[the_ad_group id="276"]

Mục Tiêu SMART Là Gì? Ví Dụ Về Mục Tiêu SMART Thực Tế Hay Nhất

Tác giả: EQVN.NET | Chuyên mục: | Ngày cập nhật: 12 - 10 - 2022

Bài viết này hữu ích cho bạn không?
Mục Tiêu SMART Là Gì? Ví Dụ Về Mục Tiêu SMART Thực Tế Hay Nhất Một trong những phương pháp xây dựng mục tiêu hiệu quả nhất là áp dụng mô hình SMART. Vậy mô hình này là gì? Có đặc điểm gì nổi bật mà tại sao lại được áp dụng rộng rãi? Hãy cùng EQVN tìm hiểu ngay cách thiết lập mục tiêu SMART ngay tại bài viết…
5 1 5 1
0 / 5 5

Your page rank:

Mục tiêu SMART của doanh nghiệp

Chia sẻ bài viết này:

Một trong những phương pháp xây dựng mục tiêu hiệu quả nhất là áp dụng mô hình SMART. Vậy mô hình này là gì? Có đặc điểm gì nổi bật mà tại sao lại được áp dụng rộng rãi? Hãy cùng EQVN tìm hiểu ngay cách thiết lập mục tiêu SMART ngay tại bài viết này nhé!

 

EQVN là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực đào tạo Digital Marketing từ năm 2009 và là đối tác chính thức của Facebook và Google. Với kinh nghiệm hơn 19 năm giảng dạy, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức Digital Marketing và kiến thức về quản trị doanh nghiệp mới nhất và hữu ích nhất! Tìm hiểu thêm về EQVN tại đây nhé!

 

1. Mô hình SMART là gì?

Mục tiêu SMART

Mô hình SMART (hay còn gọi là mô hình mục tiêu SMART) là mô hình dùng để thiết lập và đánh giá mục tiêu hiệu quả, giúp mục tiêu đáp ứng 5 tiêu chí sau: 

  • Specific (Cụ thể)
  • Measurable (có thể Đo lường được) 
  • Achievable (Tính khả thi) 
  • Relevant (Sự liên quan) 
  • Time-Bound (Thời hạn đạt được mục tiêu)

Đây là mô hình giúp mục tiêu hoàn chỉnh nhất có thể, giúp người thiết lập dễ dàng nhận ra những đặc điểm khả thi và thiếu sót trong mục tiêu của mình, từ đó đưa ra hướng cải thiện và phấn đấu hoàn thành những gì đã đề ra.

2. Tầm quan trọng khi áp dụng mục tiêu SMART

Sau khi đã hiểu về định nghĩa của mô hình SMART, câu hỏi tiếp theo mà bạn có thể đặt ra là “Mô hình SMART có lợi ích gì? Áp dụng mô hình SMART thì sẽ được gì?”. Dưới đây là những lợi ích mà mục tiêu SMART mang lại.

2.1. Mục tiêu đề ra rõ ràng hơn

Thông thường, nếu không có những căn cứ hay cơ sở trước khi đặt mục tiêu, những mục tiêu đó sẽ vẫn còn mơ hồ và không có tính khả thi, không chắc chắn có thể thực hiện được trong thực tế.

Tuy nhiên, với mô hình mục tiêu SMART, những vấn đề này sẽ được giải quyết. Với những chuẩn mực được đặt ra về tính khả thi và đo lường mức độ hoàn thành mục tiêu, mục tiêu mà bạn đề ra chắc chắn sẽ rõ ràng và cụ thể hơn, thúc đẩy khả năng hoàn thành hơn.

2.2. Tăng mức độ phù hợp, chính xác của mục tiêu

Mục tiêu khác với ước mơ ở điểm mục tiêu chắc chắn có thể thực hiện được, ngược lại, tính khả thi của ước mơ lại không chắc chắn. Vì vậy, mục tiêu đi kèm với khả năng có thể hoàn thành, và thiết lập mục tiêu SMART sẽ ngày càng thúc đẩy tính hiệu quả và phù hợp của mục tiêu nhờ tiêu chuẩn đã được liệt kê rõ trong mô hình.

