88 ý tưởng để tạo nội dung cho bài viết, hình ảnh hoặc video

Tác giả: EQVN.NET | Chuyên mục: | Ngày cập nhật: 11 - 12 - 2020

Bài viết này hữu ích cho bạn không?
88 ý tưởng để tạo nội dung cho bài viết, hình ảnh hoặc video EQVN Blog – Tạo dựng nội dung mới, hấp đẫn đều đặn theo một lịch trình là một công việc không phải dễ thực hiện. Nội dung mới không những hỗ trợ cho chiến lược SEO mà còn thể hiện mặt social của bạn: bạn tích cực, có mặt và tương tác trong ngành kinh doanh và…
3.5 1 5 2
0 / 5 3.5

Your page rank:

Designer's Desk with Architectural Tools and Notebook

Chia sẻ bài viết này:

EQVN Blog – Tạo dựng nội dung mới, hấp đẫn đều đặn theo một lịch trình là một công việc không phải dễ thực hiện. Nội dung mới không những hỗ trợ cho chiến lược SEO mà còn thể hiện mặt social của bạn: bạn tích cực, có mặt và tương tác trong ngành kinh doanh và trong cộng động địa phương. Đó còn là cơ hội lớn để bạn đưa ra những thông tin mới và hữu ích cho khách hàng hiện tại lẫn khách hàng tiềm năng.

Dù vậy, các công ti đang gặp phải khó khăn để cho ra được những quan điểm, ý tưởng mới.  Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một danh sách những ý tưởng cho bài viết trên blog, hình ảnh hoặc video.

Lý tưởng là bạn lên kế hoạch cho nội dung sắp tới bằng một lịch phân bổ nội dung và chừa khoảng trống trong đó dành cho các sự kiện khác. Lịch phân bổ nội dung giúp bạn có một lịch trình cụ thể cho nội dung mới, và có nội dung sự phòng hỗ trợ khi cảm thấy mất nguồn cảm hứng.

Một vài ý tưởng trong bài viết này có thể sử dụng trong những chuyên mục khác (ví dụ ý tưởng cho video có thể cũng làm được cho bài viết cho blog) vì vậy tác giả sẽ cố tránh trùng lặp ý tưởng giữa các mục với nhau.

Không dài dòng nữa, và đây là 88 ý tưởng truyền cảm hứng cho nội dung mới bạn có thể dùng để hỗ trợ cho công việc.

