Search Intent Là Gì Và Làm Thế Nào Để Tối Ưu Search Intent Hiệu Quả?
Tác giả: EQVN.NET | Chuyên mục: SEO | Ngày cập nhật: 20 - 04 - 2022
Chia sẻ bài viết này:
Nếu việc tối ưu SEO các bài viết của bạn vẫn chưa hiệu quả thì có thể nội dung đó chưa đáp ứng được search intent (ý định tìm kiếm). Hiện nay, search intent đóng một vai trò quan trọng trong các chiến lược SEO. Việc hiểu và tạo ra những nội dung phù hợp với ý định tìm kiếm là vô cùng cần thiết nếu bạn muốn các bài viết của mình được lên top một cách bền vững. Vậy làm thế nào để tối ưu search intent hiệu quả? Hãy cùng EQVN tìm hiểu ở bài viết sau đây nhé!
1. Search intent là gì?
Search intent hay ý định tìm kiếm là lý do đằng sau một truy vấn tìm kiếm. Nói một cách dễ hiểu hơn, đó là lý do tại sao người dùng thực hiện cuộc tìm kiếm này. Có thể họ muốn biết thêm điều gì mới, hoặc là họ đang muốn mua hàng, hoặc cũng có thể họ đang tìm kiếm một website cụ thể nào đó.
2. Tại sao search intent lại quan trọng?
Đối với Google, việc nắm bắt được search intent sẽ giúp cung cấp cho người dùng những kết quả phù hợp nhất với truy vấn. Đối với những người làm SEO, search intent là một yếu tố cần được quan tâm hàng đầu. Nếu muốn xếp hạng cao trên Google, bạn cần phải là kết quả phù hợp nhất với truy vấn đó. Để làm được điều này, đầu tiên cần phải tạo nội dung phù hợp với ý định tìm kiếm.
Vì vậy, nếu bạn đang cố gắng xếp hạng cho từ khóa “thẻ tín dụng tốt nhất”, đừng cố gắng đưa landing page vào SERPs. Bởi vì Google biết rằng người dùng có thể không mong muốn nhìn thấy landing page của bạn. Thay vào đó, có thể họ sẽ muốn thấy thông tin về thẻ tín dụng tốt nhất, các bài đăng trên blog, hoặc các biểu đồ so sánh giữa các thẻ tín dụng, v.v.
3. Phân loại search intent
Có 4 loại từ khóa cơ bản dựa trên search intent:
3.1. Từ khóa điều hướng (navigational keywords)
Từ khóa điều hướng là những từ khóa chỉ phục vụ mục đích đi đến một trang web cụ thể. Một tỷ lệ người dùng internet đáng kể sẽ truy cập vào các trang web đã biết bằng cách tìm nó trên Google. Ví dụ, thay vì nhập facebook.com trên thanh địa chỉ, họ sẽ tìm kiếm “facebook” và nhấp vào kết quả đầu tiên. Đôi lúc, việc này sẽ dễ dàng hơn so với việc nhớ chính xác URL để nhập vào thanh địa chỉ.
Ví dụ về từ khóa điều hướng: “đăng nhập twitter”, “samsung”, “eqvn search intent”,…
3.2. Từ khóa thông tin (information keywords)
Từ khóa thông tin là những từ khóa được người dùng sử dụng để tìm kiếm thông tin về một người, sự vật, sự việc hoặc hiện tượng nào đó. Đây là các từ khóa thường xuất hiện trong các truy vấn ở dạng câu hỏi: cái gì, tại sao, như thế nào, ở đâu, khi nào,… Đôi khi từ khóa này cũng sẽ xuất hiện dưới dạng những cụm từ bình thường không chứa các từ để hỏi.
Ví dụ về từ khóa thông tin: “donald trump”, “thời tiết hôm nay”, “search intent là gì”, “cách viết bài chuẩn seo”,…
Từ khóa thông tin chiếm tỷ lệ cao trong các tìm kiếm trên Google. Khi sử dụng từ khóa này, người dùng chưa có ý định mua hàng rõ ràng. Lúc này, họ có thể đang muốn biết thêm thông tin về một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó.
3.3. Từ khóa giao dịch (transactional keywords)
Từ khóa giao dịch là từ khóa được sử dụng khi người dùng đang có ý định mua hàng rất rõ ràng. Lúc này, người dùng đang ở trong chế độ sẵn sàng thực hiện các giao dịch mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ. Khi đó, họ đã lựa chọn được thương hiệu và đang tìm kiếm địa chỉ phù hợp để tiến hành giao dịch.
