của bạn, bạn có thể điều chỉnh quảng cáo cho phù hợp với ngân sách của mình. Công cụ Google Ads mang đến cho bạn cơ hội duy trì giới hạn hàng tháng và thậm chí tạm dừng hoặc ngừng chi tiêu quảng cáo của bạn bất kỳ lúc nào.

1.2. Tại sao nên quảng cáo trên Google Ads

Google là công cụ tìm kiếm được sử dụng bậc nhất với 3.5 tỷ lượt tìm kiếm mỗi ngày.

Chưa kể, nền tảng Google Ads đã tồn tại được gần hai thập kỷ, là một nền tảng có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực quảng cáo trả phí.

Google là một nơi được khắp thế giới sử dụng để đặt câu hỏi câu trả lời đến từ quảng cáo trả phí và kết quả tự nhiên (không tính phí).

Và, theo Google, các nhà quảng cáo kiếm được 8 USD cho mỗi 1 USD mà họ chi tiêu cho Google Ads. Vì thế, có một vài lý do khiến bạn muốn xem xét sử dụng Google để quảng cáo.

Nếu bạn cần một lý do khác ?

Đối thủ cạnh tranh của bạn ngoài kia cũng đang sử dụng Google Ads (và thậm chí họ có thể đang đặt giá thầu trên các từ khóa liên quan đến thương hiệu bạn).

Hàng nghìn công ty sử dụng Google Ads để quảng cáo doanh nghiệp của họ, điều đó có nghĩa là ngay cả khi bạn đang xếp hạng tự nhiên cao cho một cụm từ tìm kiếm, kết quả của bạn vẫn bị đẩy xuống dưới trang, bên dưới đối thủ cạnh tranh của bạn.

Nếu bạn đang sử dụng hình thức PPC (Pay Per Click) để quảng cáo sản phẩm hoặc dịch vụ của mình, thì Google Ads phải là một phần trong chiến lược quảng cáo trả phí của bạn – không có cách nào khác để giải quyết vấn đề này (có thể là ngoại trừ Facebook Ads, nhưng chúng ta sẽ nói sau về vấn đề này).

1.3. Lợi ích từ quảng cáo Google AdWords

  • Tiếp cận khách hàng tiềm năng đúng thời điểm họ đang tìm kiếm những gì bạn cung cấp. 

Quảng cáo của bạn được hiển thị cho những người đang tìm kiếm các loại sản phẩm và dịch vụ mà bạn cung cấp. Vì thế những người đó có nhiều khả năng thực hiện hành động hơn.

Bạn có thể chọn vị trí quảng cáo của mình xuất hiện — trên trang web cụ thể nào và trong khu vực địa lý nào (quốc gia, thành phố hoặc thậm các chí vùng lân cận).

80% số người trước khi mua sắm đều lên mạng tìm kiếm thông tin về sản phẩm. Điều này sẽ giúp bạn tiếp cận ngay giai đoạn đầu đến khách hàng, tạo ra một lợi thế cạnh tranh lớn.

  • Kiểm soát ngân sách 

Với đặt giá thầu giá mỗi nhấp chuột (CPC), bạn chỉ bị tính phí khi ai đó nhấp vào quảng cáo của bạn, khác với việc quảng cáo của bạn xuất hiện. Có nhiều tùy chọn đặt giá thầu khác nhau mà bạn có thể chọn.

Bạn toàn quyền quyết định ngân sách nhiều hay ít mà mình muốn chi tiêu hàng tháng và bạn sẽ không bao giờ bị tính phí nhiều hơn ngân sách đề ra.

Với quảng cáo Google bạn luôn chủ động trong việc kiểm soát ngân sách. Có thể từ vài chục nghìn đến vài chục triệu. Bạn cũng có thể điều chỉnh ngân sách theo tháng, tuần thậm chí theo từng ngày.

  • Không có cam kết chi tiêu tối thiểu

Thêm một điểm cộng và cũng là mối quan tâm hàng đầu của những nhà đầu tư quảng cáo đó chính là chi phí. Google tính chi phí với nhà thầu khi mà khách hàng click vào thông tin sản phẩm, click về web hoặc gọi cho doanh nghiệp.  

Nhìn ra chính xác phần nào có hiệu quả trong quảng cáo của bạn và xây dựng dựa trên phần đó.