2.3. Cải thiện tính đo lường của mục tiêu

Trong quá trình thiết lập mục tiêu SMART, yếu tố đo lường (Measurable) được xem là tiêu chuẩn trong mô hình. Những câu hỏi mà bạn cần nghĩ tới khi xét về yếu tố này là “Cần phải đạt được điều gì? Những chỉ số nào là đạt chuẩn? Kết quả như thế nào mới được xem là hoàn thành?” … và còn rất nhiều câu hỏi khác. Việc áp dụng mục tiêu SMART sẽ giúp bạn cải thiện mức độ đo lường hiệu quả trong những việc bạn làm và thúc đẩy sự thành công của việc hoàn thành mục tiêu.

2.4. Phù hợp với mục tiêu của công ty

Mỗi phòng ban trong doanh nghiệp đều có một mục tiêu riêng. Vì vậy, đôi khi những mục tiêu của riêng từng phòng ban sẽ có thể không phù hợp với mục tiêu chung của doanh nghiệp.

Yếu tố liên quan (Relevant) của mô hình SMART sẽ giúp liên kết những mục tiêu riêng của từng phòng ban với mục tiêu chung của doanh nghiệp. Đây được xem như một sợi dây gắn kết giúp doanh nghiệp gia tăng sức mạnh thực hiện các mục tiêu to lớn trong kế hoạch marketing của mình.

2.5. Tăng hiệu suất làm việc của nhân viên

Đối với mô hình SMART, nhân viên sẽ có định hướng trong quá trình làm việc để hướng tới một mục tiêu chung và hoàn thiện kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp. 

Khi đặt mục tiêu theo mô hình SMART, các kết quả làm việc của nhân viên được đo lường và đánh giá chính xác. Họ có thể kết nối công việc và hiểu rõ những điều mình làm được đang đóng góp vào thành công chung của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các đầu công việc của họ có giới hạn thời gian, tuy những giới hạn đó sẽ tạo cảm giác áp lực nhưng cũng giúp họ đạt được hiệu suất công việc tốt hơn

3. Cách thiết lập mục tiêu SMART

Thiết lập mục tiêu SMART đúng cách sẽ góp phần thúc đẩy đạt được các mục tiêu mà doanh nghiệp hướng đến. Dưới đây là quy trình thiết lập mục tiêu SMART một cách hiệu quả nhất.

thiết lập mục tiêu SMART

Cụ thể (Specific)

Khi xây dựng mục tiêu SMART, bạn cần đảm bảo mục tiêu đề ra cần phải rõ ràng nhất có thể.

Ví dụ: “Tăng sự nhận thức của khách hàng về thương hiệu” không phải là mục tiêu đáp ứng mô hình SMART bởi mục tiêu này khá chung chung và không cụ thể. Với mục tiêu SMART, bạn có thể làm rõ hơn bằng cách đặt ra những câu hỏi như: “Tăng thêm được bao nhiêu % khách hàng biết về thương hiệu?”, “Điều gì chứng minh việc thương hiệu của doanh nghiệp đã được đẩy mạnh?”. 

Bên cạnh đó, không thể không đề cập đến các chỉ số KPI để đo lường hiệu quả hoàn thành mục tiêu. Bạn có thể lồng ghép các chỉ số mà mình muốn đạt được và cải thiện các chỉ số cũ như thế nào để dễ dàng theo dõi hiệu suất. Những chỉ số thông dụng mà bạn có thể quan tâm là lưu lượng truy cập website, tỷ lệ chuyển đổi,…

Hãy tránh những mục tiêu chung chung như “Tăng lưu lượng truy cập website”. Thay vào đó, bạn hãy đưa ra ít nhất một con số để giúp mục tiêu đó trở nên cụ thể và đáp ứng với mô hình SMART.

Ví dụ: Một mục tiêu SMART có thể là: “Tăng số lượng người ghé thăm website lên 10% so với tháng trước”. 

Đo lường được (Measurable)

Trong quá trình xây dựng mục tiêu SMART, đo lường được là yếu tố không thể bỏ qua. Nói một cách cụ thể, khi thiết lập mục tiêu, để có thể đo lường mức độ hiệu quả trong việc thực thi thì bạn cần đề ra số liệu cụ thể để có thể so sánh và đối chiếu, yếu tố Measurable chính là yếu tố nhằm phục vụ mục đích này.

Ví dụ: mục tiêu SMART đáp ứng yếu tố Measurable là “Tăng lưu lượng truy cập vào website từ 3000 lên 3500 người so với tháng trước”.