Ví dụ về từ khóa giao dịch: “mua iphone apple”, “giảm giá netflix”, “đăng ký khóa học eqvn”,…
Loại từ khóa này thường nhận được sự quan tâm nhiều nhất từ những ai đang kinh doanh online. Lý do là vì kết quả của những từ khóa này quyết định nơi người dùng thực hiện mua hàng.
3.4. Từ khóa thương mại (commercial keywords)
Từ khóa thương mại thường được tìm kiếm trước khi tiến hành giao dịch. Người dùng vẫn đang tìm kiếm trên thị trường những sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể nhưng họ chưa đưa ra quyết định cuối cùng. Lúc này, người dùng sẽ sử dụng các từ khóa thương mại để tìm kiếm các đánh giá hoặc so sánh về sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể.
Ví dụ về từ khóa thương mại: “máy pha cà phê tốt nhất”, “đánh giá canon 6d”, “giá samsung galaxy”,…
4. Search intent không xác định
Dĩ nhiên sẽ có một số từ khóa khá mơ hồ và khó có thể đoán được ý định nếu không có thêm thông tin. Nó có thể do một số nghĩa của từ gây ra hoặc do từ khóa quá chung chung.
Ví dụ, một người dùng có thể tìm kiếm từ khóa “Alexa”. Có thể anh ấy muốn mua thiết bị Amazon Alexa (ý định giao dịch), truy cập trang web chính thức của Amazon Echo (ý định điều hướng) hoặc chỉ muốn tìm thêm thông tin về nó (ý định thông tin / thương mại). Nhưng anh ấy cũng có thể muốn truy cập trang web của một nhà cung cấp dữ liệu lưu lượng truy cập web có tên là Alexa (ý định điều hướng) hoặc có thể chỉ tìm ý nghĩa của tên (ý định thông tin).
Như chúng ta có thể thấy, Google đánh giá rằng truy vấn này có lẽ là về trợ lý ảo Amazon Alexa. Tuy nhiên, bạn có thể tìm kiếm và xem kết quả của “Alexa Internet” trong trường hợp đây là ý nghĩa thật sự đằng sau truy vấn tìm kiếm của bạn.
Về cơ bản đây là những gì Google Search và tất cả các bản cập nhật trong những năm gần đây (đặc biệt là Hummingbird và RankBrain) quan tâm. Google mong muốn có thể xác định ý định đằng sau truy vấn và cung cấp kết quả chính xác nhất ngay cả khi nó không rõ ràng.
5. Làm cách nào để Google xác định search intent?
Google luôn quan tâm đến việc đáp ứng search intent và cung cấp trải nghiệm người dùng tốt hơn. Đã có một loạt các bản cập nhật thuật toán sao cho kết quả phù hợp với search intent.
Vào năm 2015, thuật toán RankBrain xuất hiện. Nó tập trung vào ngữ cảnh truy vấn (vị trí của người dùng, lịch sử tìm kiếm, v.v.). Năm 2019 xuất hiện thuật toán BERT giúp giải quyết sự mơ hồ của từ vựng, cập nhật thêm từ mới, tìm từ đồng nghĩa và nhìn chung là chú ý nhiều hơn đến ngữ điệu theo sắc thái. Và sẽ sớm có MUM – một thuật toán có thể điều chỉnh nội dung để đáp ứng search intent.
Tuy nhiên, nếu không hiểu rõ về các thuật toán cụ thể, chúng ra có thể tìm hiểu ba cách mà Google sử dụng để xác định search intent sau đây:
5.1. Ngữ cảnh
Ngữ cảnh là hoàn cảnh xung quanh truy vấn của bạn, cụ thể là vị trí, ngôn ngữ, lịch sử tìm kiếm và các sự kiện hiện tại của bạn. Ví dụ: nếu tìm kiếm “sapa” trên Google vào một ngày bình thường, bạn sẽ nhận được kết quả của một loạt các trang thông thường từ Wikipedia và các trang về du lịch. Tuy nhiên, nếu bạn tìm kiếm trên Google về “sapa” vào ngày diễn ra hiện tượng thời tiết đặc biệt, toàn bộ SERP sẽ chuyển sang chế độ đưa tin.