1. Ý tưởng cho bài viết blog

Ý tưởng cho bài viết trên Blog

Ý tưởng viết Blog

  1. Bài viết trên báo địa phương – hãy tóm tắt lại và thêm suy nghĩ của riêng bạn vào những gì đang diễn ra trong địa phương.
  2. Đặt câu hỏi trên social – mọi người đang nói với bạn hay đối thủ điều họ muốn biết  là gì?
  3. Bình luận trên các bài viết trước đó của bạn.
  4. Quora.com – điều gì đang diễn ra, được bàn tán liên quan đến sản phẩm, dịch vụ hay ngành kinh doanh của bạn?
  5. Các chương trình nói chuyện trên sóng radio địa phương – viết về những chủ đề đang được thảo luận trong cộng đồng; không phải đứng theo quan điểm chính trị mà phát biểu nhưng bạn thể đặt những câu hỏi và tạo ra tương tác ngay trên blog của bạn.
  6. Trả lời những câu hỏi của khách hàng đăng trên blog.
  7. Các sự kiện cộng đồng hàng năm – viết về dự định tham gia của bạn như thế nào và đâu là nơi có thể gặp được khách hàng tiềm năng.
  8. Cách sử dụng độc đáo sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn – viết theo kiểu chúng được sử dụng cách khác lạ, vui vẻ hay sáng tạo.
  9. Lật tẩy những chuyện bí ẩn hay những quan niệm không chính xác.
  10. Các nguồn tài nguyên khác – sưu tầm một danh sách thú vị và hữu ích cho người đọc gồm các bài báo, video, website … trong ngành (miễn đó không phải là của đối thủ).
  11. Tóm tắt lại và chia sẻ tin tức trong nước và quốc tế về các nhà cung cấp và nhà sản xuất.
  12. Tin tức trong ngành – sử dung Google Alerts để lấy tin tức trong ngành và viết thành một bài viết dạng điểm báo thường xuyên.
  13. Giải quyết một vấn đề chung – viết về (những) vấn đề mà sản phầm/dịch vụ của bạn có thể giải quyết.
  14. Nói chuyện với nhà cung cấp – họ có sản phẩm sắp ra mắt? Hay cải tiến sản phẩm? Viết những gì mới nhất về họ.
  15. Lượm lặt tin hot trong ngành trên LinkedIn Group.
  16. Case study – chia sẻ thành công với khách hàng.
  17. Tạo hồ sơ nhà cung cấp/nhà sản xuất/nhân vật quan trọng trong ngành – nói cho mọi người biết những người và công ti mà bạn cùng hợp tác cũng như lí do vì sao.
  18. Sử dụng Google Analytics Keyword Tool để tìm ra những từ khóa nào đang được người dùng để vào website của bạn và tạo nội dung cho những từ khóa này.
  19. Xem lại  những chủ đề hot hoặc những con số trong ngành từ các năm trước và viết một bài xung quanh ý “Bây giờ chúng ở đâu?”.
  20. Nghiên cứu – viết một đánh giá ngắn về một nghiên cứu hoặc whitepaper gần đây trong ngành.
  21. Trích dẫn các câu nói – tìm và lập danh sách các câu nói của các nhân vật lớn trong ngành; có thể tìm thêm trên QuoteGarden.com hoặc BrainyQuote.com.
  22. Theo dõi những bài viết trên mạng và viết một bài viết cám ơn cho ai đó vì đã có ý kiến tích cực cho bạn; tạo liên kết đến nội dung đó hoặc nhúng liên kết vào blog của bạn.
  23. Viết về những cải tiến dịch vụ bạn đang thực hiện.
  24. Viết về người nổi tiếng (ví dụ như Kim Kardashian và 10 điều về thức ăn có lợi cho sức khỏe).
  25. Chia sẻ những ý tưởng hay nhất mà bạn có sau khi tham gia một sự kiện trong ngành.
  26. Tìm kiếm tin tức hot trên Digg hay Reddit về những điều bạn quan tâm để viết bài.
  27. Viết về một điều gì đó bạn rút ra được trong tuần hay trong tháng này.
  28. Sáng tạo nội dung theo chủ đề theo các ngày khác nhau trong tuần, đảm bảo nội dung đồng đều giữa các chủ đề.
  29. Thử dùng dịch vụ như BagtheWeb.com để lấy ý từ những bài viết liên quan đến chủ đề của bạn.
  30. Biên soạn lại những bài viết cũ thành từng nhóm liên quan chặt chẽ với nhau và viết những bài tóm tắt chứa những liên kết đưa người đọc đến những bài viết này.
  31. Vào những trang cung cấp bài viết như Constant Content xem những người khác viết gì liên quan đến ngành của bạn.
  32. Thực hiện lệnh tìm kiếm tiêu đề những bài viết phổ biến của bạn và xem những gợi ý mà bộ máy tìm kiếm đưa ra.
  33. Vào website của đối thủ – vẫn còn nhiều website sử dụng meta keywords, mặc dù chúng không còn nhiều giá trị làm SEO. Dựa trên những từ khóa họ dùng ta có thể biết ta thiếu từ khóa nào. Để xem những từ khóa này, đơn giản bạn chỉ việc nhấp chuột phải trên một trang nào đó và chọn “View Source”.
  34. Tái sử dụng video bằng cách chuyển chúng lại thành một bài viết.
  35. Đọc những đánh giá về sản phẩm/dịch vụ của đối thủ, lấy ra những than phiền của khách hàng và viết một bài nêu lên sản phẩm của bạn có thể giải quyết vấn đề đó như thế nào, dĩ nhiên không đề cập thực sự đến nhũng đánh giá của đối thủ.
  36. Tóm tắt những bài viết dài, phức tạp thành những bài viết ngắn, dễ đọc hơn và liên kết đến phiên bản dài để có thêm thông tin.
  37. Kể một câu chuyện hấp dẫn bằng cách liên hệ bài học từ bài viết của bạn với một câu chuyển cổ tích. Dựa theo cốt truyện để diễn giải bài viết của bạn với người đọc.
  38. Hỏi ý kiến phản hồi về những tính năng mới hay dịch vụ mới mà bạn sắp đưa vào dây chuyền – bằng cách này bạn không những có thêm nội dung cho blog mà còn có thêm ý kiến từ những người có hiểu biết trong công việc kinh doanh của bạn.

