16 Thuật Ngữ Quảng Cáo Cần Thiết Cho Người Làm Facebook Ads
Tác giả: EQVN.NET | Chuyên mục: Facebook marketing | Ngày cập nhật: 23 - 09 - 2021
Chia sẻ bài viết này:
Trong quá trình làm quảng cáo Facebook, tôi cá là không ít người sẽ lúng túng khi đụng phải mớ thuật ngữ quảng cáo Facebook đặc biệt là các Newbie (Người mới vào nghề). Quá trình làm việc cũng sẽ không tránh khỏi việc sử dụng các thuật ngữ quảng cáo. Vậy với vai trò là một người làm quảng cáo ít nhất chúng ta cũng phải biết được các thuật ngữ quảng cáo Facebook mang ý nghĩa gì trước khi nói đến chuyện tối ưu nó.
Ở phạm vi hiểu biết, EQVN xin chia sẻ một số thuật ngữ quảng cáo Facebook để các bạn lưu ý trong quá trình triển khai Facebook Ads.
1. Múi giờ
Khi bắt đầu chạy quảng cáo Facebook chúng ta cần phải làm quen với thuật ngữ tài khoản quảng cáo. Tuy nhiên, có bao giờ bạn tự hỏi là nếu như muốn chạy cho thị trường nước ngoài thì ta chạy như thế nào?
Nếu như thật sự nghĩ như vậy thì chúc mừng bạn đã có thắc mắc hết sức hợp lý. Để giải quyết bài toán chạy quảng cáo Facebook cho thị trường nước ngoài với tính chất khác múi giờ với chúng ta, bạn sẽ cần phải biết thuật ngữ “múi giờ”.
Thuật ngữ múi giờ trong quảng cáo Facebook mang hàm ý tương tự như múi thời gian chúng ta vẫn sử dụng trên máy tính. Lấy ví dụ cụ thể:
Nếu bạn chọn múi giờ là (GMT +7:00) Asia/Ho Chi Minh thì điều này có ý nghĩa quảng cáo của bạn sẽ bắt đầu ngày mới vào lúc 0h và điều này hoàn toàn phù hợp cho thị trường Việt Nam.
Một lưu ý nhỏ trong chọn múi giờ là khi bạn kiếm tiền ở thị trường nào thì để theo múi giờ đó.
2. Reach
Bên cạnh thuật ngữ Impression để chỉ lượt hiển thị, Reach cũng là một trong những chỉ số quan trọng cho biết quảng cáo của bạn đã tiếp cận được bao nhiêu người dùng trên Facebook.
Chỉ số Reach trên Facebook càng nhiều đồng nghĩa nội dung của bạn hay, thu hút khách hàng và ngược lại. Reach được tính là tổng lượng tiếp cận của bài viết từ nhiều nguồn khác nhau như:
- Lượt tiếp cận tự nhiên – Organic reach
- Lượt tiếp cận thông qua chia sẻ – Viral reach
- Lượt tiếp cận thông qua quảng cáo – Paid reach
Xem thêm: Các chỉ số phân phối nền tảng cho một chiến dịch hiệu quả
3. Budget
Budget hay ngân sách quảng cáo là thuật ngữ dùng để ám chỉ số tiền bạn phải chi ra cho quảng cáo. Dựa vào khái niệm này ta sẽ tính toán được ngân sách chi tiêu theo ngày
Khi cài đặt quảng cáo Facebook sẽ đưa ra 2 gợi ý cho bạn:
Ngân sách mỗi ngày (Daily Budget)
Đây là khoản tiền bạn muốn chi tiêu dành cho quảng cáo trong 1 ngày. Khi bạn đặt ngân sách bao nhiêu thì Facebook sẽ tự tính toán để phân bổ cho hết số tiền đó trong vòng 24h
Ví dụ: Nếu bạn chọn ngân sách mỗi ngày là 200.000đ, Facebook sẽ tự tính toán và dùng hết 200.000đ đó trong 24 giờ.
