Brand Identity Là Gì? Cách Xây Dựng Hệ Thống Nhận Diện Thương Hiệu
Tác giả: EQVN.NET | Chuyên mục: Marketing | Ngày cập nhật: 22 - 02 - 2023
Chia sẻ bài viết này:
Khi nhìn thấy màu đỏ và trắng, bạn thường nghĩ ngay đến thương hiệu nào? Câu trả lời mà tôi thường nhận được nhất là hãng nước ngọt có ga nổi tiếng của Hoa Kỳ, CocaCola. Vậy lý do gì tạo nên sự phổ biến này? Chìa khóa chính xác là Brand Identity. Đây là tập hợp các yếu tố thể hiện bản sắc của thương hiệu, và bởi sự lặp đi lặp lại trong quá trình kinh doanh, màu đỏ và trắng đã giúp thương hiệu Coca-Cola ghi dấu ấn sâu đậm trong tâm trí người dùng. Theo thời gian, mức độ nhận biết thương hiệu không chỉ dừng lại ở hình ảnh hay ngôn ngữ thông thường. Như cách mà Điện Máy Xanh đã từng làm tại thị trường Việt Nam, con người giờ đây có thể cảm nhận các yếu tố thương hiệu qua nhiều giác quan hơn, như âm thanh, hương vị, chất lượng sản phẩm…Tuy nhiên, làm thế nào để xây dựng và phát triển Brand Identity? Liệu bộ nhận diện thương hiệu có liên quan gì đến Brand Identity không? Cùng EQVN tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
EQVN là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực đào tạo khóa học Digital Marketing từ năm 2009 và là đối tác chính thức của Facebook và Google. Với kinh nghiệm hơn 19 năm, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức Digital Marketing và kiến thức về quản trị doanh nghiệp mới nhất và hữu ích nhất! Tìm hiểu thêm về EQVN tại đây nhé! |
1. Brand Identity là gì?
Brand Identity hay còn gọi là nhận diện thương hiệu, là tập hợp những yếu tố mà doanh nghiệp, công ty muốn truyền tải đến khách hàng, thể hiện bản sắc thương hiệu thông qua sản phẩm/dịch vụ hoặc tiện ích.
Thông qua bộ nhận diện thương hiệu, khách hàng sẽ dễ nhận ra bạn và tìm được điểm khác biệt giữa bạn và các đối thủ cạnh tranh.
Tùy theo ý định Marketing của nhà phân phối sẽ có nhiều cách thức thể hiện Brand Identity khác nhau, nhưng thông thường, việc truyền tải thương hiệu có thể thông qua một chuỗi các yếu tố như slogan, logo, bao bì, đại sứ thương hiệu…Hệ thống nhận diện thương hiệu tốt sẽ tạo dấu ấn lâu dài và dễ dàng thúc đẩy khách hàng tiềm năng chuyển đổi hành động, từ đó tăng khả năng cung ứng sản phẩm/dịch ra thị trường nhanh hơn.
2. Vai trò của Brand Identity
2.1. Duy trì lượng khách hàng tiềm năng
Xây dựng khách hàng tiềm năng là quá trình tiêu tốn khá nhiều thời gian cũng như công sức của doanh nghiệp. Từ khả năng tạo ấn tượng của mình, Brand Identity có thể giúp doanh nghiệp được ghi nhớ và duy trì lượng khách hàng đã tích lũy bấy lâu. Do đó, xây dựng và phát triển Brand Identity thực tế sẽ là một quá trình lâu dài mà không thể đo lường theo thời điểm.
2.2. Thu hút khách hàng
Điều gì càng ấn tượng càng dễ thu hút bạn hơn đúng không nào? Khách hàng cũng vậy, Brand Identity thú vị thì càng dễ ghi nhớ, cũng như tăng lợi nhuận hơn. Từ đó, việc thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu đóng một vai trò cực kỳ quan trọng khi tiếp cận khách hàng.
Hơn thế nữa, để khách hàng thật sự tâm đắc về thương hiệu, các nhà thiết kế Brand Identity phải nghiên cứu rất kỹ về tâm lý, thị hiếu, hành vi của khách hàng đối với chiến dịch sắp ra mắt. Từ đó, bạn mới có cơ sở dữ liệu hữu ích để thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu phù hợp.
2.3. Hỗ trợ đội ngũ bán hàng
Là hệ thống giúp truyền tải thông điệp của doanh nghiệp đến khách hàng, bản thân Brand Identity sẽ cập nhật các thông tin về sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các hoạt động của doanh nghiệp đều cần tạo lập quan hệ củng cố và cải tiến các đặc điểm của nhau.
Do vậy, những thông tin của hệ thống Brand Identity có thể bổ trợ cho đội ngũ bán hàng, để họ chăm sóc và hỗ trợ khách hàng tốt hơn. Điều này cũng giúp nhà phân phối bỏ bớt lượng thời gian đào tạo dư thừa ở đội ngũ bán hàng.