Bạn có thể xem báo cáo về mức độ hiệu quả mà quảng cáo của bạn đang hoạt động, xem số lượng khách hàng mới kết nối với doanh nghiệp của bạn từ quảng cáo, họ đến từ đâu, ….

  • Xuất hiện trên nhiều nền tảng Google đối tác 

Quảng cáo Google Ads xuất hiện trên các nền tảng như: Mạng tìm kiếm, GDN (Google display network: đây là phương thức quảng cáo trên Google thông qua việc sử dụng banner), Forum, Video trên youtube và các trang web đối tác của Google.

Google Ads mang lại khả năng thu thập cookie khách hàng để làm Re-marketing. Cookie là một thuật ngữ dùng để nói về một đoạn văn bản ghi lại thông tin của người dùng. Các thông tin này được lưu trong máy tính để nhận biết người dùng khi truy cập vào một trang web. Phục vụ cho việc Re-marketing của doanh nghiệp.

 

 

Việc tiếp cận khách hàng tiềm năng đúng thời điểm rất quan trọng

Hành trình chuyển đổi phổ biến của khách hàng thông qua quảng cáo google

 

2. Các hình thức quảng cáo Google Ads 

2.1. Quảng cáo Google tìm kiếm (Google Search Ads)

Hình thức quảng cáo này là dịch vụ quảng cáo dựa theo từ khóa tìm kiếm của khách hàng trên trang tìm kiếm của Google.

Khi bạn sử dụng hình quảng cáo này website của bạn sẽ được đưa lên vị trí top đầu của kết quả tìm kiếm nên điều đó sẽ giúp sản phẩm và dịch vụ của bạn tiếp cận tới khách hàng một cách nhanh nhất và đúng với nhu cầu của khách hàng đang cần tìm.

Loại hình quảng cáo trả phí cho Google để thu hút lượt truy cập từ người dùng Google thông qua những truy vấn tìm kiếm từ khóa cụ thể.

>> Tìm hiểu thêm về Điểm chất lượng Quảng cáo Google.

Lợi ích:

  • Thúc đẩy mục tiêu: Các chiến dịch tìm kiếm (Search Campaign) có thể giúp doanh nghiệp bán được nhiều hơn, tăng khách hàng tiềm năng, thu hút truy cập website (Tạo Traffic)
  • Nhắm mục tiêu liên quan chính xác: Nhắm mục tiêu những người đang tích cực tìm kiếm các sản phẩm và dịch vụ có liên quan đến sản phẩm bạn.
  • Dễ dàng thiết lập: Chiến dịch quảng cáo không khó để tạo, không cần các thao tác đặc biệt.

 

Google Search Ads giúp tìm kiếm khách hàng thông qua từ khóa tìm kiếm

Giới thiệu Quảng cáo Google tìm kiếm (Google adword)

 

2.2. Quảng cáo Google hiển thị (GDN – Google Display Network)

Quảng cáo GDN hay còn được biết đến là quảng cáo Google hiển thị là dịch vụ quảng cáo theo dạng các biểu ngữ (Banner) được đặt trên các website tin tức và giải trí là các đối tác hiển thị của Google như 24h, Vnexpress, Vietnamnet, ….

Dịch vụ quảng cáo theo dạng các Banner có độ phủ sóng lên tới hơn 02 triệu các website lớn nhỏ khác nhau.

Quảng cáo sẽ tiếp cận tới những khách hàng liên tục, việc ấy vừa giúp doanh nghiệp quảng bá được thương hiệu của mình một cách rộng rãi vừa làm tăng doanh số bán hàng theo thời gian.

2.3. Chiến dịch quảng cáo Video

Chiến dịch video cho phép bạn tự hiển thị quảng cáo video hoặc trong nội dung video phát trực tuyến khác trên YouTube và trên Mạng hiển thị của Google.

a) Cách thức hoạt động:

Các định dạng quảng cáo video có sẵn bao gồm quảng cáo trong luồng có thể bỏ qua, quảng cáo trong luồng không thể bỏ qua, quảng cáo khám phá video, quảng cáo ngoài luồng và quảng cáo Bumper ads.

Quảng cáo trong luồng có thể bỏ qua sẽ phát trước, trong hoặc sau các video khác. Sau khi loại quảng cáo này phát trong 05 giây, người xem được lựa chọn có thể bỏ qua quảng cáo này.