Ngân sách trọn đời (Lifetime Budget)
Đây là loại ngân sách bạn lựa chọn để chi tiêu trong một khoảng thời gian được quy định
Ví dụ, bạn thiết lập chi tiêu là 7.000.000đ trong vòng 7 ngày, thì Facebook sẽ tự động tính toán chi tiêu sao cho hết 7.000.000đ trong 7 ngày đó.
4. Spent
Spent trong quảng cáo là hiện tượng Facebook đã tiêu tiền của bạn hay nói cách khác đã cắn tiền của bạn. Chạy quảng cáo Facebook đôi lúc bạn sẽ gặp trường hợp quảng cáo đã cài đặt xong hết chờ duyệt nhưng ngay cả khi được phê duyệt vẫn sẽ có tình trạng Facebook không cắn tiền, mẫu quảng cáo không phân phối được.
5. CPE
CPE là viết tắt của Cost Per Engagement. Đây là thuật ngữ Facebook ám chỉ phần chi phí bỏ ra cho mỗi kết quả tương tác. Theo xu hướng khi quảng cáo của bạn có nhiều lượt tương tác, Facebook sẽ giảm chi phí cho mỗi tương tác xuống.
Bất kỳ nền tảng mạng xã hội nào cũng đều ưu tiên đến trải nghiệm dùng do đó nếu như quảng cáo của bạn có nhiều lượt quan tâm, Facebook sẽ tối ưu chi phí và góp phần làm giảm chi phí CPE xuống.
Vì vậy, bạn phải luôn tìm cách để bài viết mình thật hấp dẫn người xem về mặt hình thức lẫn nội dung nhằm gia tăng tỷ lệ tương tác với bài viết của người dùng.
6. CPM
Thuật ngữ Facebook CPM (Cost Per Mile) được hiểu là chi phí cho 1000 lần hiển thị quảng cáo. Một lưu ý nho nhỏ là khi quảng cáo của bạn xuất hiện trên News Feed, hoặc cột bên phải đều tính là lượt hiển thị.
Ngoài ra thuật ngữ CPM của Facebook cũng cho biết mức độ cạnh tranh của quảng cáo đối với tệp khách hàng đó. Nói nôm na, thuật ngữ CPM trong quảng cáo Facebook sẽ cho ta biết được tập đối tượng mà bạn nhắm đến có cạnh tranh hay không. CPM càng cao chi phí để tiếp cận sẽ tăng lên và ngược lại
7. CPC
CPC (Cost Per Click) là tên viết tắt của Chi phí cho mỗi lần nhấp vào liên kết. Với phương pháp này, bạn sẽ phải trả mỗi khi ai đó nhấp vào liên kết của bạn dẫn họ đến trang web hoặc ứng dụng của bạn.
Nếu bạn đang tối ưu hóa cho các nhấp chuột liên kết, Facebook sẽ tối ưu hóa để tìm thấy những người có khả năng nhấp chuột vào quảng cáo của bạn.
CPC có thể là một lựa chọn tốt nếu mục tiêu của bạn là để gửi cho mọi người đến trang web hoặc ứng dụng của bạn.
Với CPC, bạn có thể đặt giá thầu thủ công. Giá thầu của bạn là số tiền tối đa bạn sẵn sàng trả cho mỗi nhấp vào liên kết. Ví dụ, nếu bạn đặt giá thầu của bạn đến $1, bạn sẽ không bao giờ chi tiêu nhiều hơn $1 đô la cho mỗi liên kết nhấp chuột. Trong một số trường hợp, bạn có thể chi tiêu ít hơn giá thầu của bạn. Để chọn CPC hay đặt giá thầu sử dụng, nhấp vào Show Advanced Options trong phần Ngân sách & Biểu tạo quảng cáo.
Xem thêm: 08 chỉ số quan trọng cần nắm trong đo lường quảng cáo Digital
8. Chạy bùng
Thuật ngữ “chạy bùng” dường như đã quá quen thuộc với giới chạy quảng cáo Facebook. Nói nôm na rằng đây là hình thức bạn chạy quảng cáo Facebook nhưng không thanh toán tiền cho Facebook.