5.2. Cách diễn đạt
Bạn càng thêm nhiều từ vào truy vấn của mình thì ý định càng rõ ràng. Khi truy vấn của bạn ở dạng câu hỏi và chứa các bổ ngữ như cái gì, như thế nào, tại sao, thì rất có thể ý định là cung cấp thông tin. Các truy vấn bao gồm các từ như tốt nhất, hàng đầu, đánh giá, so sánh, rất có thể sẽ là ý định thương mại.
5.3. Hành vi của người dùng
Google sẽ xem xét loại nội dung chúng ta thích đối với mỗi truy vấn và quảng bá nhiều nội dung tương tự như vậy hơn. Ví dụ, nếu nhiều người dùng tìm kiếm “cách làm bánh bông lan” và ngay lập tức chuyển sang kết quả video thì Google có thể xem xét đưa những kết quả video đó vào SERP chính. Đây là lý do chúng ta thấy các loại nội dung được xếp hạng khác nhau cho các loại truy vấn dường như giống hệt nhau.
6. Ba bước để tối ưu hóa search intent hiệu quả
Search intent nên xác định loại nội dung bạn tạo. Nếu từ khóa có ý định cung cấp thông tin, hãy viết một bài đăng trên blog. Nếu nó có mục đích giao dịch, hãy tạo một trang sản phẩm.
Tuy nhiên, việc này không đơn giản như vậy. Mặc dù việc điều chỉnh nội dung của bạn phù hợp với search intent là hợp lý, nhưng vấn đề là bốn nhóm search intent quá rộng để có thể thực hiện được điều này.
Ví dụ, chúng ta biết rằng “HTML5” là một truy vấn thông tin. Nhưng biết được điều đó không cho chúng ta biết loại nội dung mà người tìm kiếm thực sự muốn xem và những gì họ muốn biết. Rất khó để có thể quyết định được nên sử dụng định dạng nào để trình bày những thông tin như thế này.
Để thực sự tối ưu hóa search intent, cần nghiên cứu sâu hơn và phân tích SERP chi tiết hơn.
6.1. Bước 1: Kiểm tra “độ tin cậy” của keyword trên SERP
Thứ hạng của Google không cố định. Chúng dao động và thay đổi theo thời gian. Nếu bạn dựa vào bản chất của các trang xếp hạng hàng đầu hiện tại để suy ra search intent thì có thể sẽ dẫn đến những nhận định không chính xác. Lý do là vì những gì bạn đang làm chỉ là đánh giá search intent tại một thời điểm cố định. Nếu bạn định phân tích các trang xếp hạng hàng đầu vào tháng tới hoặc tháng sau đó nữa, thì những nhận định của bạn về search intent có thể sẽ bị thay đổi. Vì thế, bạn nên kiểm tra lịch sử xếp hạng của từ khóa mục tiêu.
6.1.1. Ít hoặc không có sự biến động về thứ hạng theo thời gian
Chúng ta hãy xem xét truy vấn “bose headphones”. Trong vòng 6 tháng vừa qua, thứ hạng của các trang xếp hạng hàng đầu dường như không có thay đổi.
Nhận định: Đây là những từ khóa tốt để nhắm mục tiêu vì ý định tìm kiếm rất rõ ràng.
6.1.2. Biến động ở một số trang
Chúng ta hãy xem xét truy vấn “notre dame.” Nếu chúng ta tập trung vào ba kết quả hàng đầu, chúng ta thấy rằng thứ hạng của hai kết quả trong số đó (đường màu xanh lá cây và màu tím) vẫn nhất quán theo thời gian. Cả hai trang này đều là những trang chính thức. Một trang là về trường đại học Notre Dame, và một trang về giải Điền kinh Notre Dame.
Điều này cho chúng ta biết rằng có sự quan tâm nhất quán đến hai điều này và hầu hết những người tìm kiếm đang tìm kiếm một trong hai trang web này, hoặc ít nhất là thông tin liên quan đến hai điều này.
Nhưng ở vị trí số 3, chúng ta có một trang từ Wikipedia (đường màu xanh), đang dao động rất mạnh. Đây là một bài viết khá cơ bản về nhà thờ Notre Dame. Google dường như không chắc chắn liệu điều này có phù hợp với ý định tìm kiếm hay không. Và chẳng có gì đáng ngạc nhiên khi không có trang xếp hạng nào khác nói về nhà thờ Notre Dame, mà chủ yếu là nói về trường đại học Notre Dame. Vì vậy, rõ ràng hầu hết những người tìm kiếm không tìm kiếm một trang như vậy.