Quảng cáo trong luồng không thể bỏ qua được thiết kế để cho phép bạn tiếp cận khách hàng bằng toàn bộ thông điệp của mình và có thời lượng từ 15 giây trở xuống.

Quảng cáo khám phá video chỉ xuất hiện trên YouTube và tiếp cận người xem khi họ đang tìm kiếm nội dung. Hình thức sẽ khác nhau, tùy thuộc vào kích thước quảng cáo và định dạng quảng cáo mà nhà xuất bản nội dung hỗ trợ. Khi người xem nhấp vào hình thu nhỏ cho quảng cáo của bạn, video sẽ phát trên trang xem YouTube hoặc trên chính trang đó.

Quảng cáo đệm có thời lượng là 6 giây (hoặc ngắn hơn) và phát trước, trong hoặc sau một video khác. Người xem không có tùy chọn bỏ qua quảng cáo. Quảng cáo này xuất hiện trên các video trên YouTube cũng như trên các trang web và ứng dụng chạy trên các đối tác video của Google.

Quảng cáo ngoài luồng phát bắt đầu phát không có âm thanh. Người xem có thể nhấn vào quảng cáo để bật tiếng cho video. Quảng cáo ngoài luồng phát được thiết kế để tăng phạm vi tiếp cận của video với mức chi phí tiết kiệm. Quảng cáo này chỉ dành cho thiết bị di động và chỉ xuất hiện trên những trang web và ứng dụng chạy trên các đối tác video của Google. Quảng cáo ngoài luồng phát không có sẵn trên YouTube. Đối với các vị trí trên web dành cho thiết bị di động, quảng cáo ngoài luồng phát xuất hiện trong biểu ngữ. Trong các ứng dụng dành cho thiết bị di động, quảng cáo ngoài luồng phát xuất hiện trong các biểu ngữ, quảng cáo xen kẽ, quảng cáo trong nguồn cấp dữ liệu, quảng cáo gốc cũng như ở cả chế độ màn hình dọc và chế độ toàn màn hình.

Quảng cáo trên đầu trang chủ Bạn có thể dùng định dạng quảng cáo này khi muốn nâng cao sự nhận biết một sản phẩm hay dịch vụ mới, hoặc khi muốn tiếp cận lượng khán giả lớn trong khoảng thời gian ngắn (chẳng hạn như sự kiện bán hàng giảm giá). Bạn chỉ có thể sử dụng quảng cáo trên đầu trang chủ nếu đã đặt trước thông qua đại diện bán hàng của Google. 

quảng cáo video rất hiệu quả trong việc thu hút khách hàng

quảng cáo video – một hình thức của quảng cáo Google

 

b) Lí do sử dụng quảng cáo Video: 

  • Bạn muốn quảng cáo video trên YouTube và trên Mạng hiển thị của Google.
  • Được đề xuất cho tất cả các nhà quảng cáo của Google, từ những người mới sử dụng lần đầu đến những chuyên gia có kinh nghiệm hơn.

Hiển thị quảng cáo video có vẻ khá phức tạp, nhưng đó là vẻ đẹp đằng sau những chiến dịch này: Chúng rất đơn giản để thiết lập và quản lý. Bạn có thể sử dụng video từ tài khoản YouTube của riêng mình và tương tự như các chiến dịch Google Ads khác, bạn có thể xem hiệu suất quảng cáo video và điều chỉnh nhắm mục tiêu video.

2.4. Quảng cáo Google Shopping 

a) Giới thiệu

Nếu bạn là nhà bán lẻ, bạn có thể sử dụng Chiến dịch mua sắm (Shopping Campaigns) để quảng bá sản phẩm Online hoặc tại cửa hàng, tăng lưu lượng truy cập vào trang web hoặc khách đến cửa hàng và tìm khách hàng tiềm năng chất lượng hơn.

Để sử dụng, bạn sẽ gửi cho Google dữ liệu sản phẩm của mình tại GMC (Google Merchant Center) và tạo một chiến dịch trong Google Ads. Sau đó, Google sẽ sử dụng chiến dịch của bạn để tạo quảng cáo trên Google và trên web nơi khách hàng tiềm năng có thể thấy những gì bạn đang bán. Những vị trí này có tên là Quảng cáo mua sắm (Google shopping) vì chúng xuất hiện ở định dạng khác, trực quan hơn để hiển thị sản phẩm.