2.4. Gia tăng lợi nhuận và giá trị của doanh nghiệp
Đứng ở phía khách hàng, Brand Identity đóng vai trò tạo dựng niềm tin, củng cố lòng trung thành của người dùng. Và khi nhìn theo góc độ của đội ngũ nhân viên kinh doanh, hệ thống này có thể giúp họ tự tin trong quá trình chăm sóc, thuyết phục khách hàng lựa chọn và sử dụng sản phẩm/dịch vụ.
Theo đó, hệ thống nhận diện doanh nghiệp còn giúp tạo dựng hình tượng chuyên nghiệp và uy tín trong mắt đối tác, nhà đầu tư dự án và khách hàng. Đây được xem như là công cụ đắc lực cho công ty để quá trình kêu gọi đầu tư trở nên dễ dàng hơn.
3. Tầm quan trọng của Brand Identity
3.1. Truyền tải giá trị cốt lõi của thương hiệu
Một thương hiệu thành công là khi đã tạo nên giá trị cốt lõi của thương hiệu. Hai yếu tố quan trọng nhất là màu sắc và cách thiết kế logo thương hiệu.
Thực tế, đã có rất nhiều doanh nghiệp đã thành công và biến nó trở thành đặc điểm để khách hàng nhận biết sản phẩm với các sản phẩm khác như: màu đỏ của Coca Cola, màu vàng của Ikea, v.v.
Việc thu hút tạo ấn tượng thương hiệu công ty bằng màu sắc logo và thiết kế sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận vào tâm trí của người dùng.
3.2. Xây dựng lòng trung thành
Đối với các doanh nghiệp việc xây dựng lòng trung thành của khách hàng được xem và một điều hết sức quan trọng.Cũng vì thế mà brand identity chính là bộ mặt của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tạo nên sự độc đáo, mới lạ cho chính mình.
Trước các yêu cầu ngày càng cao của khách hàng thì doanh nghiệp cần đáp ứng được cả hai tiêu chí brand identity và brand image điều này góp phần tăng độ phủ của thương hiệu, đồng thời giúp thương hiệu xây dựng mối quan hệ tốt với khách hàng của mình.
3.3. Tạo nên doanh thu
Bộ nhận diện thương hiệu là phần cốt yếu để doanh nghiệp đạt được các con số doanh thu như mong đợi. Minh chứng như sự thành công của các sản phẩm như iPhone, Macbook, Airpod bạn sẽ nhớ ngay đến quả táo khuyết.
Chính việc tạo ra các thương hiệu độc quyền, giúp cho doanh nghiệp dễ dàng nhớ đến trong tâm trí khách hàng. Điều này thể hiện qua các sản phẩm của Apple, mặc dù phiên bản chưa được trình làng như lại được khách hàng săn lùng.
4. Brand Identity bao gồm những gì?
4.1. Logo
Logo là đặc điểm nhận dạng đầu tiên mà mỗi doanh nghiệp cần phải có. Tuy nhiên, không chỉ một logo chính, bạn cũng cần thiết kế thêm các phiên bản logo khác dành cho những trường hợp khác nhau như khi gắn logo trên nền ngang, nền dọc, nền sáng, nền tối…
Do đó, các logo cần có trong Brand Identity sẽ bao gồm:
– Logo chính.
– Logo màu thay thế.
– Logo ngang.
– Logo dọc.
– Logo hình vuông.
– Logo đen trắng.
– Logo xám
4.2. Tông màu thương hiệu
Tông màu là nhân tố tiếp theo thể hiện dễ dàng ý nghĩa, câu chuyện của doanh nghiệp đến người dùng.
Do đó, dựa theo bảng màu sắc, bạn có thể lựa chọn màu nào sẽ phù hợp nhất cho những điều mà doanh nghiệp hướng đến. Những màu thường được lựa chọn nhất như:
- Màu đỏ: Thể hiện sự nhiệt huyết, khát khao cháy bỏng của thương hiệu theo đuổi sự tươi trẻ
- Màu cam: Đem đến sự trẻ trung, nhẹ nhàng, dễ chịu và thân thiện
- Màu vàng: Gam màu của bình minh, của sự hạnh phúc, thể hiện thương hiệu gần gũi và dễ tiếp cận
- Màu xanh lá cây: Cho thấy sự hài hòa, dịu nhẹ, thường được nhiều thương hiệu sử dụng
- Màu xanh dương: Đem đến sự yên bình và tim tưởng cho người nhìn, là màu yêu thích của hầu hết người dùng
- Màu tím: Gam màu hoàng gia
- Màu nâu: Cho thấy sự nổi bật, phá cách trong logo của doanh nghiệp, không quá chói chang và đầy đủ sự nam tính.
- Màu đen: Thể hiện được sự tinh tế, hiện đại, một màu sắc phổ biến trong xu hướng thiết kế hiện nay.
4.3. Slogan
Slogan là cách để bạn lan tỏa thông điệp đến nhiều khách hàng và đối tác trên thị trường. Thông thường, để ngắn gọn và xúc tích nhất thông điệp của thương hiệu, slogan thường gói gọn trong độ dài 8 từ.
Tuy nhiên, tùy vào khả năng sáng tạo và ý đồ của doanh nghiệp, slogan có thể dài hoặc ngắn hơn, với mục đích cuối cùng là tạo ấn tượng đặc biệt cho khách hàng. Là người bạn đồng hành trong thời gian dài của doanh nghiệp, bạn cần chăm chút và khéo léo khi lựa chọn slogan cho thương hiệu của mình.