Nhận định: Đây có thể là những từ khóa tốt để nhắm mục tiêu. Chỉ cần đảm bảo nội dung của bạn phù hợp với mục đích chính đằng sau truy vấn.
6.1.3. Có nhiều biến động về thứ hạng
Điều này chỉ ra một trong hai điều:
- Search intent liên tục thay đổi.
- Google đang đấu tranh để hiểu được ý định thực sự đằng sau tìm kiếm.
Và thậm chí có thể là cả hai.
Hãy xem truy vấn “mercury” sau đây:
Google dường như không biết liệu mọi người đang tìm kiếm thông tin về hành tinh Mercury hay nguyên tố thủy ngân.
Kết luận: Đây không phải là những từ khóa tuyệt vời để nhắm mục tiêu vì ý định tìm kiếm không rõ ràng.
6.2. Bước 2: Đảm bảo nội dung của bạn phù hợp với “3C của search intent”
Giờ bạn đã biết từ khóa đã chọn của mình rất hợp lý (tức là có search intent rõ ràng), nhiệm vụ tiếp theo của bạn là phân tích các kết quả tìm kiếm dựa theo “3C của search intent”.
- Loại nội dung (Content Type) (Loại nội dung)
- Định dạng nội dung (Content format) (Định dạng nội dung)
- Các góc độ tiếp cận nội dung (Content angle) (Các góc độ tiếp cận nội dung)
Hãy xem xét quá trình này một cách chi tiết hơn.
6.2.1. Loại nội dung (Content type)
Content type đề cập đến loại nội dung tổng thể trong các kết quả tìm kiếm và thường là một trong những loại nội dung sau:
- Bài viết trên blog
- Trang sản phẩm
- Trang danh mục
- Landing page
Ví dụ, hãy xem các kết quả tìm kiếm hàng đầu của “cách làm bánh flan”:
Chỉ từ tiêu đề, bạn có thể biết rằng tất cả các bài đều ở dạng bài đăng trên blog.
Bây giờ, hãy xem kết quả tìm kiếm của “mua balo nam”:
Từ tiêu đề và URL cho thấy rằng tất cả các kết quả đều là các trang danh mục thương mại điện tử.
Nếu chúng ta nhìn vào kết quả tìm kiếm của “mua iphone 13 pro max”, những gì chúng ta thấy sẽ là các trang sản phẩm:
Bởi vì truy vấn “mua iphone 13 pro max” thể hiện ý định muốn mua một sản phẩm cụ thể nên kết quả nhận được sẽ là trang sản phẩm. Khác với truy vấn “balo nam”, ý định tìm kiếm là muốn mua một loại sản phẩm, vì thế kết quả sẽ có định dạng là các trang danh mục thương mại điện tử.
Nhiệm vụ của bạn là tìm kiếm loại nội dung nổi trội nhất trong kết quả tìm kiếm, sau đó đảm bảo rằng nội dung của bạn phù hợp với loại nội dung đó.
6.2.2. Định dạng nội dung (Content format)
Content format đề cập đến định dạng của các trang xếp hạng hàng đầu. Một số định dạng phổ biến bao gồm:
- Hướng dẫn cách thực hiện
- Hướng dẫn từng bước
- Các bài đăng dạng danh sách
- Phần ý kiến
- Nhận xét
- So sánh
Ví dụ, nếu chúng ta xem kết quả của “cách làm sữa chua”, chúng ta thấy rằng hầu hết các kết quả là hướng dẫn cách thực hiện:
Mặt khác, hầu hết các kết quả của truy vấn “những địa điểm du lịch ở đà lạt” là các bài đăng dạng danh sách:
Đối với các truy vấn như “cách viết cv bằng powerpoint”, chúng ta thấy hầu hết là các hướng dẫn từng bước, như hình sau:
Khi tạo nội dung, bạn nên đi theo số đông. Nếu hầu hết các trang trên cùng là hướng dẫn cách thực hiện, hãy tạo một hướng dẫn cách thực hiện. Nếu chúng là bài đăng dạng danh sách thì hãy tạo bài đăng dạng danh sách.