Trái ngược với quảng cáo văn bản chỉ hiển thị văn bản, Quảng cáo mua sắm hiển thị cho người dùng ảnh chụp sản phẩm của bạn, cùng với tiêu đề, giá, tên cửa hàng, … Những quảng cáo này cung cấp cho người dùng cảm giác tổng quan hơn về hình dạng sản phẩm bạn đang bán trước khi họ nhấp vào quảng cáo, điều này mang lại cho bạn nhiều khách hàng tiềm năng dễ chuyển đổi hơn.

b) Cách thức hoạt động chiến dịch Shopping và Quảng cáo Shopping 

Quảng cáo Shopping sử dụng dữ liệu sản phẩm từ Merchant Center hiện có của bạn – không phải từ khóa – để quyết định cách thức và vị trí hiển thị quảng cáo của bạn. Dữ liệu sản phẩm bạn gửi qua Merchant Center chứa thông tin chi tiết về các sản phẩm bạn bán. Google sẽ sử dụng những chi tiết này để đối sánh với tìm kiếm của người dùng với quảng cáo của bạn, đảm bảo hiển thị các sản phẩm là phù hợp nhất.

Bạn quản lý Quảng cáo Shopping của mình trong Google Ads bằng cách sử dụng Chiến dịch Shopping, đây là một cách đơn giản và linh hoạt để tổ chức và quảng bá kho sản phẩm Google Merchant Center của bạn trong Google Ads.

Bạn có thể quảng cáo cửa hàng thực tế và các sản phẩm của mình bằng cách sử dụng 2 loại Quảng cáo mua sắm sau đây:

  • Quảng cáo mua sắm sản phẩm: Những quảng cáo này được tạo dựa trên dữ liệu sản phẩm mà bạn gửi trong Merchant Center. 
  • Quảng cáo kho hàng tại địa phương: Những quảng cáo này được tạo bằng cách kết hợp dữ liệu sản phẩm và dữ liệu kho hàng mà bạn gửi qua tài khoản Merchant Center. 

2.5. Quảng cáo Ứng dụng  

Nếu sản phẩm của bạn là ứng dụng, bạn sẽ muốn thật nhiều lượt tải về từ AppStore và GooglePlay. Chiến dịch Google App chính là câu trả lời bạn đang tìm kiếm.

Cũng tương tự như quảng cáo Google hiển thị (Google Display Network) thì banner quảng cáo ứng dụng của bạn sẽ xuất hiện trên các tài nguyên của Google như: Google tìm kiếm, Google Play, YouTube, Google hiển thị, … 

3. Cách tính phí của quảng cáo Google

Có 3 phương thức tính phí quảng cáo chính:

3.1. Theo lượt nhấp chuột CPC

CPC – (Cost Per Click): được hiểu là khi quảng cáo hiển thị, nó được người dùng nhấp chuột vào, Google sẽ tính phí quảng cáo trên từng nhấp chuột đó, đổi lại sẽ là cơ hội để tiếp cận khách hàng tiềm năng tốt hơn.

quảng cáo hiển thị cũng rất quan trọng trong Google Ads

Search tính phí click quảng cáo trong quảng cáo Google Adword

 

3.2. Quảng cáo với 1000 lượt hiển thị (CPM)

Đây là cách tính phí quảng cáo được áp dụng dành cho những quảng cáo hiển thị trên mạng hiển thị của Google, cứ mỗi 1000 lượt hiển thị của quảng cáo, Google sẽ tính phí 1 lần.

Chúng ta sẽ đấu giá cho mỗi 1000 lần quảng cáo hiển thị và Google sẽ tính chi phí theo số lần hiển thị thực tế (cứ hiển thị là mất tiền). 

GDN là một thuật ngữ nên biết trong quảng cáo Google

Quảng cáo mạng hiển thị Google GDN

 

3.3. Theo hành động chuyển đổi của người dùng

  1. Đăng ký tài khoản trên website
  2. Điền thông tin vào một form
  3. Mua hàng
  4. Tải một tập tin

Trả tiền khi khách hàng thực hiện hành động cụ thể trên trang web của bạn sau khi nhấp vào quảng cáo, hay có sự chuyển đổi xảy ra. 

quảng cáo banner giúp tìm kiếm thêm khách hàng tiềm năng mới

Quảng cáo Banner

 

4. Chuẩn bị gì khi quảng cáo Google

4.1. Website/ Landing Page

Có thể đầu tư 1 trang web với thiết kế khủng, đầy đủ các tính năng hoặc chỉ cần 1 website chứa đầy đủ thông tin là đã có thể chạy quảng cáo được rồi.