Tính khả thi (Achievable) 

Một mục tiêu nên mang tính khả thi, nghĩa là có thể thực hiện được. Khi đặt mục tiêu, bạn cũng nên chú ý rằng người thực thi mục tiêu có đủ khả năng để hoàn thành công việc đó hay không. Chỉ số KPI mà bạn hướng đến cũng nên thực tế và dựa vào những kết quả đã đạt được trong khoảng thời gian trước. Đó là lý do trước khi thiết lập mục tiêu SMART, bạn sẽ cần phải nghiên cứu và phân tích những dữ liệu trong quá khứ, từ đó thiết lập những con số thiết thực để có thể hiện thực hoá mục tiêu mà bạn đang theo đuổi.

Ví dụ: Nếu số lượng khách hàng tiềm năng là 1000 khách trong tháng trước, thì tháng này mục tiêu số lượng khách hàng tiềm năng là 2000 sẽ khả thi hơn con số 4000.

Tính liên quan (Relevant)

Trong mô hình SMART, mục tiêu có tính liên quan (Relevant) nghĩa là mục tiêu đáp ứng mục tiêu chung, hay còn gọi là tầm nhìn. Yếu tố này sẽ góp phần giúp tăng động lực để bạn hoàn thành mục tiêu và hướng đến lợi ích chung.

Thời gian (Time-bound)

Một mục tiêu có thời hạn rõ ràng sẽ giúp người thực thi nỗ lực và phấn đấu để đạt được điều đó. Xác định thời gian hoàn thành mục tiêu ngay từ ban đầu sẽ giúp người thực hiện có nhiều động lực cũng như lên kế hoạch hành động phù hợp để hoàn thành mục tiêu một cách chỉn chu và hoàn thiện nhất. Nếu không giới hạn thời gian thực hiện, họ sẽ không cố gắng để đạt được mục tiêu.

Ví dụ: Trong 2 tuần, số lượng khách hàng tiềm năng phải đạt được là 1000 khách.

Cần tránh việc đặt mục tiêu không có mốc thời gian thực hiện cụ thể như: “Năm nay, công ty sẽ triển khai một chiến dịch marketing lớn”. Thay vào đó, một mục tiêu như: “Vào quý 4 năm 2022, công ty cần đẩy mạnh và cải thiện mảng dịch vụ và chăm sóc khách hàng”.

4. Một số ví dụ về mục tiêu theo SMART

Ví dụ 1: Tăng lưu lượng truy cập trên website

Mục tiêu SMART tăng traffic website

Mục tiêu SMART: Trong 3 tháng, từ tháng 10 đến tháng 12, nhờ việc tăng số lượng bài viết trên blog từ 3 lên 5 bài trong 1 tuần, lưu lượng truy cập website tăng 5% trong mỗi tháng từ nguồn organic search.

  • Tính cụ thể: Tăng lưu lượng truy cập website từ nguồn organic search
  • Tính khả thi: Tăng số lượng bài viết từ 3 bài lên 5 bài trong 1 tuần là có thể thực hiện được, từ đó lưu lượng truy cập tăng 5% là điều có thể xảy ra.
  • Tính đo lường được: Tăng lưu lượng truy cập website từ nguồn organic search thêm 5%
  • Tính liên quan: Bằng cách tăng lưu lượng truy cập website, thương hiệu sẽ được nhiều khách nhận thức rộng rãi, từ đó tăng cường sự tin tưởng của khách truy cập
  • Giới hạn thời gian: Trong 3 tháng, từ tháng 10 đến tháng 12

Ví dụ 2: Tăng số lượng người like fanpage

Mục tiêu SMART: Tăng số lượng người like fanpage lên 10% trong quý 4 năm 2022 bằng cách cải thiện nội dung trên Facebook

  • Tính cụ thể: Tăng số lượng người like fanpage bằng cách cải thiện nội dung trên Facebook
  • Tính đo lường được: Tăng số lượng người like fanpage lên 10%
  • Tính khả thi: Với việc cải thiện nội dung, việc tăng số lượng người like fanpage lên 10% trong 3 tháng là điều khả thi
  • Tính liên quan: Việc tăng số lượng người like fanpage góp phần tăng nhận thức về thương hiệu, từ đó tăng khả năng cải thiện doanh thu của công ty
  • Giới hạn thời gian: Quý 4 năm 2022

Ví dụ 3: Tăng doanh số bán hàng

Mục tiêu SMART tăng doanh thu

Mục tiêu SMART: Tăng doanh số bán hàng lên 40% trong tháng 12 năm 2022 (so với tháng trước), nhân dịp Giáng sinh bằng cách chạy quảng cáo trên Facebook

