[the_ad_group id="276"]

Growth Marketing | Giải Pháp Tăng Trưởng Hoạt Động Kinh Doanh Vượt Bậc

Tác giả: EQVN.NET | Chuyên mục: | Ngày cập nhật: 02 - 01 - 2023

Bài viết này hữu ích cho bạn không?
0 / 5 0

Your page rank:

growth marketing

Chia sẻ bài viết này:

Growth Marketing là sự pha trộn giữa marketing và các hoạt động bán hàng, với mục tiêu nhằm tăng nhận thức, kết nối và giữ chân khách hàng. Thông qua việc đầu tư vào các thử nghiệm, dựa trên động cơ tiềm tàng cũng như sở thích của khách hàng, doanh nghiệp có thể tạo ra các thông điệp được cá nhân hóa, tối ưu sự phát triển của hoạt động kinh doanh thông qua nhiều kênh. Qua bài viết này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về ý nghĩa trong hành trình trở thành Growth Marketer, cũng như tìm ra cách tiếp cận mới cho các content marketer giao tiếp với đối tượng của mình.

 

EQVN là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực đào tạo Digital Marketing từ năm 2009 và là đối tác chính thức của Facebook và Google. Với kinh nghiệm hơn 19 năm giảng dạy, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức Digital Marketing và kiến thức về quản trị doanh nghiệp mới nhất và hữu ích nhất! Tìm hiểu thêm về EQVN tại đây nhé!

 

1. Growth Marketing là gì?

Growth Marketing, hay còn gọi là Tiếp thị tăng trưởng, được hiểu đơn giản là một phương pháp giúp doanh nghiệp tiếp cận, thu hút, tương tác và giữ khách hàng ở lại lâu hơn. Tập trung thử nghiệm, thông qua nhu cầu, sở thích của từng khách hàng, nhà kinh doanh sẽ tăng cơ hội phát triển doanh nghiệp, nhất là phát triển các kênh quan trọng với người dùng mục tiêu.

Sự xuất hiện của Growth Marketing đã có từ năm 2010 bởi doanh nhân Sean Ellis, khi ông muốn tuyển dụng ứng viên cho vị trí marketing của công ty. Khác với các nhà tuyển dụng khác, Ellis yêu cầu ứng viên phải là một người chú trọng đến việc phát triển cơ sở người dùng hơn là tập trung vào các chỉ số khác. Đây cũng là mối quan tâm hàng đầu khi tuyển chọn ứng viên cho các công ty khởi nghiệp SaaS.

2. Điểm khác biệt giữa Growth Marketing và Growth Hacking Marketing

Growth Hacking Marketing được định nghĩa là một cách làm tiếp thị theo hướng thử nghiệm, bằng cách liên tục đánh giá thông điệp, nội dung và hình thức của website để tăng ROI.

Growth Hacking có vai trò cực kỳ quan trọng trong mỗi chiến lược Growth Marketing bởi vì nó giúp thử nghiệm cách truyền tải thông điệp mới thường xuyên để thu hút khách hàng tương tác, duy trì mối liên hệ của doanh nghiệp với khách hàng.

Cả Growth Marketing và Growth Hacking Marketing đều cực kỳ cần thiết, tạo tiền đề thành công cho chiến lược Marketing của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, cả hai vẫn tồn tại những điểm riêng biệt như:

 

Growth Marketing

Growth Hacking Marketing

Chiến lược dài hạn Chiến lược ngắn hạn
Tập trung đạt được mục tiêu bán hàng Tập trung sử dụng các công cụ bán hàng để đạt được doanh số và lợi nhuận mục tiêu
Hướng đến phát triển các mối quan hệ cá nhân. Duy trì sự liên kết giữa doanh nghiệp và khách hàng.