4.4. Nội dung hình ảnh
Tùy vào từng lĩnh vực hoạt động của mình, doanh nghiệp sẽ có cách riêng để thuyết phục khách hàng. Tuy nhiên, khi đã tìm hiểu về Brand Identity, bên cạnh các yếu tố đã kể trên, bạn cũng cần chú ý đến nội dung của hình ảnh.
Cụ thể, hình ảnh cần có truyền tải giá trị, phương châm mà doanh nghiệp đang hướng đến. Một số nội dung thường được quan tâm như:
Hình ảnh đăng trên Instagram, Blog, Facebook, Twitter.
Hình ảnh, video đăng trên Youtube.
Kích thước được dùng để ghim trên Pinterest.
Các bài viết có hình ảnh được đăng trên Tumblr.
4.5. Phong cách thiết kế
Đây là điều cực kỳ quan trọng và cần thiết mà bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần thực hiện, vì phong cách riêng biệt và độc đáo của doanh nghiệp là điều tạo ấn tượng sâu đậm trong lòng khách hàng.
4.6. Phương tiện truyền thông
Phương tiện truyền thông phát triển thì cơ hội tiếp cận khách hàng của các doanh nghiệp ngày càng tăng.
Do vậy, những yếu tố như hình ảnh, nội dung, màu sắc… cần phải đồng nhất và tạo ấn tượng, không gây rối mắt và khó hiểu, thì mới thu hút được sự chú ý của người xem. Để đạt được điều này, doanh nghiệp cần đầu tư kỹ về hình ảnh, đảm bảo sự đồng nhất, chất lượng và phù hợp với từng đặc trưng của mạng xã hội.
4.7. Ấn phẩm truyền thông
Bên cạnh các điểm kể trên, bạn cũng cần chú ý đến sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp, cũng như các yếu tố gắn liền với sản phẩm như:
- Vỏ ebook
- Infographic
- Tài liệu quảng cáo/tờ rơi quảng cáo
- Quảng cáo sản phẩm/dịch vụ trực tuyến, ngoại tuyến
- Catalog/Lookbook của sản phẩm
- Túi Goodie (là túi được dùng để đựng quà tặng hoặc tài liệu quảng cáo)
5. Đặc điểm của Brand Identity ấn tượng mang những đặc điểm nào?
5.1. Logo thống nhất
Hãy thử tượng tượng, nếu sản phẩm này mang logo khác, sản phẩm kia mang logo khác thì khách hàng có nhận diện được thương hiệu hay không. Câu trả lời chắc chắn là không, do đó logo phải có sự thống nhất với nhau. Cụ thể, logo phải giống nhau trên tất cả các sản phẩm, bao bì. Đặc biệt, nhà thiết kế cần chú ý không thay đổi bất cứ điều gì, dù là chi tiết nhỏ nhất.
Để có được một brand identity gây ấn tượng với người tiêu dùng thì thiết kế logo phải có sự thống nhất với bộ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp. Cụ thể, logo của doanh nghiệp phải giống nhau trên bao bì, sản phẩm. Đặc biệt thiết kế logo không được thay đổi bất cứ điều gì cho dù là chi tiết nhỏ nhất.
5.2. Chi tiết dễ nhớ, đơn giản
Sau khi nắm rõ về branding identity các designer cần tạo ra được một bộ nhận diện thương hiệu có thiết kế đơn giản, dễ nhớ. Đặc biệt là logo, tên nhãn hiệu, v.v cần phải có sự nổi bật, đơn giản, ngắn gọn, không rườm rà nhưng vẫn thể hiện hết giá trị mà doanh nghiệp hướng đến trong bản thiết kế.
Chắc chắn khi nắm được Brand Identity là gì, các Designer đã biết cách thiết kế một bộ nhận diện thương hiệu với các chi tiết dễ nhớ, đơn giản. Cụ thể, các slogo, tên nhãn hiệu, hình ảnh logo phải có sự nổi bật, ngắn gọn, tránh rườm rà và quá nhiều chi tiết. Ví dụ: Viettel, Honda, Dove…
5.3. Có sự độc nhất
Vì brand identity cho mỗi doanh nghiệp chỉ có một và là duy nhất do đó khi thiết kế bạn cần chú ý đến tính độc nhất. Việc ăn cắp ý tưởng, đạo nhái bộ nhận diện thương hiệu từ các doanh nghiệp khác là điều cực kỳ cấm kỵ trong thiết kế.
Do đó, khi thiết kế bộ nhận diện thương hiệu bạn cần chú ý đến tính sáng tạo, độc đáo để tạo ra những thiết kế brand identity nổi bật, bắt mắt người xem.
rand Identity “là một là riêng là duy nhất”, do đó trong quá trình thiết kế, nhà thiết kế cần đặc biệt chú ý đến tính “độc nhất”. Việc ăn cắp mẫu, ý tưởng hay cố tình đạo lại các thương hiệu khác là điều cấm kỵ trong thiết kế. Và cũng chính điều này sẽ làm cho thương hiệu mất điểm hoàn toàn trong mắt khách hàng.