Lưu ý: Các định dạng nội dung chủ yếu được áp dụng đối với các truy vấn thông tin và thăm dò ý định thương mại. Đối với các truy vấn giao dịch thì loại nội dung chủ yếu sẽ là trang sản phẩm, trang danh mục hoặc landing page. Đối với loại nội dung này thì các định dạng nêu trên sẽ không còn phù hợp nữa. Vì thế, cần chú ý xây dựng các định dạng nội dung phù hợp với loại nội dung.
6.2.3. Các góc độ tiếp cận nội dung (Content angle)
Các góc độ tiếp cận nội dung đề cập đến USP của các bài đăng và trang xếp hạng hàng đầu. Nó giúp cung cấp thông tin chi tiết về những thứ người tìm kiếm đánh giá cao khi thực hiện tìm kiếm.
Ví dụ, nếu chúng ta xem kết quả tìm kiếm của “cách làm món xôi gấc”, chúng ta có thể thấy một vài cách tiếp cận khác nhau nhưng tương tự trong kết quả. Ví dụ như:
- “xôi gấc dẻo”
- “xôi gấc thơm”
- “có màu đỏ đẹp mắt”
Nếu tìm kiếm một truy vấn giao dịch là “mua kính online”, chúng ta có thể sẽ thấy những kết quả truy vấn chủ yếu là các nhà bán lẻ đang rao giá thấp và chiết khấu ngay trong kết quả tìm kiếm. Đây là một dấu hiệu cho thấy giá cả là một điểm mấu chốt lớn đối với những người tìm mua kính online.
Việc bạn nên làm là tối ưu hóa các góc độ tiếp cận nội dung bằng cách đi theo số đông. Điều đó không có nghĩa là bạn phải sao chép chúng. Nhưng nếu tất cả kết quả đều bao gồm giá cả trong nội dung, thẻ tiêu đề và mô tả meta, trong khi đó bạn lại quảng cáo chất lượng thì điều đó sẽ không mang lại lợi ích cho bạn.
6.3. Bước 3: Lấy gợi ý từ kết quả tìm kiếm và các trang xếp hạng hàng đầu
Nếu bạn thực sự nghiêm túc về việc nhắm mục tiêu một từ khóa, bạn cần phải phân tích cả SERP và các trang xếp hạng hàng đầu một cách chi tiết hơn. Đây là cách duy nhất để thực sự hiểu những gì mọi người muốn xem và nội dung của bạn nên nói về điều gì.
Dưới đây là ba cách để thực hiện điều đó:
6.3.1. Nhìn vào hộp “People also ask” trong SERPs
Hộp “People also ask” của Google cho bạn biết những câu hỏi mà người tìm kiếm có xu hướng hỏi.
Đây là những câu hỏi mà bạn có thể muốn cung cấp câu trả lời trong nội dung của mình. Để xem thêm các câu hỏi từ hộp “People also ask”, hãy nhấp vào dấu mũ của một trong các câu hỏi liên quan. Khi bạn làm như vậy, Google sẽ biểu thị nhiều thông tin hơn. Tuy nhiên, không phải tất cả các SERP đều có ô “People also ask”.
6.3.2. Truy cập các trang xếp hạng hàng đầu
Truy cập vào các trang xếp hạng hàng đầu sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn sâu sắc nhất về search intent.
Nếu xem xét các kết quả hàng đầu của “bột protein tốt nhất”, sẽ có một số trang nói về các loại bột protein tốt nhất như whey, casein, protein trứng, protein đậu,…
Trong khi đó, một số trang khác lại nói về các sản phẩm bột protein tốt nhất như sau:
Có vẻ như đang có hai cách hiểu khác nhau về “bột protein tốt nhất”. Nếu tạo một phần nội dung về chủ đề này, bạn sẽ phải đưa ra quyết định xem góc độ nào là tốt nhất cho nội dung của bạn. Ngoài ra còn có khả năng sẽ bao gồm cả hai góc độ trong phạm vi bài viết.
Bên cạnh đó còn có một số đặc điểm khác về search intent cần được xem xét như:
- Hình ảnh và các yếu tố hấp dẫn thị giác rất quan trọng: Người tìm kiếm muốn nhìn thấy loại bột protein nào là tốt nhất.
- Các liên kết để mua rất hữu ích: Hầu hết các trang xếp hạng hàng đầu đều có các liên kết nhanh để mua bột protein từ các trang bán hàng và thương mại điện tử.