 

3. Tại sao Growth Marketing lại quan trọng?

Nhờ sự phát triển vượt bậc khi áp dụng chiến thuật “tăng trưởng nhanh”, Growth Marketing đã trở nên phổ biến và trở thành chiến lược trọng tâm cho các doanh nghiệp. Phần lớn của sự thành công này nằm ở tiền đề của quy trình thử nghiệm, đồng thời áp dụng những nguyên tắc này cho các chiến dịch trong suốt hành trình của khách hàng.

Khi công nghệ ngày càng phát triển, Growth Marketing cũng trở nên ngày càng phức tạp hơn. Các Growth Marketer có rất nhiều cách để phát triển các thử nghiệm, như phương pháp A/B testing và testing đa biến, nhằm phân tích nội dung nào phù hợp người dùng và thời điểm truyền tải nó đến họ.

Bên cạnh đó, các kết quả thu được sau thử nghiệm có thể cung cấp các thông tin để phát triển các chiến lược tối ưu hóa cao cho từng phân khúc người dùng nhất định. Trên nhiều kênh khác nhau, các nhà Marketer có toàn quyền tùy chỉnh các chiến lược để phù hợp với các dấu hiệu hành vi của chính người dùng mà họ nhắm tới.

Ngoài ra, các Growth Marketer không chỉ có nhiệm vụ phát triển cơ sở người dùng, họ còn có thể xây dựng một lộ trình tương tác với độ tương tác cao hơn, giảm thiểu các gián đoạn trong giá trị vòng đời của khách hàng. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, việc xây dựng một phương pháp Marketing mang tính cá nhân hoá cao có thể cắt giảm một nửa chi phí, tăng doanh thu lên đến 15% và tăng 30% hiệu quả chi tiêu.

Mặt khác, Growth Marketing cũng tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng và tối ưu trải nghiệm người dùng. Khi cung cấp trải nghiệm có giá trị cho khách hàng, bạn không còn tốn quá nhiều sự đầu tư để tăng doanh thu từ họ. Thay vào đó, bạn có thể tìm thêm những phương pháp mới, bổ sung giá trị vào hành trình phát triển của người dùng.

Bởi những ý nghĩa trên, chiến lược được xem như một dạng tiếp thị dài hạn, đòi hỏi sự lặp đi lặp lại liên tục của nhà Marketer, hướng đến hình thành mối liên kết sâu sắc và nuôi dưỡng lòng trung thành từ họ.

4. Các thành phần cốt lõi của chiến lược Growth Marketing

Một chiến lược Tiếp thị tăng trưởng thường dựa vào các chỉ số: tỷ lệ thu hút khách hàng, tỷ lệ chuyển đổi, tỷ lệ giữ chân khách hàng và giá trị vòng đời của khách hàng. Dù thường được sử dụng trong môi trường thương mại điện tử, một số các chiến thuật hàng đầu dưới đây vẫn mang đến lợi ích cho các doanh nghiệp truyền thống.

4.1. A/B Testing

A/B Testing, còn được biết đến là thử nghiệm đa biến, là một trong những phương pháp cốt lõi của chiến lược tiếp thị tăng trưởng. Bạn có thể thấy A/B Testing trong một số định dạng như Email Marketing, Landing Page, quảng cáo trên mạng xã hội…

Đây là một quy trình thử nghiệm, nhằm so sánh giữa các yếu tố “A” và “B”, hoặc một loạt các thử nghiệm khác, trong cùng một tình huống và đánh giá xem phương án nào thu hút khách hàng tốt nhất và tăng tỷ lệ chuyển đổi.

Lưu ý, khi tiến hành A/B Testing cần tập trung vào việc tùy chỉnh từng phân đoạn để chọn ra nội dung nào phù hợp với nhóm đối tượng khách hàng nhất định. Sau đó, tiếp tục thử nghiệm các biến khác để so sánh kết quả, nâng cao hiệu suất và đánh giá xem phương án nào phù hợp nhất.