Tuy nhiên, đây là trường hợp đối với các tài khoản quảng cáo được Facebook cho phép trả sau
Còn khi bị bắt buộc thanh toán ngay từ đầu bạn sẽ không thể chạy bùng được
Lưu ý: Chỉ có tài khoản Business mới được phép trả sau còn đối với tài khoản Facebook cá nhân thì Facebook sẽ buộc thanh toán trước
Chính vì có kẽ hở nên nhiều đối tượng đã lợi dụng điều này để thành lập các thẻ visa để chạy quảng cáo sau đó khi đạt ngưỡng sẽ ngưng không thanh toán cho Facebook
Lấy ví dụ: Sau khi họ đã thanh toán ngưỡng 25$ thì tài khoản họ sẽ được cho nợ lên 50$. Và lúc này, họ chạy quảng cáo lên 50$ và quỵt tiền, không thanh toán cho Facebook.
Có một thực trạng đáng buồn là các vụ vi phạm về chạy bùng xuất phát hầu hết ở thị trường Việt Nam với tỷ lệ thuộc hàng top trên thế giới. Facebook đã có những biện pháp xử lý và thắt chặt chính sách đối với những đối tượng này nhằm đảm bảo mọi hoạt động được thực hiện đúng và công bằng cho tất cả các tài khoản khác.
9. Target Audience
Đối với quảng cáo Facebook bên cạnh nội dung yếu tố đối tượng cũng là một việc hết sức lưu ý.
Vậy thì nhắm đối tượng hay còn được biết đến với tên gọi Target Audience (TA) phải đảm bảo được phân tích và lựa chọn kỹ lưỡng
Trong một số trường hợp cụ thể bạn sẽ phải dùng Audience Insight của Facebook để phân tích và lựa chọn đối tượng khách hàng cho phù hợp
Ví dụ: đối với ngành làm đẹp bạn sẽ phải nhắm đối tượng đến những người có sở thích làm đẹp.
Xem thêm: Tổng quan về đối tượng quảng cáo Facebook
10. Tài khoản quảng cáo bị gắn cờ
Cài đặt quảng cáo Facebook có đôi lần bạn sẽ gặp phải trường hợp tài khoản quảng cáo Facebook bị gắn cờ, bị khóa. Đối với trường hợp này bạn sẽ được làm quen với thuật ngữ “tài khoản quảng cáo bị gắn cờ” trong Facebook
Facebook bị gắn cờ tức là Facebook đã vô hiệu hóa tài khoản quảng cáo của bạn, bạn không thể tiếp tục thiết lập quảng cáo trừ khi tiến hành kháng nghị với Facebook.
Điều bạn phải làm tiếp theo đó là review tổng quan lại xem mình có làm điều gì vi phạm đến chính sách quảng cáo của Facebook hay không. Đối với người mới khi chưa có kinh nghiệm thì sẽ vô cùng khó khăn khi tài khoản quảng cáo Facebook bị khoá. Quá trình kháng nghị tài khoản ra sao EQVN xin được phép chia sẻ ở một bài đăng khác.
11. CTR
CTR là tên viết tắt của Click Through Rate hay còn được biết đến với cái tên tỷ lệ nhấp chuột vào. Đối với thuật ngữ này bạn sẽ có cách tính như sau
Số lần nhấp chuột / số lần hiển thị quảng cáo.
Ví dụ: Số lần hiển thị của bạn là 5000, số lần nhấp chuột là 250. Ta lấy 250/5000 = 0.05 (lấy số này nhân với phần trăm). Kết quả cuối cùng chúng ta sẽ có được CTR = 5%.
Để đánh giá được thuật ngữ CTR trong quảng cáo Facebook thông thường chúng ta sẽ dựa vào một số yếu tố khác như tiêu đề mẫu quảng cáo phải đủ hấp dẫn hay hình ảnh đi kèm theo phải thu hút, phải bắt mắt.
Xem thêm: 08 chỉ số quan trọng cần nắm trong đo lường quảng cáo Digital
12. Frequency
Một thuật ngữ khác trong quảng cáo Facebook là Frequency hay còn gọi tần suất, là số lần quảng cáo của bạn hiển thị lặp lại với đối tượng.