5.4. Tính thống nhất trong việc nhận diện
Khi đính kèm thông tin thương hiệu lên các sản phẩm, nhà thiết kế cần chú ý có sự thống nhất. Đó không chỉ là sự thống nhất lên sản phẩm mà còn phải cả trên giấy tờ, hồ sơ. Cũng chính điều này mà tính bản quyền của Brand Identity được đặc biệt chú trọng.
6. Xây dựng và phát triển hệ thống nhận diện thương hiệu
6.1. Xác định đối tượng người dùng, đối thủ cạnh tranh, tuyên bố giá trị
Bước đầu tiên để hoàn thiện hệ thống nhận diện thương hiệu là hoàn thiện quy trình nghiên cứu thị trường, bằng các chân dung người dùng, hiểu rõ nhu cầu khách hàng, cũng như các hoạt động mà đối thủ cạnh tranh đang làm.
Để xác định hướng đi đúng đắn cho hệ thống này, đừng bỏ qua việc trả lời một số câu hỏi sau “Đâu là sự khác biệt, hơn thế nữa là tính độc nhất của bạn so với các đối thủ trong cùng một phân khúc thị trường?” “Những gì mà chỉ bạn có thể cung cấp cho người dùng mà không phải là ai khác?”
Qua đây, bạn có nhận ra rằng, yếu tố riêng biệt là điều cấp thiết để phát triển thành công thương hiệu. Và phân tích, đánh giá chuyên sâu về đối thủ sẽ là cách giúp bạn biết hướng xây dựng Brand Identity nào đem lại hiệu quả và hướng đi nào cần được bỏ qua.
6.2. Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu logo
Logo chỉ là một phần trong bản sắc thương hiệu, thể hiện tính sáng tạo của người làm Marketing trong xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu. Tuy nhiên, vì logo xuất hiện xuyên suốt trong các sự hiện diện của doanh nghiệp, nó trở thành yếu tố dễ nhận biết nhất khi nhắc đến thương hiệu của doanh nghiệp.
Do đó, việc thiết kế logo thương hiệu cần cô đọng những đặc trưng mà doanh nghiệp muốn khách hàng thấu hiểu và chuyển đổi thành hành động. Ngoài các thiết kế độc đáo, màu sắc cũng là yếu tố tạo điểm nhấn trong thiết kế logo của doanh nghiệp. Màu thương hiệu sẽ phần nào tạo sự mới mẻ, nhưng vẫn mang đậm bản sắc riêng của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, đừng bỏ qua tính nhất quán và linh hoạt trong thiết kế logo, vì chúng có ảnh hưởng trực tiếp đến bản sắc thương hiệu của bạn. Nếu thiếu sự nhất quán, người nhận khó có thể ghi nhớ thông điệp của thương hiệu, làm phá vỡ mối liên kết giữa các hoạt động Brand Identity hiện có. Trong thời đại mà nhu cầu của người dùng ngày càng biến đổi nhanh chóng, tính linh hoạt sẽ giúp nhà thiết kế tạo ra logo phù hợp với người dùng, mà không vượt khỏi khuôn khổ đặc trưng của thương hiệu.
6.3. Lồng ghép ngôn ngữ riêng
Bạn biết đấy, ngôn ngữ là một phần trong tính cách, nên ngôn ngữ phù hợp thương hiệu là một cách xây dựng Brand Identity cho doanh nghiệp.
Chẳng hạn, nếu thương hiệu của bạn đi theo hướng cao cấp, bạn cần sử dụng ngôn ngữ thể hiện sự chuyên nghiệp, sang trọng. Nếu thương hiệu của bạn theo hướng thoải mái, thì ngôn từ khi tương tác với người dùng cần thể hiện sự phóng khoáng và thân thiện.
Và phù hợp là yếu tố tiên quyết khi tìm kiếm ngôn ngữ riêng, vì dù bạn chọn sử dụng ngôn ngữ nào cho thương hiệu của mình, chúng đều sẽ được tích hợp vào quá trình kinh doanh của bạn.
6.4. Biết cái gì nên tránh
Bạn đã biết các bước để tạo ra Brand Identity ấn tượng, tuy nhiên, cũng đừng quên tránh xa 3 sai lầm này, để không làm gián đoạn hoặc gián tiếp đẩy quá trình kinh doanh đến thất bại nhé!
- Cung cấp thông điệp không rõ ràng
- Sao chép hoàn toàn bộ nhận diện thương hiệu của đối thủ
- Bỏ qua sự nhất quán giữa trực tuyến và ngoại tuyến.
6.5. Kiểm soát, giữ vững Brand Identity
Nếu không theo dõi, đánh giá lại quá trình tiếp thị, rất khó để bạn và đội ngũ của bạn biết được hướng đi chính xác cũng như ý nghĩa của các hoạt động đang làm. Do vậy, Google Analytics cùng các khảo sát, nhận xét, thảo luận từ mạng xã hội… có thể trở thành nơi cập nhật kết quả của chiến dịch tiếp thị cho bạn.