- Việc phân chia theo chế độ ăn uống là rất quan trọng: Mọi người không muốn có một danh sách chung chung về các loại bột protein tốt nhất. Họ muốn biết cái nào tốt nhất cho chế độ ăn uống cụ thể của họ.
Lưu ý: Luôn xem xét các trang xếp hạng hàng đầu trước khi tạo nội dung.
7. Kết luận
Search intent là một “yếu tố xếp hạng” quan trọng trong SEO. Nếu bạn không cung cấp cho người tìm kiếm những gì họ muốn thì bạn sẽ có rất ít cơ hội để được xếp hạng cao. Đừng cố gắng “đánh lừa” Google trong một thời gian ngắn và đẩy xếp hạng bằng một trang chất lượng thấp hoặc không phù hợp. Điều này sẽ nhanh chóng bị Google phát hiện, khi đó thứ hạng của bạn sẽ tụt dốc không phanh. Nếu bạn mong muốn được xếp hạng cao lâu dài, hãy xem việc cung cấp cho người tìm kiếm những gì họ muốn là một nhiệm vụ bắt buộc. Chắc chắn điều này sẽ giúp cải thiện xếp hạng của bạn trên Google một cách đáng kể.
8. Cập nhật những kiến thức mới về Digital marketing
8.1. Theo dõi các bài viết trên website EQVN
Để cập nhật thêm thông tin, kiến thức bổ ích khác về triển khai Digital Marketing
8.2. Tham khảo khóa học
Đến với khóa học SEO tại EQVN, học viên nhận được những lợi ích gì?
- Cập nhật những kiến thức mới nhất về SEO
- Nắm vững cách thức nghiên cứu và phân loại từ khóa
- Xây dựng nội dung bài viết chuẩn SEO
- Biết cách sử dụng các công cụ hỗ trợ hoạt động SEO
- Xây dựng chiến lược SEO tổng thể và lập kế hoạch SEO
- Triển khai SEO Onpage và SEO Offpage một cách hiệu quả
Tham khảo thông tin chi tiết Khóa học SEO – Tối ưu công cụ tìm kiếm Google
8.3. Tìm hiểu tổng quan về SEO – Tối ưu công cụ tìm kiếm Google
Để cập nhật các kiến thức mới về SEO, bạn đọc có thể tham khảo tại Chuyên mục tổng hợp bài viết về SEO – Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm
Series bài viết quan trọng:
- Tổng quan về SEO cho người mới
- Cách thức hoạt động của thuật toán Google (Google algorithm)
- Nghiên cứu từ khóa là gì? 05 số liệu từ khóa quan trọng SEOer cần biết
:
Chia sẻ bài viết này:
Giới thiệu về tác giả
EQVN là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực đào tạo Digital Marketing tại Việt Nam từ năm 2003. Là đối tác chính thức với Facebook, Google, Zalo và các đối khác trong ngành
Bài viết cùng chủ đề
Trong thế giới SEO, từ khóa đóng vai trò then chốt trong việc tối ưu hóa nội dung và cải thiện thứ hạng trên công cụ tìm kiếm. Việc lựa…
SEO (Search Engine Optimization) là một trong những công cụ mạnh mẽ nhất giúp doanh nghiệp phát triển trong kỷ nguyên số. Nhưng lợi ích của SEO không chỉ dừng…
Để làm tốt công việc tối ưu hóa tìm kiếm SEO nói chung và SEO Offpage nói riêng cho Website xuất hiện trên top tìm kiếm của Google. Người làm…
Thuật ngữ SEO ngày nay đã trở nên ngày càng phổ biến, nhưng Google trong những năm qua luôn liên tục phát triển và thay đổi thuật toán. Tại bài…
Trong thời đại số hóa ngày nay, sự tiến bộ của trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence – AI) đã tạo ra một cách tiếp cận mới trong lĩnh vực…
Đào tạo, tư vấn giải pháp và
triển khai Digital Marketing
Được thành lập vào tháng 4 năm 2003 và bắt đầu đào tạo Digital Marketing vào năm 2009. Với mục tiêu, Hỗ trợ doanh nghiệp và các cá nhân nắm bắt cơ hội và khai thác tối đa ứng dụng của Internet vào hoạt động kinh doanh.
Liên hệ chúng tôi qua mạng xã hội
Dịch vụ Digital Marketing
Chuyên mục Digital Marketing
Khóa học Digital Marketing