Ví dụ: khi tần suất là 2 điều đó có ý nghĩa là quảng cáo của bạn đặt xuất hiện lặp lại đến lần thứ 2 đối với người dùng. Tuy nhiên không phải lúc nào tần suất của bạn cũng chính xác ở mức 2 mà có khi bạn sẽ thấy ghi là 2.1, 2.2 gì đó thì có nghĩa là tần suất của quảng cáo đang có xu hướng tăng lên tuy nhiên số lần hiển thị thì cũng vẫn là 2 lần.
13. Test
Một thuật ngữ khác rất quan trọng bạn nên biết trong quá trình triển khai và tối ưu quảng cáo Facebook mà EQVN xin được phép chia sẻ đó là Test
Nếu tìm hiểu về quảng cáo Facebook, bạn sẽ nghe nhiều người nhắc đến test ads, chạy test thử, test quảng cáo hay A/B Test
Tất cả những thuật ngữ trên trong quảng cáo Facebook đều được hiểu nôm na là như thế này. Khi cài đặt quảng cáo chạy trước hết bạn cần phải có kế hoạch cho nó, tuy nhiên không một ai có thể chắc chắn rằng khi thiết lập xong quảng cáo sẽ chạy ổn định và không một chút sai sót. Vì vậy bạn luôn phải dành ra 1 khoảng ngân sách dùng để Test quảng cáo. Đối với 1 chiến dịch quảng cáo sẽ có rất nhiều yếu tố để cho bạn tiến hành test như nội dung tiêu đề mẫu quảng cáo thế nào, hình ảnh đã đủ bắt mắt hay chưa, nhắm đối tượng đã chuẩn không cần chỉnh, ngân sách được phân bổ liệu đã hợp lý, …
Một lưu ý nho nhỏ khi tiến hành test các yếu tố trong quảng cáo Facebook là khi bạn cần test yếu tố nào thì phải cố định các yếu tố còn lại
Ví dụ:
Bạn cần Test về Target Audience để có thể biết mức độ hiệu quả của nó thể nào, thế là bạn tiến hành thiết lập lên trên 2 chiến dịch A và B, khi đó bạn sẽ phải cố định các yếu tố còn lại và thay đổi Target, có như vậy bạn mới biết được liệu đối tượng nào là phù hợp.
14. Giới hạn chi tiêu cho chiến dịch
Giới hạn chi tiêu của chiến dịch là giới hạn có thể điều chỉnh tổng số tiền mà chiến dịch quảng cáo có thể chi tiêu. Hay nói cách khác, giới hạn chi tiêu là mức ngân sách được đặt ra cho một chiến dịch quảng cáo. Giới hạn này có thể thay đổi để quảng cáo của bạn không bị ngừng chạy bằng cách cập nhật hoặc gỡ giới hạn. Việc đặt giới hạn chi tiêu giúp bạn kiểm soát chi phí và đảm bảo không chi tiêu vượt mức mong muốn. Giới hạn chi tiêu sẽ không làm ảnh hưởng đến việc phân phối hay hiệu quả của quảng cáo.
Ví dụ: bạn tạo một chiến dịch mới và đặt mức giới hạn là 66.661.00$. Thì khi các nhóm quảng cáo và quảng cáo trong chiến dịch chạy đạt đến mức 66.661.00$ sẽ tự động ngưng chạy. Và khi đó bạn sẽ nhận được thông báo từ Facebook để có thể quyết định tiếp tục hay ngưng chạy quảng cáo.
15. Chiến lược giá thầu
Chiến lược giá thầu của Facebook hỗ trợ để bạn thu được kết quả kinh doanh có thể đo lường mà bạn quan tâm. Tùy thuộc vào kết quả mà bạn mong muốn từ chiến dịch, điều quan trọng là chọn chiến lược giá thầu phù hợp nhất với KPI chính hoặc cách bạn đo lường sự thành công. Chiến lược giá thầu được đưa ra 3 cách: theo chi tiêu, theo mục tiêu và theo thủ công. Mỗi cách sẽ có một mục đích khác nhau như: theo chi tiêu mục đích sẽ là tập trung vào việc chi tiêu toàn bộ ngân sách và thu được nhiều giá trị hoặc kết quả nhất có thể. Đối với giá thầu theo mục tiêu là đặt ra mức chi phí hoặc giá trị bạn muốn đạt được. Và giá thầu theo thủ công sẽ kiểm soát số tiền bạn có thể đặt thầu tại cuộc đấu giá quảng cáo.