Qua hàng loạt các hoạt động nghiên cứu, phân tích và đo lường kết quả, bạn có thể theo dõi mức phủ sóng, độ yêu thích hay trung thành thương hiệu, hiểu cách khách hàng xung quanh nói và tương tác như thế nào về bạn. Điều này sẽ tạo ra cơ sở để bạn tìm ra các cách sửa chữa sai lầm hay cải thiện độ nhận diện thương hiệu của mình.
7. Xây dựng Brand Identity dựa trên 5 giác quan
7.1 Biết được mình là ai
Từ khóa chính khi bước đầu xây dựng Brand Identity là thấu hiểu. Nhưng khác với nhiều nhà xây dựng thương hiệu thường tập trung vào thấu hiểu người tiêu dùng, điều tôi muốn nói đến là sự thấu hiểu tường tận tiềm năng trong chính thương hiệu của bạn.
Cốt lõi của việc này phải xuất phát từ chính hiểu biết của đội ngũ sáng lập và tạo dựng hình ảnh, chiến lược cho thương hiệu. Vậy quý doanh nghiệp nên bắt đầu từ đâu? Đáp án sẽ nằm trong 5 đặc trưng sau:
Sứ mệnh thương hiệu: Lý do hình thành và phát triển thương hiệu?
Giá trị thương hiệu: Điều gì khiến khách hàng tìm đến và lựa chọn gắn bó với thương hiệu?
Tính cách thương hiệu: Nếu nhân hóa thương hiệu của bạn, nó sẽ có những tính cách gì?
Định vị khác biệt: Làm cách nào để thương hiệu của bạn trở nên khác biệt?
Tiếng nói thương hiệu: Nếu nhân hóa thương hiệu, phong cách giao tiếp của nó sẽ như thế nào?
Ngoài ra, để đạt được góc nhìn rõ nét nhất về thương hiệu của chính mình, bạn cũng có thể tạo thêm hai bài khảo sát ngắn như sau:
- Mô tả ngắn gọn nhất trong 3 từ về chính thương hiệu và mô hình kinh doanh của bạn.
- Mô tả ngắn gọn nhất trong 3 từ mà bạn muốn khách hàng sẽ sử dụng, khi họ được yêu cầu mô tả về thương hiệu hay sản phẩm mà bạn cung cấp.
7.2. Xây dựng nền tảng thiết kế thương hiệu
Trên thực tế, giữa bản sắc thương hiệu, nhận diện thương hiệu và thành công của thiết kế thương hiệu có một mối quan hệ bền vững: thành công trong việc xác định bản sắc thương hiệu là cơ sở của thành công trong xây dựng nhận diện thương hiệu, thành công này lại là nền tảng để thúc đẩy thành công của thiết kế thương hiệu.
Do đó, để dễ dàng định nghĩa “bạn là ai?”, “thương hiệu của bạn có giá trị trực tiếp như thế nào cho khách hàng?, bạn sẽ cần ba bước để xây dựng nền tảng thiết kế gồm: chọn font chữ, phân tích bảng màu, định hình form/shape.
Chọn font chữ
Font chữ giúp mọi người có thể suy đoán một phần nào đó về tính cách của thương hiệu. Thông thường, sẽ có 4 font phổ biến như:
- Serif fonts (như Garamond hay Times New Roman).
Font chữ có chân ở cuối mỗi kí tự nên còn được gọi là font chữ mỏ neo, phù hợp nếu thương hiệu muốn truyền đạt những giá trị truyền thống, cổ điển và đáng tin tưởng.
Cho đến hiện nay, Serif vẫn còn được ứng dụng rộng rãi trong viết sách, các tiêu đề ngắn trên các ấn phẩm truyền thông hoặc được sử dụng cho các tài liệu thông dụng khác.
- Sans Serif fonts (ví dụ Helvetika hay Franklin Gothic)
Font chữ Sans Serif không có chân ở cuối mỗi ký tự và thân chữ cũng mịn mắt hơn.
Do vậy, font chữ này thích hợp với các thương hiệu hoàn toàn mới hoặc re-branding, thể hiện sự bóng bảy và hiện đại của ngôn ngữ.
- Script fonts (ví dụ Pacifico hay Allura)
Thường dễ nhầm lẫn với font chữ viết tay, nhưng font script có mức độ hoa mỹ và nữ tính cao hơn hẳn. Các kí tự của font chữ script thường sẽ được nối liền với nhau, thể hiện dưới ngòi bút hoặc cọ mềm là phổ biến nhất.
Script fonts không được sử dụng thường xuyên trong các sản phẩm thiết kế, mà xuất hiện trên thiệp mời, bưu thiếp hoặc những ấn phẩm truyền thông ngắn gọn để không gây rối mắt cho người xem.
- Display fonts
Display fonts là font chữ yêu thích của các designer thiên hướng sáng tạo và phá bỏ mọi rào cản trong thiết kế. Một số điển hình của display fonts trong thiết kế thương hiệu có thể kể đến như Disney, Lego, Fanta,…
Phân tích bảng màu
Một số màu sắc phổ biến trong xây dựng hình ảnh thương hiệu có thể kể đến như:
- Đỏ – tượng trưng cho những khát khao cháy bỏng, là sự lựa chọn hoàn hảo cho sự tươi mới, trẻ trung và thức thời trong hình ảnh lẫn phong cách của thương hiệu.