4.2. Cross-channel Marketing

Cross-channel Marketing còn được gọi là Tiếp thị đa kênh, là chiến lược tập trung vào việc xây dựng kế hoạch tiếp thị trên nhiều kênh khác nhau như Email Marketing, SMS, Push Notification,…  để tiếp cận đông đảo khách hàng dựa trên hành vi và sở thích của họ.

Khi áp dụng kế hoạch này vào chiến lược tăng trưởng, bạn cần phải hết sức tập trung và đánh giá chuyên sâu hành vi cũng như sở thích của họ trên nhiều kênh, tiếp theo là xây dựng chiến dịch phù hợp.

Ví dụ, nếu trong trường hợp A/B Testing trả cho bạn kết quả rằng, phản hồi của người dùng qua các ưu đãi từ Push Message cao hơn 60% so với ưu đãi từ Email. Lúc này, Growth Marketer có thể điều chỉnh các chiến dịch hiện tại, và cả trong tương lai, nhằm tập trung vào các push offer.

4.3. Customer Lifecycle

Customer Lifecycle, hay còn được gọi là Vòng đời của khách hàng, là hành trình bắt đầu từ việc khách hàng nhận thức được nhu cầu của mình, tìm hiểu, tương tác, mua, chuyển đổi và tương tác lại với một doanh nghiệp nào đó.

Đơn giản, Customer Lifecycle có ba giai đoạn:

  • Giai đoạn kích hoạt (Activation): Đây là giai đoạn đầu tiên, nơi mà các nhà tiếp thị tăng trưởng tập trung đẩy mạnh vào các hoạt động chào mừng, giới thiệu, mời dùng thử sản phẩm/dịch vụ,… để xây dựng sự quen thuộc, nâng mức uy tín, thu hút sự quan tâm của người dùng.
  • Giai đoạn nuôi dưỡng (Nurture): Đây là giai đoạn chiếm phần lớn tài nguyên trong Cross-Channel Marketing. Các nhiệm vụ Growth Marketer cần phải làm trong giai đoạn này là bán hàng, khuyến mãi, cập nhật, bảng tin,… để tăng cường mối quan hệ với người tiêu dùng.
  • Giai đoạn kích hoạt lại (Reactivation): Đúng như tên gọi, đây là giai đoạn các nhà tiếp thị vận hành lại mức tương tác của đối tượng mục tiêu. Thông qua các chiến dịch cụ thể, đây là lúc đòi hỏi các công ty tập trung vào việc đẩy mạnh mức độ tương tác thúc đẩy tỷ lệ giữ chân và lòng trung thành của khách hàng.

Growth marketing funnel

Trên thực tế, không có giai đoạn nào đủ sức quan trọng hơn giai đoạn nào. Tốc độ phát triển của khách hàng là tự nhiên, tuy nhiên, bản thân các Marketer vẫn nên chủ động trước các nhu cầu luôn “thiên biến vạn hóa” của khách hàng.

5. Cách thực hiện chiến lược Growth Marketing hiệu quả

5.1. Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu

Trước khi đi vào thực tiễn cho bất kỳ chiến dịch marketing nào, bạn cần phải trả lời chi tiết cho hàng loạt các khía cạnh về khách hàng mục tiêu như giới tính, độ tuổi hay lối sống của họ…

Xác định chính xác nhóm khách hàng mục tiêu hỗ trợ rất lớn cho chiến dịch marketing của bạn, để nhắm đúng trọng tâm, đúng đối tượng, giảm thiểu các rủi ro khi lãng phí tài nguyên của doanh nghiệp.