4.2. Phương thức thanh toán

Để thực hiện thanh toán với Google thì cần phải chuẩn bị một thẻ visa có chức năng thanh toán quốc tế hoặc có thể sử dụng thẻ mastercard. 

4.3. Tài khoản Gmail

Chỉ cần lập một tài khoản Gmail là có thể tạo được tài khoản Google Ads (tài khoản Gmail phải khai báo thông tin ngày tháng năm sinh trên 18 tuổi).

5. So sánh quảng cáo Google với các hình thức truyền thông khác

5.1. Google Ads và SEO

Nói đến quảng cáo trên nền tảng công cụ tìm kiếm không thể không nhắc đến quảng cáo Google và SEO. Đây được xem là 2 loại hình quảng cáo Website phổ biến nhất. Tuy cùng dựa vào yếu tố từ khóa nhưng giữa chúng lại có sự khác nhau trong cơ chế hoạt động và tính phí. Điểm phân biệt rõ ràng nhất giữa 2 loại hình này nằm ở yếu tố chi phí, một bên là hình thức quảng cáo trả phí ( quảng cáo Google) và một bên là hình thức quảng cáo không tính phí ( SEO)

5.2. Google Ads và Facebook Ads

Nói đến quảng cáo trực tuyến chắc hẳn 2 cái tên được phủ sóng rộng rãi không ai khác ngoài Facebook và Google. Thế nhưng, giữa quảng cáo Google và quảng cáo Facebook lại có sự khác nhau về hình thức tiếp cận người dùng.

Nếu như quảng cáo Google là hình thức quảng cáo bị động, người dùng là bên tìm kiếm thông tin, sản phẩm, doanh nghiệp thông qua quảng cáo Google. Chỉ khi người dùng có nhu cầu thì mới thực hiện hành vi tìm kiếm

Trong khi đó Facebook Ads lại là hình thức quảng cáo chủ động, các mẫu quảng cáo Facebook sẽ được xây dựng sao cho cuốn hút và mới lạ nhằm thu hút và tạo ra nhu cầu của người dùng

5.3. So sánh Mạng tìm kiếm và Mạng hiển thị

Mạng Google được chia thành các nhóm khác nhau để cung cấp cho bạn nhiều quyền kiểm soát hơn nơi bạn muốn quảng cáo của mình xuất hiện:

5.3.1. Mạng tìm kiếm (Search Network)

Mạng tìm kiếm của Google là nhóm các trang web liên quan đến tìm kiếm tại đó quảng cáo của bạn có thể xuất hiện vì liên quan đến tìm kiếm của người dùng, bao gồm: Kết quả tìm kiếm trả về trên website Google, Google play, Google Shopping, Google Maps & Google Images.

Quảng cáo được đối sánh với các trang kết quả tìm kiếm dựa trên cụm từ được sử dụng để tìm kiếm và quảng cáo văn bản là định dạng quảng cáo chính được sử dụng trên Mạng tìm kiếm của Google. Quảng cáo có thể xuất hiện dọc theo, phía trên hoặc bên dưới kết quả tìm kiếm.

Ngoài ra, còn có các trang web hợp tác với Google để hiển thị quảng cáo (Google Search Partner). Chi tiết hơn, Quảng cáo có thể xuất hiện cùng với kết quả tìm kiếm trên các trang web của các đối tác tìm kiếm của Google hoặc như một phần của đơn vị liên kết hoặc tìm kiếm có liên quan.

Đối với quảng cáo văn bản, các đối tác tìm kiếm của Google bao gồm hàng trăm trang web không phải của Google, cũng như Google Video và các trang web khác của Google.

Quảng cáo mua sắm sản phẩm (Product Shopping Ad) có thể xuất hiện trên các trang web đối tác tìm kiếm hiển thị và liên kết đến các sản phẩm cần bán. Tỷ lệ nhấp (CTR) cho quảng cáo trên các trang web đối tác tìm kiếm không ảnh hưởng đến Điểm chất lượng của bạn trên Google.com.