- Cam – mang đến một cảm giác dễ chịu và thân thiện hơn, vì màu sắc không quá phổ biến nên sẽ giúp cho hình ảnh thương hiệu trở nên khác biệt hơn.
- Vàng – tượng trưng cho hy vọng và niềm hạnh phúc, là sự lựa chọn hoàn hảo khi thương hiệu muốn thể hiện phong thái vui tươi, gần gũi và dễ tiếp cận đến khách hàng.
- Xanh lá – đây là màu sắc thể hiện thái độ thân thiện cao nhất, vì được sử dụng cho nhiều thương hiệu hay ngành hàng khác nhau. Dù vậy, màu sắc này thường đại diện cho hai yếu tố chính, tiền bạc và môi trường.
- Xanh da trời – hướng đến sự ổn định và đáng tin cậy. Xanh da trời sẽ là màu sắc phù hợp bởi đây là màu yêu thích của hầu hết người tiêu dùng, là một lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp.
- Hồng – sắc màu dành riêng cho phái đẹp, phù hợp với các thương hiệu đang cung cấp dòng sản phẩm hoặc dịch vụ dành cho phụ nữ. Hơn thế nữa, màu sắc này còn tượng trưng cho sự thanh lịch và sang trọng, phù hợp với các thương hiệu thời trang xa xỉ dành cho phụ nữ.
- Nâu – màu sắc không quá chói chang nhưng ít được đội ngũ thiết kế sử dụng. Nhưng cũng vì vậy, nó làm nổi bật thương hiệu, nếu biết cách tận dụng khéo léo vào hình ảnh của mình, nó có thể thay thế xám và đen, trở thành lợi thế cho doanh nghiệp của bạn.
- Đen – màu sắc phổ biến nhất trong xu hướng thiết kế hiện đại, vừa đơn giản tinh tế, giữ được độ trẻ trung, phóng khoáng cần thiết. Đây cũng là “sắc màu bất hủ” trong xây dựng Brand Identity của mọi thương hiệu.
Định hình form/shape
Bạn có biết rằng, chính những đường nét và các shape trong thiết kế logo mới là thứ làm ra những phản ứng tích cực (hoặc tiêu cực) đó.
Dưới đây là hai cách mà từng kiểu đường nét khác nhau trong một thiết kế logo, có thể tác động đến cảm nhận và thu về phản ứng trái chiều từ phía người nhìn:
- Đường nét tròn trịa: những đường nét bo cong tạo thành các đường tròn một phần hay hoàn chỉnh mang đến cảm giác ấm áp. Qua đó, thương hiệu có thể gợi được sự đoàn tụ, tràn đầy tình thương giữa người với người hoặc giữa các thành viên trong cùng một gia đình.
- Đường nét thẳng: những đường nét góc cạnh tạo ra sự vuông vức, gợi nhớ sự nam tính và bộc trực. Thiết kế nhiều đường nét thẳng khiến người xem cảm thấy bị thuyết phục nhiều hơn, ấn tượng tốt hơn và tin tưởng cao hơn vào những lời cam kết của thương hiệu. Đường thẳng đứng dọc làm nên sự nam tính, còn đường thẳng nằm ngang lại tượng trưng cho sự ổn định, chia sẻ một cách thẳng thắn.
7.3. Xây dựng hệ thống Brand Identity
Không có một quy định cụ thể nào về số lượng hạng mục thiết kế, bởi còn tùy thuộc vào nhóm ngành mà thương hiệu đang hoạt động hoặc chủng loại sản phẩm hay dịch vụ mà thương hiệu đang cung cấp.
Tuy nhiên sẽ có sáu đầu mục quan trọng và tối thiểu cần có để một hệ thống Brand Identity có thể được gọi là hoàn chỉnh, tiêu chuẩn và đủ khả năng phục vụ tốt các ý đồ truyền thông như sau:
Logo Thương Hiệu
Thiết kế logo phải dựa trên nền tảng của sự hiểu biết và đồng cảm với thương hiệu đến từ đội ngũ thiết kế, nói lên được tính cách, giá trị cốt lõi và cách một người tiêu dùng đúng nghĩa kể về thương hiệu đó ra sao.
Nhóm thiết kế logo thương hiệu phải bắt đầu từ quá trình tìm hiểu, nghiên cứu về mục đích sử dụng cũng như đối tượng khách hàng tiềm năng của thương hiệu có hành vi như thế nào. Một logo thương hiệu không nhất thiết phải quá đẹp mắt, nhưng phải thể hiện được tính cách và tinh thần thương hiệu thông qua màu sắc, đường nét thiết kế và cách mà một bản thiết kế logo kể về câu chuyện của thương hiệu đó.
Website
Do ảnh hưởng của thời đại công nghệ số, website mang đến rất nhiều tiềm năng, đáng tiếc là không ít những doanh nghiệp còn chưa đầu tư bài bản vào thiết kế website thương hiệu, dẫn đến một số lỗi thường gặp như thiếu cấu hình cho thiết bị di động, các button Call to Action còn kém nổi bật và thu hút người xem, tốc độ tải trang còn tương đối chậm,…
Nếu doanh nghiệp và thương hiệu vẫn còn đang vướng mắc với những vấn đề hoàn toàn cơ bản đó, vậy giờ chính là lúc để thay đổi hoặc làm mới thiết kế website để củng cố hơn nữa tính hiệu quả của hệ thống Brand Identity, từ đó tiếp cận khách hàng tiềm năng một cách thân thiện và chủ động hơn để cải thiện mức độ hiệu quả của mô hình kinh doanh.