5.2. Tìm hiểu khách hàng tiềm năng

Mục tiêu cốt lõi của Growth Marketing nhằm tạo mối quan hệ bền chặt giữa bạn và nhóm khách hàng của mình. Do vậy, bạn cần có một danh sách các báo cáo chuyên sâu về họ. Đó có thể là việc yêu cầu họ trả lời cho hàng loạt các câu hỏi về:

  • Thông tin nhân khẩu học: Giới tính, độ tuổi, thu nhập, lối sống…
  • Tâm lý và xu hướng tiêu dùng
  • Thói quen sử dụng các phương tiện truyền thông
  • Người ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của họ là ai?
  • Nỗi đau hay lý do chọn mua sản phẩm là gì?
  • Hành vi của khách hàng khi chọn mua hoặc loại bỏ sản phẩm

Tùy vào tiềm năng của mình, hoặc bạn có thể tạo một cuộc khảo sát trực tuyến cho người dùng, hoặc cung cấp các chiết khấu tại cửa hàng trực tiếp để đổi lại đáp án từ họ.

  • Chọn nền tảng hiệu quả

Để chọn được nền tảng tiếp cận khách hàng trực tuyến, bạn cần dựa vào các đặc điểm của thị trường đang kinh doanh, cũng như đặc trưng về hành vi của khách hàng.

Bạn có thể chọn một số các kênh mạng xã hội phổ biến như Facebook, Youtube, Instagram, TikTok… Hoặc may mắn hơn, bạn có thể triển khai trên nền tảng mà bạn nhận thấy họ sử dụng nhiều nhất.

Ngoài ra, Email marketing và Blog cũng là hai nền tảng có thể tiếp cận hiệu quả đến các khách hàng tiềm năng. Cả hai cho phép bạn tự do đưa ra bất kỳ thông tin nào và kiểm soát toàn quyền đối với thông tin đó.

Riêng đối với Email marketing, bạn còn được cung cấp quyền tạo ra các nội dung riêng cho từng đối tượng khách hàng nhất định để tăng hiệu quả truyền tải thông điệp. 

  • Tạo nội dung phù hợp

Khi kênh tiếp cận đã thật sự thích hợp, bạn sẽ cần một nội dung thật “vang”, tạo hiệu ứng thu hút hay kích thích khách hàng tiếp nhận thông điệp. Lúc này, để phát triển khả năng sáng tạo, bạn nên thử nghiệm các loại nội dung khác nhau, để đánh giá hiệu quả của từng loại nhằm tìm ra nội dung ưng ý nhất.

Cách để bạn tìm ra chúng là đánh giá lại các số liệu thống kê đã có từ trước, nội dung nào đang tạo ra doanh số tốt nhất và ngược lại. Căn cứ vào đó và các kênh đăng bài, bạn có thể tạo ra các nội dung khác nhau, nhưng vẫn giữ nguyên tính tương thích với nền tảng đã chọn từ trước.

5.3. Kiểm tra kết quả để đo lường và cải thiện ROI

Như đã nêu trên, Growth Marketing chú trọng vào khả năng phân tích dữ liệu có được để đo lường, phân tích hiệu quả của một chiến dịch truyền thông.

Do vậy, bạn cần tạo thói quen thường xuyên cập nhật, đánh giá tính hiệu quả của các nội dung đang được triển khai để củng cố góc nhìn tổng thể của mình.

Thực tế, không phải hình thức marketing nào khi triển khai đều tạo được thành công, đòi hỏi nhà Marketer khả năng nhạy bén, phán đoán được yếu tố thỏa mãn và chưa thỏa mãn trong chiến dịch nhằm cải thiện sớm nhất.

6. Thiết kế đội ngũ Growth Marketing cho doanh nghiệp

Khi tập trung vào kiểu tiếp thị truyền thống, nhiều doanh nghiệp đã vô tình tạo ra khoảng cách nhất định trong việc tương tác giữa các bộ phận trong công ty. 

Nguyên nhân phần lớn đến từ hình thức của kiểu tiếp thị này, đó là tách rời các nỗ lực tiếp thị khỏi quá trình sản xuất sản phẩm. Điều này khiến nhiều doanh nhân bỏ lỡ đi các ý kiến điều chỉnh có lợi cho sản phẩm.

Nhưng đối với Growth Marketer, họ vẫn quyền kiểm soát khi phát triển sản phẩm và hợp tác chặt chẽ với các phòng ban khác.