Để đánh giá chiến lược nào mang lại hiệu quả nhất cho chiến dịch, trước hết bạn cần xác định mục tiêu tổng thể trên Facebook và KPI chính.
Xem thêm: Facebook ra mắt chiến lược giới hạn giá thầu mới
16. Lượt click ra ngoài
Là thuật ngữ cho biết số lượt click vào liên kết sẽ đưa mọi người ra khỏi các tài sản của Facebook. Nếu một người nào đó nhấp từ một trải nghiệm toàn màn hình (chẳng hạn như bộ sưu tập hoặc Canvas) để tới trang đích nằm ngoài các tài sản của Facebook, thì thao tác nhấp này sẽ được báo cáo là một lượt click ra ngoài.
Ví dụ: khi một người nào đó nhấp vào quảng cáo Canvas bên dưới, một trải nghiệm toàn màn hình sẽ mở ra nơi người đó có thể cuộn qua nội dung và hình ảnh. Facebook tính lượt click vào quảng cáo trong Bảng tin là một lượt click vào liên kết và lượt click tiếp theo từ trong trải nghiệm toàn màn hình đó dẫn tới trang web của nhà quảng cáo là một lượt click ra ngoài.
Trên đây là những thuật ngữ cơ bản trong quảng cáo Facebook. Việc nắm rõ những thuật ngữ này giúp bạn dễ dàng trong việc tiếp nhận những kiến thức về Facebook. Không chỉ tiếp nhận dễ dàng kiến thức, ý nghĩa quan trọng nhất của việc thấu hiểu các thuật ngữ là để bạn có thể triển khai quảng cáo Facebook (set up quảng cáo, tối ưu, đo lường,…) một cách hiệu quả nhất, thậm chí giúp bạn nói chuyện “có nghề” hơn khi giao tiếp với các đồng nghiệp chạy quảng cáo.
:
Chia sẻ bài viết này:
Giới thiệu về tác giả
EQVN là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực đào tạo Digital Marketing tại Việt Nam từ năm 2003. Là đối tác chính thức với Facebook, Google, Zalo và các đối khác trong ngành
Bài viết cùng chủ đề
Quảng cáo Facebook luôn cung cấp đa dạng các tùy chọn khác nhau để quảng cáo phát huy hiệu quả tốt, nhưng không thể phủ nhận rằng Facebook Carousel luôn…
Trong quá trình sử dụng Facebook, nếu bạn đã từng gặp phải trường hợp bỗng dưng bị xác minh danh tính, đăng nhập vào tài khoản là bị bắt xác…
Chức năng Facebook Targeting cho bài viết là gì? Trang Facebook của bạn đã có lượng tương tác tốt chưa? Bạn có muốn biết cách tăng lượng tương tác trong…
Facebook nâng cấp nút like thành bộ biểu tượng cảm xúc Reactions trên Facebook với 5 nút biểu cảm mới bao gồm: Love (Yêu), Haha (Vui vẻ), Wow( Bất ngờ), Sad…
Trong thời đại số hóa hiện nay, quảng cáo trên mạng xã hội, đặc biệt là Facebook, đã trở thành một công cụ không thể thiếu cho các doanh nghiệp…
Đào tạo, tư vấn giải pháp và
triển khai Digital Marketing
Được thành lập vào tháng 4 năm 2003 và bắt đầu đào tạo Digital Marketing vào năm 2009. Với mục tiêu, Hỗ trợ doanh nghiệp và các cá nhân nắm bắt cơ hội và khai thác tối đa ứng dụng của Internet vào hoạt động kinh doanh.
Liên hệ chúng tôi qua mạng xã hội
Dịch vụ Digital Marketing
Chuyên mục Digital Marketing
Khóa học Digital Marketing
Chuyên mục Doanh nghiệp