Đóng Gói Sản Phẩm
Nếu các thương hiệu hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử lấy website bán hàng làm đầu não, thì các thương hiệu kinh doanh sản phẩm vật lí cũng sẽ xem bao bì sản phẩm giống như linh hồn của chính họ.
Cũng giống như thiết kế logo thương hiệu, thiết kế bao bì cho sản phẩm không chỉ đơn giản là tạo ra một hình ảnh đẹp hay bắt mắt. Có hàng nghìn mặt hàng khác nhau trên kệ hàng siêu thị, trong khi số thương hiệu hay mẫu quảng cáo sản phẩm mà mỗi người có thể bắt gặp trong suốt 24 giờ hằng ngày còn gấp nhiều lần như thế.
Vì vậy không có bao bì sản phẩm đẹp vì thẩm mỹ của mỗi người là hoàn toàn khác nhau, chỉ có bao bì sản phẩm ấn tượng và ngay lập tức để lại thiện cảm trong tâm trí khách hàng.
Thiết Kế Namecard
Trong suy nghĩ của nhiều người namecard chỉ được sử dụng khi gặp gỡ và tiếp xúc với số ít đối tác, còn lại không đóng góp quá nhiều vào việc xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp cho thương hiệu. Trên thực tế, nó còn đóng vai trò củng cố cái nhìn tích cực đến từ khách hàng dành cho chính thương hiệu, doanh nghiệp và cả mô hình kinh doanh.
Quan điểm của người sở hữu cũng như tính cách của doanh nghiệp và thương hiệu được toát lên từ chính thiết kế namecard, với kiểu dáng phổ biến nhất là một mặt có in logo thương hiệu và mặt còn lại là thông tin của cá nhân hoặc doanh nghiệp đó.
Thiết Kế Email
Statista đã dự đoán rằng đến năm 2022, số lượng email marketing trung bình được gửi đi mỗi ngày sẽ đạt mốc 347 tỷ. Điều này chứng tỏ độ phổ biến và tầm ảnh hưởng của email marketing đối với thế giới nói chung và thị trường nói riêng đang ngày một nhân rộng, cho thấy tầm quan trọng của nó trong quyết định hành vi mua bán sản phẩm hoặc chọn lựa sử dụng dịch vụ.
Xu hướng kiểm tra email ngoài giờ làm việc đã phát triển rất mạnh trong vài năm gần đây, thậm chí theo khảo sát từ Adobe không ít người đã thừa nhận họ có thói quen kiểm tra email từ lúc mới thức dậy.
Rõ ràng cơ hội và tiềm năng của email marketing đang là vô cùng rộng mở, điều quan trọng là thiết kế email marketing sao cho thương hiệu của bạn trở nên thật sự khác biệt và nổi bật – giữa muôn trùng tin nhắn email được gửi đến hòm thư một cách vô tội vạ rồi cũng chìm vào quên lãng gần như ngay lập tức.
Xây Dựng Tone Of Voice
Khách hàng chắc chắn sẽ khó lòng chọn gắn bó với một thương hiệu sử dụng quá nhiều tông giọng khác nhau, cho nhiều chiến dịch truyền thông khác nhau bởi đây chính là biểu hiện rõ ràng nhất của sự thiếu chuyên nghiệp trong tạo dựng Brand Identity.
Sai lầm thường gặp của các thương hiệu còn quá non trẻ, thiếu định hướng trong xây dựng nhận diện thương hiệu chính là sử dụng quá nhiều tông giọng khác nhau.
Trong khi tone of voice là một yếu tố thể hiện mạnh mẽ nhất bản sắc của thương hiệu – thông qua cảm nhận bằng chính thính giác và thị giác của khách hàng tiềm năng. Tone of voice ngắn gọn, giàu ý nghĩa và có độ nhất quán giống như một lời khẳng định rằng thương hiệu của bạn sẽ không bao giờ chạy theo những giá trị phù phiếm – bằng cách quay lưng lại với những giá trị cốt lõi và tính cách thương hiệu đã cam kết ngay từ buổi ban đầu.
7.4. Viết Brand Guideline hoàn chỉnh
Brand Guideline dẫn lối đội ngũ truyền thông thương hiệu, nhằm đảm bảo sự nhất quán – một yếu tố then chốt trong hoàn thiện thẩm mỹ, sử dụng tập hợp Brand Identity đúng lúc đúng chỗ và nhất là đảm bảo đúng ý đồ của đội ngũ thiết kế.