Để đạt đến điều này, đã có một cấu trúc lý tưởng dành cho đội ngũ Growth Marketing, hay còn gọi là mô hình AAARRR (Pirate Funnel).

  • Đội ngũ Growth Marketing (Growth Marketing Team) sẽ chăm sóc toàn bộ hoạt động
  • Họ sẽ liên tục tối ưu hóa từng bước trong hành trình của khách hàng từ Nhận thức (Awareness), Chuyển đổi (Acquisition), Kích hoạt (Activation), Giữ chân (Retention), Doanh thu (Revenue), và Giới thiệu (Referral)
  • Mục đích cuối cùng là gia tăng giá trị thương hiệu và mang lại sự ủng hộ từ khách hàng đến doanh nghiệp

growth marketing difference

7. Cần phát triển hệ tư duy Growth Marketing như thế nào?

7.1. Đầu tiên, bạn cần hiểu phễu marketing của mình

Phát triển một hệ tư duy rộng lớn cần bắt đầu bằng những bước nhỏ nhất, đó là xác định và hiểu chính phễu Marketing của mình.

Tương tự như hành trình của người mua, có 3 giai đoạn chính cho mỗi phễu marketing:

  • Phần đầu phễu: giai đoạn khách hàng nhận thức về sản phẩm/dịch vụ.
  • Phân thân phễu: giai đoạn người dùng bắt đầu cân nhắc về sản phẩm/dịch vụ.
  • Phần đáy phễu: giai đoạn quyết định hoặc chuyển đổi thành hành động nhất định, như đăng ký dịch vụ, điền form…

Tùy theo ngành hàng, loại hình kinh doanh, mỗi phễu marketing sẽ mang một ý nghĩa khác nhau. Một khi bạn đã nắm được ý nghĩa phễu marketing của mình, hãy tiến hành đo lường từng giai đoạn đó, dựa trên khía cạnh thực tế.

Các số liệu cần đo đạc có thể bao gồm:

  • Lưu lượng truy cập
  • MQL (Marketing Qualified Leads) – Các đầu mối marketing đủ điều kiện
  • SQL (Sales Qualified Leads) – Đầu mối bán hàng đủ tiêu chuẩn
  • Tỷ lệ chuyển đổi
  • Chi phí để có một khách hàng
  • Tỷ lệ khách hàng lặp lại
  • Sự tăng trưởng cùng kỳ theo tháng (MoM: month-over-month)
  • Sự tăng trưởng cùng kỳ theo năm (YoY: year-over-year)

Bạn cần định lượng những dữ liệu thu được, nhằm tìm ra điểm mạnh và yếu trong phễu của mình. Qua đó, bạn sẽ xác định được chính xác chúng là gì và chúng nằm ở đâu trong phễu của bạn.

Hầu hết các doanh nghiệp sẽ gặp một trong hai vấn đề khi đánh giá phễu marketing của mình:

  • Điểm yếu đầu tiên: Vấn đề ở phần đầu phễu, hay còn gọi là vấn đề “thắt nút cổ chai”. Đây là vấn đề xảy ra khi phễu không đủ lưu lượng truy cập để thực hiện bất kỳ hình thức chuyển đổi mong muốn nào.

Doanh nghiệp đã không có được những người dùng thử để chuyển đổi thành khách mua hàng. Và không chỉ trong phạm vi bán hàng, doanh nghiệp cũng gặp vấn đề về lượt mở email quảng cáo ở inbox, tải xuống một gói nội dung…

  • Điểm yếu thứ hai: Tỷ lệ chuyển đổi. Bạn có thể có các chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng thành khách mua hàng.

Tuy nhiên, sẽ không tồn tại bất kỳ một chuyển đổi nào khác như biến thành người ủng hộ/giới thiệu…như cách mà doanh nghiệp mong muốn.