  • Tính cụ thể: Tăng doanh số bán hàng lên 40% trong tháng 12 bằng cách chạy quảng cáo trên Facebook
  • Tính đo lường được: Tăng doanh số bán hàng lên 40% so với tháng trước
  • Tính khả thi: Bằng cách chạy quảng cáo trên Facebook và nhân dịp Giáng sinh, doanh số bán hàng tăng lên 40% so với tháng trước là điều khả thi
  • Tính liên quan: Việc tăng doanh số bán hàng lên 40% nhân dịp Giáng sinh còn góp phần thúc đẩy gia tăng nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp
  • Giới hạn thời gian: tháng 12 năm 2022

Ví dụ 4: Nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng

Mục tiêu SMART: Nâng cao chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp qua form khảo sát sự hài lòng của khách hàng bằng cách đào tạo nhân viên chăm sóc khách hàng trong 1 tháng

  • Tính cụ thể: Nâng cao chất lượng dịch vụ bằng cách đào tạo nhân viên chăm sóc khách hàng
  • Tính đo lường được: Đo lường thang chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp qua form khảo sát sự hài lòng của khách hàng
  • Tính khả thi: Bằng cách đào tạo nhân viên chăm sóc khách hàng trong 1 tháng, chất lượng dịch vụ sẽ được cải thiện
  • Tính liên quan: Việc cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ sẽ góp phần giúp doanh nghiệp giữ chân khách hàng, thúc đẩy khách hàng thông thường trở thành khách hàng trung thành, từ đó nâng cao doanh số 
  • Giới hạn thời gian: trong 1 tháng

Ví dụ 5: Mở rộng tệp khách hàng

Mục tiêu SMART: Mở rộng tệp khách hàng ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ lên 20% so với tháng trước bằng cách tiếp thị trực tiếp sản phẩm tại các sự kiện triển lãm, hội chợ trong 2 tuần

  • Tính cụ thể: Mở rộng tệp khách hàng ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ bằng cách tiếp thị trực tiếp sản phẩm tại các sự kiện triển lãm, hội chợ
  • Tính đo lường được: Mở rộng tệp khách hàng ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ lên 20% so với tháng trước
  • Tính khả thi: Bằng cách tiếp thị trực tiếp sản phẩm tại các sự kiện triển lãm, hội chợ trong 2 tuần, tệp khách hàng ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ tăng lên 20% so với tháng trước là điều khả thi
  • Tính liên quan: Việc mở rộng tệp khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp đẩy mạnh doanh thu cũng như nâng cao thị phần, góp phần phát triển doanh nghiệp cả về mặt doanh số cũng như thương hiệu
  • Giới hạn thời gian: trong 2 tuần

5. Lời kết

Qua những thông tin trên, EQVN hy vọng đã chia sẻ đến bạn những kiến thức hữu ích giúp bạn xác định đúng hướng đi cho những dự định của bạn, cũng như giúp các Marketer nói riêng và doanh nghiệp nói chung dễ dàng thực thi các chiến lược kinh doanh và gặt hái được những thành công nhất định. Xác định mục tiêu SMART có thể áp dụng cho cả mục tiêu cá nhân và mục tiêu của tổ chức. Mọi hoạt động của đời sống đều được lên kế hoạch chi tiết và logic sẽ giúp người thực thi đạt được những thành tựu đáng nhớ tại từng thời điểm nhất định.

Nếu bạn muốn đẩy mạnh doanh thu cũng như thành thạo các nền tảng tiếp cận khách hàng, hãy tìm hiểu khóa học chuyên viên Digital Marketing của EQVN để nắm bắt các kỹ năng và kết hợp truyền thông đa kênh một cách hữu hiệu qua 6 công cụ Digital Marketing phổ biến nhất: Facebook, Google Adwords, SEO, EmailTiktok, Zalo.

Khóa học được thiết kế từ cơ bản đến nâng cao, phù hợp với tất cả người học, từ người mới “bước chân” vào lĩnh vực Digital Marketing cho đến các chủ doanh nghiệp muốn ứng dụng ưu thế của các kênh truyền thông để thúc đẩy hiệu quả kinh doanh. 