2. Ý tưởng cho hình ảnh (để đăng lên social hoặc blog)

Các ý tưởng cho hình ảnh

ý tưởng cho hình ảnh

  1. Các hoạt động từ thiện/người gây quỹ cứu trợ – bạn có thể có được ảnh hưởng tích cực trong cộng đồng khi giúp đỡ các tổ chức từ thiện mang thông điệp, sự kiện của họ trải rộng ra thế giới, và bạn có nguồn nội dung tuyệt vời là hình ảnh để quảng bá.
  2. Ảnh tham gia sự kiện, hoạt động thương mại trong ngành.
  3. Các sự kiện thế giới liên quan đến sản phẩm hay dịch vụ của bạn – cách Starbucks dùng hình ảnh các hạt cà phê được trồng và thu hoạch trên khắp thế giới là một ví dụ điển hình.
  4. Chụp ảnh người trúng thưởng cuộc thi ngay tại cửa hàng.
  5. Chụp hoặc chia sẻ ảnh các nhóm thể thao địa phương, các tổ chức, sự kiện mà bạn có tài trợ.
  6. Ảnh người dùng sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn.
  7. Tạo biểu đồ hoặc đồ thị hướng dẫn sử dụng chung cho sản phẩm/dịch vụ của bạn.
  8. Ảnh nhân viên – cho mọi người thấy gương mặt những người làm nên thành công cho công ti của bạn.
  9. Tạo biều đồ hoặc infographic dựa trên những thống kê gần đây trong ngành.
  10. Chụp ảnh màn hình các cuộc nói chuyện trên Twitter – nếu bạn thấy có cuộc nói chuyện trên những đề tài hot giữa những influencer trong ngành, hãy chụp chúng lại và bắt đầu cuộc nói chuyện của bạn.
  11. Sử dụng ảnh chụp các cảnh trong video trên các kênh khác mà bạn có.
  12. Tìm trên Google Images và Flickr xem có những từ khóa nào đem lại lượng truy cập vào blog của bạn và xem những người khác đang làm gì với các hình ảnh với những chủ đề này.
  13. Follow những người truyền cảm hứng trong ngành và chia sẻ hình ảnh của họ – dùng hình ảnh của họ để tạo thành nội dung cho bạn.
  14. Chuyển FAQs thành hình ảnh, mỗi một FAQ thành một ảnh và đăng đều đặn lên các kênh social.
  15. Dùng Google Analytics để xem người dùng tìm kiếm điều gì đã dẫn họ vào website của bạn và tạo ra những hình ảnh cho các chủ để này nhằm thu hút nhiều người hơn.
  16. Tái sử dụng lại một trong những bài viết hay nhất của bạn dưới dạng một chuỗi các hình ảnh.
  17. Những câu chuyện hấp dẫn trên Facebook – đăng nhập vào Facebook để xem những hình ảnh nào do đối thủ và những influencer trong ngành đăng lên có tương tác nhiều nhất.
  18. Tìm trên Yahoo Answer những câu hỏi liên quan trong ngành chưa được trả lời và tạo hình ảnh trả lời cho các câu hỏi đó.
  19. Tạo hình ảnh mô tả luật và nội qui trong công ti của bạn.
  20. Kỉ niệm hoạt động công ti bằng cách đăng lên hình ảnh công ti trong những năm qua.
  21. Nghĩ ra ý tưởng cho mỗi tấm ảnh là khởi nguồn cho một chuỗi tiếp theo và dần dần xây dựng chúng thành một câu chuyện từ những hình ảnh và ảnh chụp khác.
  22. “Photoshop” cho những hình ảnh hiện có (ảnh thuộc quyền sở hữu của bạn) để tạo ra các memes hoặc nội dung độc đáo, hữu ích và vui nhộn.
  23. Dùng Pinterest để xem loại ảnh nào thì thích hợp với bạn.
  24. Thực hiện cuộc thi “Thử thách 30 ngày” trong công ty và đăng lên đều đặn hình ảnh tiến độ công việc của nhân viên và quá trình quản lí.