Sau khi đánh giá và tìm ra điểm yếu, bạn cần đẩy mạnh những điểm mạnh trong phễu marketing của mình. Việc làm này là tìm câu trả lời cho câu hỏi “Những kênh nào tạo ra nguồn doanh thu hàng đầu cho doanh nghiệp của bạn?”.

7.2. Xác định một khung làm việc phù hợp cho mục đích vận hành và cải thiện phễu marketing

Bull’s Eye Framework

Bull’s Eye Framework

Để xác định khung làm việc phù hợp, bạn cần sử dụng khung làm việc xác định hồng tâm (Bull’s Eye Framework).

Cấu trúc Bull’s Eye được tiếp cận bằng ba bước nhằm đạt được traction (lực kéo) nhất định. Sẽ có rất nhiều kênh ngoài kia, Bull’s Eye sẽ giúp bạn tổ chức chúng và xác định kênh nào tạo ra traction (hiệu quả về mặt truyền thông).

Cụ thể cấu trúc này như sau:

Vòng trung tâm: Chứa ba kênh mang lại hiệu quả hàng đầu, có tiềm năng cao nhất để đạt hiệu quả về doanh thu cho doanh nghiệp.

Vòng giữa: Chứa các kênh thứ cấp. Đây không phải là các kênh hàng đầu, nhưng có khả năng thực hiện để mang về hiệu quả truyền thông.

Vòng cuối cùng: Chứa các kênh ít thành công nhất. Tuy ít có khả năng kiểm soát được, nhưng liệt kê đầy đủ chúng cũng giúp bạn phán đoán tốt hệ thống kênh của mình.

Sau khi xác định xong các kênh, bạn hãy bắt đầu một loạt thử nghiệm, để phát hiện ra chi phí đạt được một khách hàng qua một kênh cụ thể. Câu hỏi đặt ra là: “Trong kênh này, có bao nhiêu khách hàng có sẵn và có ai bạn muốn làm việc cùng không?”.

Hai giai đoạn chính trong quá trình này là “Lên ý tưởng” và “Lập kế hoạch triển khai”. Nhưng đừng yêu cầu bộ não của bạn phải xử lý cùng lúc cả hai việc này.

Não trái sẽ chỉ tập trung được việc lập kế hoạch và thực thi, như xác định tác động của thử nghiệm, ROI, các tài nguyên cần thiết để hoàn thành thử nghiệm. Não phải chỉ tập trung vào ý tưởng và sáng tạo để giải quyết vấn đề này.

Vì vậy, hãy bắt đầu bằng việc tập trung tạo nên các ý tưởng. Lời khuyên của chúng tôi là bạn nên dùng sheet trên Google Drive để sắp xếp và đơn giản hóa các ý tưởng hơn:

  • Ngày
  • Người phụ trách cuộc thử nghiệm
  • Tên thử nghiệm, nền tảng triển khai
  • Tác động tiềm năng
  • Số liệu
  • Dự đoán
  • Xác suất

Thông thường, hầu hết các ý tưởng sẽ có kết quả thất bại. Bởi mỗi thử nghiệm đều xuất phát từ các giả thuyết chủ quan của bạn, chỉ có chứng minh hoặc phản bác chúng mới mang lại hiệu quả thực sự.

Tuy nhiên, kể cả là ý tưởng bất khả thi nhất, nếu bạn nghĩ rằng chúng sẽ đạt hiệu quả như mong muốn, hãy viết chúng ra. Sau một vài ngày suy ngẫm về chúng, bạn sẽ đánh giá dưới góc nhìn khác và suy nghĩ về các bước tiếp theo.

Mục đích cuối cùng của thử nghiệm là tối ưu hóa liên tục các kênh của bạn. Ngay khi các thử nghiệm mang lại hiệu ứng như bạn mong muốn, hãy xem đây là một tín hiệu tích cực và tập trung hết mình vào chúng. 