Các dạng quảng cáo trong Mạng tìm kiếm: 

  • Quảng cáo văn bản, Quảng cáo tìm kiếm động và quảng cáo chỉ tạo cuộc gọi điện thoại: Các loại quảng cáo phổ biến nhất trên Mạng tìm kiếm. Những quảng cáo này xuất hiện với nhãn “Quảng cáo”, “Ad” hoặc “Ads” trên trang kết quả tìm kiếm và có thể có nhãn “Quảng cáo của Google” trên các trang web đối tác. Chúng thường hiển thị cùng với tiện ích mở rộng quảng cáo, cho phép nhà quảng cáo giới thiệu thêm về chi tiết doanh nghiệp như vị trí hoặc số điện thoại trong quảng cáo của họ.
  • Quảng cáo mua sắm: Quảng cáo mua sắm hiển thị và liên kết đến các sản phẩm cần bán. Chúng được gắn nhãn là “Tài trợ” hoặc xuất hiện với nhãn “Quảng cáo” “Ad” hoặc “Ads” trên trang kết quả tìm kiếm và có thể có nhãn “Quảng cáo của Google” trên các trang web đối tác.
  • Quảng cáo hình ảnh và video: Đối tác tìm kiếm của Google có thể lưu trữ quảng cáo hình ảnh và quảng cáo video.

5.3.2. Mạng hiển thị (Display Network)

Bạn có từng nhìn thấy quảng cáo của Google ads dưới dạng hình ảnh trên trang web tin tức yêu thích, Youtube video, hay trong tài khoản Gmail hoặc ứng dụng điện thoại của mình và tự hỏi làm thế nào quảng cáo Google này có thể được hiển thị ở đó ?

Các trang web nói trên là một phần trong Mạng hiển thị của Google. Mạng hiển thị là một tập hợp các trang web đối tác và các trang web cụ thể của Google — bao gồm Google Finance, Gmail, Blogger và YouTube.

Cách thức hoạt động Mạng hiển thị Google:

Mạng hiển thị của Google được thiết kế để giúp bạn tìm đúng đối tượng. Các tùy chọn nhắm mục tiêu của Google hiển thị cho phép bạn hiển thị thông điệp của mình một cách chiến lược cho khách hàng tiềm năng vào đúng nơi và đúng thời điểm. Dưới đây là một số ví dụ về cách bạn có thể tiếp cận nhắm mục tiêu:

Tìm khách hàng mới hoặc thu hút khách hàng hiện tại của bạn bằng cách sử dụng đối tượng. Đối tượng tương tự và đối tượng hiện có trong thị trường cho phép bạn nhắm mục tiêu đến những người có nhiều khả năng quan tâm đến sản phẩm của bạn nhất, giúp bạn tìm thấy những khách hàng tiềm năng mới. Bạn cũng có thể sử dụng dữ liệu, như danh sách tiếp thị lại, để giúp bạn thu hút lại những người trước đây đã truy cập trang web của bạn.

Thúc đẩy nhiều chuyển đổi hơn bằng cách sử dụng tự động hóa. Nhắm mục tiêu tự động giúp bạn nhận được nhiều chuyển đổi hơn bằng cách tìm các đối tượng hoạt động hiệu quả dựa trên đối tượng và trang đích hiện có của bạn. Bằng cách tự động tối ưu hóa theo thời gian, Google Ads có thể tìm hiểu đối tượng nào phù hợp với bạn. Đặt giá thầu tự động sẽ tự động điều chỉnh giá thầu của bạn để giúp bạn đạt được lợi tức đầu tư tốt nhất. Chiến dịch hiển thị thông minh kết hợp tốt nhất tính năng nhắm mục tiêu, đặt giá thầu và quảng cáo tự động để tối đa hóa lượt chuyển đổi của bạn trên Google Ads.

6. Giải pháp cập nhật thông tin về Google Ads

6.1. Quảng cáo Google Ads

Là dịch vụ mà doanh nghiệp trả tiền cho Google để website của họ hiển thị lên Top tìm kiếm của Google giúp người dùng Internet dễ dàng nhìn thấy và click vào website của họ và có 3 hình thức chính đó là:

  • Từ khóa trên Google để khi người dùng gõ theo từ khóa sẽ hiển thị website của doanh nghiệp thông qua quảng cáo.
  • Quảng cáo từ khóa trên các website đối tác của Google.
  • Banner quảng cáo trên các website lớn là đối tác của Google

>> Tìm hiểu thêm về triển khai quảng cáo Google

6.2. Tham gia khóa học

Để tìm hiểu thêm, hoặc hiểu rõ và vận dụng vào trong kinh doanh của mình, các bạn có thể tham khảo thêm Khoá học Google Ads tại EQVN

Khoá học tại EQVN được giảng dạy với giáo trình chuẩn từ Google, đội ngũ giảng viên là những CEO kinh nghiệm thực tế trong ngành với hơn 10 năm kinh nghiệm triển khai.