Artboard 37 copy 6@4x-100

3. Ý tưởng làm nội dung cho video (để đăng lên social hoặc nhúng vào blog)

  1. YouTube – tạo video đáp trả lại một video nổi tiếng liên quan đến sản phẩm hoặc ngành kinh doanh của bạn.
  2. Đánh giá một cuốn sách hoặc video – ghi lại đánh giá của riêng bạn về một cuốn sách hoặc video nổi tiếng trong ngành của bạn.
  3. Ghi lại một danh sách 5 đến 10 điều diễn ra trong địa phương hoặc trong ngành và thêm vào các liên kết dẫn đến nguồn thông tin thêm khi biên tập chúng.
  4. Dùng SurveyMonkey hoặc Google Docs để làm khảo sát trên người đọc/khách hàng và tạo thành video chia sẻ những phản hồi đó.
  5. Tìm một vị khách – nhờ một ai đó trong địa phương tham gia vào video và thực hiện  phỏng vấn với họ.
  6. Xem xét lại những video cũ nhưng nổi tiếng – mở rộng những video cũ với các tin tức và cập nhật mới liên quan đến chủ đề.
  7. Tạo video ghi hình quá trình sản phẩm ra đời như thế nào, hoặc một ngày tiêu biểu nơi công ti của bạn.
  8. Tập trung vào khách hàng – ghi lại một video có những yếu tố vui nhộn về khách hàng: ví dụ như đoạn này là khách hàng địa phương, đoạn này là những doanh nhân, đoạn này lại là khách hàng vào website ít nhất hai lần trong tháng … Bạn có thể dùng phần mềm ghi màn hình như Snagit để làm việc này.
  9. Tạo video dự đoán một điều gì đó trong ngành bạn kinh doanh.
  10. Dùng Google Hangout nói chuyện với một vài nhà cung cấp, nhà sản xuất hoặc các liên hệ công việc khác và thảo luận những FAQs của khách hàng, sau đó đăng lên YouTube.
  11. Vào xem video của đối thủ để lấy từ khóa họ dùng cho video làm ý tưởng cho bạn.
  12. Tạo một video vui về cách “không” nên dùng sản phẩm của bạn. Tham khảo thêm tại đây Rona’s “How to Do It Wrong” campaign.
  13. Cám ơn công khai đến khách hàng vì những bình luận trên social – tạo video gồm những bình luận hay nhất bạn nhận được trên social trong tuần/tháng đó.
  14. Tạo video trả lời cho những câu hỏi trên social.
  15. Thử Mind Mapping (Bản đồ tư duy) – nhập một vài chủ đề video phổ biến vào MindMeister.com và xem có gì hiện ra.
  16. Giải thích nội dung một bản tin hiện thời có ý nghĩa như thế nào đối với khách hàng.
  17. Phỏng vấn những khách hàng thú vị – có thể là khách hàng ở xa nhất đến với bạn, người trẻ nhất, người lớn tuổi nhất, khách hàng trung thành nhất, khách hàng năng nổ nhất …
  18. Kiểm tra trên TheAdFeed.com hoặc AdsOfTheWorld.com để biết những video nào đang phổ biến và vì sao.
  19. Tạo video hướng dẫn hoặc how-to.
  20. Những câu hỏi và trả lời Q&A trong các buổi webinar – tạo video trả lời những câu hỏi trong các buổi webinar hoặc hội nghị bạn có tham gia.
  21. Thu thập câu hỏi của khách hàng và tạo video thảo luận lại những phản hồi – đăng câu hỏi lên Google+ hoặc Facebook để xem những follower khác nói gì.
  22. Tạo video “Mẹo nhanh” hoặc “5 điều bạn chưa biết về X” …
  23. Tham gia trên các diễn đàn trong ngành để biết loại câu hỏi nào người dùng đang muốn biết, sau đó tạo video đề xuất giải pháp.
  24. Tạo những cuộc gặp gỡ địa phương, seminar và tạo video dựa trên những điểm nổi bật rút ra từ đó.
  25. Đánh giá hoặc làm demo những sản phẩm liên quan có thể hữu ích cho khách hàng.
  26. Tạo những video ngày lễ để giới thiệu nhân viên và gửi lời chúc của họ đến khách hàng. Sử dụng SocialBro.com để xem khách hàng ở các nơi khác nhau quan tâm đến những sự kiện đặc biệt nào.

Một vài ý tưởng ở đây liên quan đến những gì diễn ra trong khu vực địa phương của bạn – ngay cả khi chúng không liên quan trực tiếp đến công việc kinh doanh, thì cũng cho thấy bạn là một phần năng động trong cộng đồng. Các ý tưởng khác sẽ cho bạn góc nhìn và gắn kết  chủ đề với công việc bạn đang thực hiện.