7.3. Bước cuối cùng là phát triển một hệ tư duy growth marketing trong nội bộ công ty

Để hệ tư duy Growth Marketing thật sự đi vào thực tiễn, bạn cần thuyết phục được sự tham gia một cách hào hứng từ các bộ phận còn lại của công ty.

Để đạt được điều này, có ba bộ phận quan trọng mà bạn cần tập trung đầu tiên: Bộ phận dịch vụ khách hàng, hỗ trợ khách hàng, “khách hàng thành công”; Đội ngũ bán hàng; Nhóm quản lý sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.

Trong trường hợp một người quản lý nhiều bộ phận, bạn hãy ghi lại các đề xuất bên dưới và tùy chỉnh cho cơ cấu tổ chức của riêng bạn.

  • Bộ phận dịch vụ khách hàng, hỗ trợ khách hàng, “khách hàng thành công”

Đây là nhóm những người trực tiếp kết nối với khách hàng. Họ luôn tìm kiếm các vấn đề của khách hàng và xác định cách thức để cải thiện trải nghiệm đó.

Để hình thành hệ tư duy Growth Marketing từ họ, bạn cần có một kênh giao tiếp mở nhằm giúp họ tương tác với khách hàng. Để khách hàng dễ dàng tiếp cận doanh nghiệp khi cần, kênh giao tiếp của bạn phải thật đơn giản và thân thiện với người dùng.

Khi nắm bắt được khó khăn của khách hàng, bạn bắt đầu xây dựng nội dung thích hợp nhu cầu của họ và mở rộng quy mô thay vì tái tạo phát minh cũ cho một vấn đề mới.

Bên cạnh đó, bạn cũng phải đảm bảo nhắm chuẩn xác “sự thành công” và “sự thắng lợi” cho khách hàng. Điều này giúp tạo ra lời khen ngợi (testimonial) có giá trị cho doanh nghiệp. Bạn cũng có thể chia sẻ chúng như một phản hồi tích cực từ người dùng đã sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn.

  • Đội ngũ bán hàng

Đây là nhóm người tích cực tương tác với các khách hàng tiềm năng, ngay cả khi họ chưa trở thành khách mua hàng hoặc không giao dịch với công ty.

Bởi vì thường xuyên tiếp xúc với khách hàng, họ sẽ có nhiều ý tưởng tốt về nguyên nhân khi khách hàng chuyển đổi, lý do họ không mua, quan trọng nhất là lý giải cho bạn hiểu không phải chân dung của tất cả khách hàng đều giống nhau.

Trong trường hợp cụ thể, đối với nhóm khách hàng tiềm năng của đơn vị kinh doanh nhỏ, có thể chỉ cần một email/ tuần/ một lần cho họ. Nhưng khách hàng cấp doanh nghiệp sẽ luôn cần email thường xuyên hơn, để hỗ trợ chu kỳ mua dài hạn.

Nhờ những thông tin giá trị này, bạn có thể nhắm mục tiêu tốt hơn, tùy chỉnh trải nghiệm nội dung cho khách hàng hiện hữu và khách hàng tiềm năng. Vì vậy, sẽ không bao giờ có cách tiếp cận tổng quát nào phù hợp cho tất cả mọi đối tượng.

Mặt khác, đội ngũ bán hàng có góc nhìn chuyên sâu hơn về nguyên nhân tại sao khách hàng tiềm năng ra quyết định mua hàng. Đó có thể là một lời hứa, lời đảm bảo từ nhân viên bán hàng trước khi chốt giao dịch. Do vậy, nguyên nhân này có thể được tích hợp vào nội dung tiếp thị và trang web hiện có của bạn.

  • Nhóm quản lý sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp

Nhóm này chịu trách nhiệm lớn nhất cho sản phẩm/dịch vụ của công ty. Do vậy, để có được sự đồng thuận từ họ, bạn phải sử dụng các nguồn thông tin một cách logic.