Brand Guideline nên có một số hạng mục như biến thể logo, những thiết kế có thể dùng hoặc không được dùng, tuân thủ kích thước và màu sắc thương hiệu, điều chỉnh khi thương hiệu này đứng cạnh một thương hiệu khác,…
7.5. Liên hệ giữa bộ nhận diện thương hiệu với Brand Identity
Bộ nhận diện thương hiệu là phiên bản giàu hình ảnh của Brand Identity, được trau chuốt nhờ khả năng sáng tạo của đội ngũ thiết kế nhằm mang đến tính sinh động, tính thẩm mỹ tuyệt đối cho thương hiệu.
Từ sáu đầu mục tối thiểu phải có trong hệ thống Brand Identity vừa nêu, bao gồm Logo, Website, Namecard, Email, đóng gói sản phẩm và Tone of Voice, đội ngũ xây dựng hình ảnh thương hiệu sẽ có một nền tảng vững chắc để thiết kế bộ nhận diện thương hiệu.
Qua các hạng mục đó, dù chỉ là những yếu tố nhỏ nhất cũng đã kể ra một câu chuyện và truyền tải những giá trị cốt lõi của thương hiệu.
8. Kết Luận
Trên thực tế, Brand Identity không chỉ là lời tuyên bố để đưa khách hàng đến gần hơn với doanh nghiệp, đây còn là cơ hội tạo ra tính riêng biệt trong thương hiệu của bạn so với thương hiệu của đối thủ. Do vậy, để đạt được mối quan hệ gắn bó giữa khách hàng và thương hiệu, để tạo nên Brand Identity ấn tượng, bạn đừng quên áp dụng các khía cạnh đã được đề cập trong bài viết.
Ngay từ bây giờ, hãy thực hành nhiều hơn để thúc đẩy doanh thu vượt bậc cho chính bạn. Vì vậy, đừng ngần ngại tìm hiểu qua Khóa học Marketing Manager 4.0 tại EQVN. Khóa học là nguồn kiến thức rộng lớn cả về hoạt động bán hàng, chăm sóc khách hàng, quản trị hiệu quả hệ thống Digital Marketing cũng như phát huy tối đa khả năng truyền thông của các công cụ trong doanh nghiệp.
- Thấu hiểu khách hàng và hành trình chuyển đổi
- Cập nhật các xu hướng mới trong Digital Marketing
- Tối ưu vận hành doanh nghiệp thông qua CRM và tự động hóa trong Marketing
- Vận hành hệ thống Digital Marketing khoa học
Tuy khởi đầu một bản thiết kế logo sẽ không quá khó cho bạn, nhưng sẽ không dễ dàng để xây dựng và giữ gìn hình ảnh đẹp trong mắt khách hàng. Với hy vọng giúp bạn dễ dàng giải quyết các vấn đề trong quá trình vận hành doanh nghiệp, chúng tôi đã hệ thống toàn bộ kiến thức về quản trị kinh doanh, tiếp thị kỹ thuật số, quản trị quan hệ khách hàng… trong Blog Doanh nghiệp của EQVN. Đây hứa hẹn sẽ là nguồn thông tin uy tín, được cập nhật thường xuyên và đa dạng mà bạn không thể bỏ lỡ.
Có thể bạn muốn xem thêm:
- Brand Marketing Là Gì? Làm Brand Marketing Như Thế Nào Là Hiệu Quả?
- USP Là Gì? Hướng Dẫn Thiết Lập USP Sản Phẩm Thành Công, Hiệu Quả
- CRM là gì? Tổng hợp từ A đến Z về CRM cho doanh nghiệp
:
Chia sẻ bài viết này:
Giới thiệu về tác giả
EQVN là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực đào tạo Digital Marketing tại Việt Nam từ năm 2003. Là đối tác chính thức với Facebook, Google, Zalo và các đối khác trong ngành
Bài viết cùng chủ đề
Thời đại công nghệ hiện nay đã giúp cho con người có thể kết nối ở bất cứ nơi đâu bằng mạng Internet. Không những thế, con người chưa bao…
Chân dung khách hàng là khái niệm quen thuộc trong hầu như các doanh nghiệp hiện nay. Qua việc xác định bức tranh về người dùng, cụ thể là người…
Trong hàng vạn những ý tưởng tuyệt vời, bạn có biết rằng chỉ khoảng 30% trong số chúng có thể trở thành sản phẩm trên thị trường. Ít hơn thế…
“Marketing” – cụm từ không còn xa lạ trong xã hội ngày nay. Nhưng có mấy ai hiểu được nghĩa thực sự về nó? Nhiều người cho rằng Marketing là tiếp thị?…
Marketing hay Marketing mix (Marketing hỗn hợp) là khái niệm bạn sẽ thấy rất nhiều để ứng dụng cho kinh doanh. Nhưng để vận dụng tốt bạn cần có nguồn…
Đào tạo, tư vấn giải pháp và
triển khai Digital Marketing
Được thành lập vào tháng 4 năm 2003 và bắt đầu đào tạo Digital Marketing vào năm 2009. Với mục tiêu, Hỗ trợ doanh nghiệp và các cá nhân nắm bắt cơ hội và khai thác tối đa ứng dụng của Internet vào hoạt động kinh doanh.
Liên hệ chúng tôi qua mạng xã hội
Bài viết nổi bật
Chuyên mục Doanh nghiệp
Khóa học Digital Marketing
Dịch vụ Digital Marketing
Chuyên mục Digital Marketing