Tất cả các nội dung này sẽ có trong Khóa học Google Adwords 6 buổi – một phần trong  Khóa học Chuyên Viên Digital Marketing tại EQVN sẽ giúp học viên thiết lập được tài khoản, xây dựng chiến dịch, nhóm quảng cáo và sáng tạo mẫu quảng cáo trong Google Ads hiệu quả.

EQVN – Học để thay đổi

Đơn vị tiên phong đào tạo trong lĩnh vực Digital Marketing.

 

 

: , ,

Bài viết này hữu ích cho bạn không?
0 / 5 5

Your page rank:

Chia sẻ bài viết này:

Logo chữ đỏ EQVN.NET kích thước vuông

EQVN.NET - Đào tạo, tư vấn giải pháp & triển khai Digital Marketing

EQVN là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực đào tạo Digital Marketing tại Việt Nam từ năm 2003. Là đối tác chính thức với Facebook, Google, Zalo và các đối khác trong ngành

Bài viết cùng chủ đề

google analytics 4

Google Analytics 4 là gì? Sự khác biệt giữa Google Analytics 4 và Universal Analytics

Google Analytics 4 đã chính thức ra mắt, mở ra một cánh cửa mới cho việc theo dõi và phân tích thông tin trên website.…

Logo chữ đỏ EQVN.NET kích thước vuông

Phân biệt hình thức Ads Gallery và True View Video Ads trên Youtube

Ads Gallery ( CPC, CPM) – Invideo static image Không thể bỏ qua (in-stream) Tính tiền theo CPC hoặc CPM Video host trên Youtube hoặc…

Hiển thị GDN tốt nhất: kích thước banner tiêu chuẩn

Hiển thị GDN tốt nhất: kích thước banner tiêu chuẩn

Khi tạo biểu ngữ quảng cáo hiển thị (Web Banner), cân nhắc về kích thước chuẩn xác là yếu tố rất quan trọng. Kích thước…

cách xóa các bài đánh giá giả mạo trên google

Cách Xóa Các Bài Đánh Giá Giả Mạo Trên Google

Việc nhận được các bài đánh giá giả mạo trên Hồ sơ doanh nghiệp của bạn (trước đây là Google Doanh nghiệp của tôi) không…

Quảng cáo GDN

Quảng Cáo GDN Là Gì? Ưu Và Nhược Điểm Của Quảng Cáo GDN

1. Quảng cáo GDN là gì? Quảng cáo GDN (hay còn gọi là Google Ads Display) là những quảng cáo được đặt trên Google Display…

logo eqvn

ĐÀO TẠO, TƯ VẤN GIẢI PHÁP VÀ TRIỂN KHAI DIGITAL MARKETING

EQVN.NET

Được thành lập vào tháng 4 năm 2003 và bắt đầu đào tạo Digital Marketing vào năm 2009. Với mục tiêu, Hỗ trợ doanh nghiệp và các cá nhân nắm bắt cơ hội và khai thác tối đa ứng dụng của Internet vào hoạt động kinh doanh.

Liên hệ chúng tôi qua mạng xã hội

KHÓA HỌC NỔI BẬT

  • Khóa học chuyên viên Digital Marketing eqvn

    Chuyên viên Digital Marketing

    Nội dung cơ bản đến nâng cao nhằm giúp bạn ứng dụng thành thạo các kênh truyền thông phổ biến trên Internet: Facebook, Google Ads, SEO ... 

  • icon Khóa học Marketing Manager 4.0

    Marketing Manager 4.0

    Chương trình đem đến cho CEO, Quản lý ... giải pháp Quản trị trong hoạt động truyền thông số trong doanh nghiệp, như lập kế hoạch, đo lường, ...

  • inhouse

    ĐÀO TẠO TẠI DOANH NGHIỆP

    Song song với các chương trình đào tạo tập trung về Digital Marketing, EQVN đặc biệt thiết kế riêng chương trình đào tạo tại chỗ dựa trên yêu cầu của doanh nghiệp (Inhouse Training).

Cập nhật những thông tin hữu ích về Digital Marketing mỗi tuần