Điểm chính yếu ở đây đó là bạn không cần phải sáng chế lại bánh xe, làm việc miệt mài trên trang giấy trắng hàng giờ để nghĩ ra gì đó để viết. Những ý tưởng và nội dung hiện tại có thể là cảm hứng cho nội dung mới mà không lo ngại là đạo văn hoặc là thông tin cũ, miễn là bạn sáng tạo với chúng!

EQVN Lược  dịch

Vui lòng ghi rõ nguồn http://eqvn.net khi đăng lại nội dung này

 

:

Bài viết này hữu ích cho bạn không?
0 / 5 3.5

Your page rank:

Chia sẻ bài viết này:

Giới thiệu về tác giả

EQVN là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực đào tạo Digital Marketing tại Việt Nam từ năm 2003. Là đối tác chính thức với Facebook, Google, Zalo và các đối khác trong ngành

Bài viết cùng chủ đề

Các yếu tố ảnh hưởng đến công cụ tìm kiếm

Theo ước tính hiện tại có hàng trăm yếu tố ảnh hưởng đến công cụ tìm kiếm và thành công của một chiến dịch SEO. Tuy nhiên dù là hàng…

Logo chữ đỏ EQVN.NET kích thước vuông

[Ebook] Tài liệu SEO của Google

Nếu bạn mới bắt đầu làm quen với Search Engine Optimization (SEO) thì việc tìm được 1 tài liệu hay và đúng đắn là rất quan trọng. Dưới đây là tài…

topic cluster

Topic Cluster Là Gì? Hướng Dẫn Triển Khai Topic Cluster Cho Website

Topic Cluster là xu hướng sản xuất content chất lượng và cực kỳ hiệu quả trên website về mặt SEO nói riêng và về mặt thu hút khách hàng nói…

yếu tố ảnh hướng thứ hạng website

Thứ Hạng Website Trên Google – 11 Yếu Tố Quan Trọng Ảnh Hưởng

Đối với SEO-er, một trong những nhiệm vụ quan trọng cần phải thực hiện đó là cải thiện thứ hạng website trên công cụ tìm kiếm, phổ biến nhất là…

Thẻ tiêu đề – Title tag là gì? Có vai trò như thế nào trong SEO?

Title tag- thẻ tiêu đề của một trang web là một tín hiệu để Google xếp hạng trang web và tạo ấn tượng đầu tiên với người dùng hỗ trợ…

logo eqvn

Đào tạo, tư vấn giải pháp và
triển khai Digital Marketing

Được thành lập vào tháng 4 năm 2003 và bắt đầu đào tạo Digital Marketing vào năm 2009. Với mục tiêu, Hỗ trợ doanh nghiệp và các cá nhân nắm bắt cơ hội và khai thác tối đa ứng dụng của Internet vào hoạt động kinh doanh.

Liên hệ chúng tôi qua mạng xã hội

Dịch vụ Digital Marketing

dịch vụ DM2@3x-8
Dịch vụ Digital Marketing

Nội dung cơ bản đến nâng cao nhằm giúp bạn ứng dụng thành thạo các kênh truyền thông phổ biến trên Internet: Facebook, Google Ads, SEO...

seo
Dịch vụ SEO

Chương trình đem đến cho CEO, Quản lý ... giải pháp Quản trị trong hoạt động truyền thông số trong doanh nghiệp, như lập kế hoạch, đo lường,...

Khóa học Digital Marketing

digital marketing
Chuyên viên Digital Marketing

Nội dung cơ bản đến nâng cao nhằm giúp bạn ứng dụng thành thạo các kênh truyền thông phổ biến trên Internet: Facebook, Google Ads, SEO...

seo
Khóa học SEO

Chương trình có tính hệ thống cao, được thiết kế bởi các đối tác và chuyên gia đầu ngành. Giảng viên giàu kinh nghiệm thực tế, từ các Digital Agency tốt nhất tại Việt Nam. Cam kết chất lượnghỗ trợ triển khai sau đào tạo

inhouse
Đào tạo tại doanh nghiệp

Song song với các chương trình đào tạo tập trung về Digital Marketing, EQVN đặc biệt thiết kế riêng chương trình đào tạo tại chỗ dựa trên yêu cầu của doanh nghiệp (Inhouse Training).

Đăng ký tải tài liệu Tổng quan Digital Marketing cho người mới bắt đầu