Bên cạnh đó, nếu bạn có hứng thú về:

  • Cập nhật thêm những kiến thức truyền thông công nghệ mới nhất
  • Cơ hội tham gia các hội thảo chuyên đề Digital Marketing
  • Gặp gỡ, tương tác và giao lưu với các chuyên gia đầu ngành

thì đừng ngần ngại để lại thông tin để EQVN tư vấn miễn phí nhé! 

 

Có thể bạn muốn xem thêm:

Marketing Là Gì?

10 bước để xây dựng thương hiệu Online hiệu quả

Lập kế hoạch Marketing cho sản phẩm mới

 

:

Bài viết này hữu ích cho bạn không?
0 / 5 5

Your page rank:

Chia sẻ bài viết này:

Giới thiệu về tác giả

EQVN là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực đào tạo Digital Marketing tại Việt Nam từ năm 2003. Là đối tác chính thức với Facebook, Google, Zalo và các đối khác trong ngành

Bài viết cùng chủ đề

Inbound Marketing Là gì

Inbound Marketing Là Gì? Các Giai Đoạn Quan Trọng Mà Bạn Cần Biết

Qua quá trình nghiên cứu và ứng dụng mô hình Inbound Marketing hiệu quả, doanh nghiệp có thể tối ưu khách hàng thành công thông qua các nội dung hữu…

Thương hiệu online

10 bước để xây dựng thương hiệu Online hiệu quả

Xây dựng doanh nghiệp của bạn khi dựa hoàn toàn lên quảng cáo theo hiệu suất (Marketing performance) là thiếu chính xác cũng như chạy theo tiền và sự nghiệp…

Logo chữ đỏ EQVN.NET kích thước vuông

Giải pháp kinh doanh đến từ Marketing hiện đại

Marketing hiện đại là gì? Marketing hiện đại là toàn bộ công việc kinh doanh dưới góc độ khách hàng. Thành công của công việc kinh doanh không phải do…

chuyển đổi số

Chuyển Đổi Số Là Gì? Cách Áp Dụng Chuyển Đổi Số Cho Doanh Nghiệp

Sự bùng nổ của công nghệ đã và đang ảnh hưởng rất lớn đến hành vi sử dụng tất cả các sản phẩm/dịch vụ của người dùng. Chẳng hạn, nền…

Logo chữ đỏ EQVN.NET kích thước vuông

Cách lập chiến lược Marketing

EQVN Blog – Lập chiến lược marketing không là vấn đề dễ chịu với các nhà marketing và chủ doanh nghiệp. Nó nghe rất đơn giản nhưng cũng dễ làm…

logo eqvn

Đào tạo, tư vấn giải pháp và
triển khai Digital Marketing

Được thành lập vào tháng 4 năm 2003 và bắt đầu đào tạo Digital Marketing vào năm 2009. Với mục tiêu, Hỗ trợ doanh nghiệp và các cá nhân nắm bắt cơ hội và khai thác tối đa ứng dụng của Internet vào hoạt động kinh doanh.

Liên hệ chúng tôi qua mạng xã hội

Bài viết nổi bật

Khóa học Digital Marketing

digital marketing
Chuyên viên Digital Marketing

Nội dung cơ bản đến nâng cao nhằm giúp bạn ứng dụng thành thạo các kênh truyền thông phổ biến trên Internet: Facebook, Google Ads, SEO...

mm4.0
Marketing Manager 4.0

Chương trình đem đến cho CEO, Quản lý ... giải pháp Quản trị trong hoạt động truyền thông số trong doanh nghiệp, như lập kế hoạch, đo lường, ...

inhouse
Đào tạo tại doanh nghiệp

Song song với các chương trình đào tạo tập trung về Digital Marketing, EQVN đặc biệt thiết kế riêng chương trình đào tạo tại chỗ dựa trên yêu cầu của doanh nghiệp (Inhouse Training).

Dịch vụ Digital Marketing

[the_ad id="57359"]
tối ưu
Dịch vụ tư vấn Digital Marketing

Đối thoại trực tiếp với chuyên gia chiến lược Digital để cải thiện hoạt động Digital Marketing, xây dựng thương hiệutăng trưởng doanh số.

dịch vụ DM2@3x-8
Dịch vụ Digital Marketing

Nội dung cơ bản đến nâng cao nhằm giúp bạn ứng dụng thành thạo các kênh truyền thông phổ biến trên Internet: Facebook, Google Ads, SEO...

Đăng ký tải tài liệu Tổng quan Digital Marketing cho người mới bắt đầu