Xuất phát điểm tốt nhất là từ lãnh đạo của nhóm, bạn sẽ giải thích được lý do của sự đầu tư từ khách hàng đến doanh nghiệp là chìa khóa chính.

Khi giải thích lý do tại sao một hệ tư duy Growth Marketing là cực kỳ quan trọng, bạn nên sử dụng các báo cáo từ bộ phận dịch vụ khách hàng, bộ phận hỗ trợ và nhóm “khách hàng thành công” để ảnh hưởng đến mong muốn của khách hàng. Khi đã thấm nhuần hệ tư tưởng này trong nội bộ công ty, bạn có thể tập trung tạo ra chính xác sự tăng trưởng mà khách hàng muốn, không còn gói gọn những gì bạn nghĩ về họ như trước đây.

7.4 Giải pháp Content Marketing & Digital Marketing giúp doanh nghiệp Dẫn đầu ngành hàng

Khóa học Chuyên viên Digital Marketing – Khóa học tích hợp toàn bộ các công cụ truyền thông phổ biến nhất, từ Facebook, Google Adwords, SEO, Email, Tiktok, Zalo sẽ giúp doanh nghiệp đạt được các lợi ích sau:

  • Tối ưu hóa website
  • Sáng tạo và phân phối nội dung đa kênh
  • Tối ưu tỷ lệ chuyển đổi từng kênh phù hợp
  • Tăng trưởng thứ hạng website và hiệu quả quảng cáo

EQVN – Đào tạo, Tư vấn giải pháp và triển khai Digital Marketing

– Học để thay đổi –

8. Case study điển hình áp dụng chiến lược Growth Marketing

8.1. Case study điển hình của Airbnb

Airbnb (Airbed & Breakfast) là một mô hình kinh doanh bằng cách kết nối giữa người cho thuê và người thuê nhà, với quy mô trên toàn thế giới, thông qua ứng dụng hoặc website. Hiện nay, Airbnb đã có mặt tại hơn 220 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Từ khi mới ra mắt, Airbnb đã có những thay đổi đáng kể cho ngành Dịch vụ khách hàng (Hospitality), đồng thời cạnh tranh trực tiếp với các mô hình khách hàng truyền thống.

Sự thành công của Airbnb không thể không kể đến đóng góp to lớn của chiến lược Growth Marketing:

 

  • Hack Craigslist: Airbnb đã tự động đăng tải quảng cáo Craigslist kể cả khi chưa có sự chấp thuận từ Craigslist.
  • Thiết kế sản phẩm: Được thiết kế bởi Chesky và Gebbia, các sản phẩm của Airbnb luôn cam kết sự tận tâm, trải nghiệm tốt nhất cho cả chủ nhà và người thuê nhà.
  • Đơn giản hóa: Khách hàng dễ dàng đăng tải thông tin, tìm kiếm, đặt phòng, trên cả hai nền tảng là ứng dụng và website của Airbnb.

8.2. Case study điển hình của MANTHAN – Tập đoàn bán lẻ lớn nhất tại Ấn Độ

Bản thân nhóm ngành bán lẻ tại tiểu lục địa Ấn Độ có sự cạnh tranh rất lớn. Vì đây là nhóm ngành thiết yếu của Ấn Độ, thị phần của chúng đã lên đến hơn 400 thành phố và thị trấn, khoảng 2 triệu người tiêu dùng/ ngày.

Sau khi áp dụng thành công Growth Marketing, MANTHAN đã tăng trưởng 19% doanh thu từ tệp khách hàng trung thành. Để đạt được con số ấn tượng như thế này, MATHAN đã triển khai các hoạt động như sau:

  • Phân tích hành trình tiêu dùng của khách hàng
  • Triển khai mô hình Growth Marketing qua Pirate Funnel (Giai đoạn Revenue & Retention – chuyển đổi và giữ chân khách hàng)
  • Áp dụng 7 chương trình truyền thông dành riêng cho khách hàng thân thiết (loyalty program)
  • Đầu tư thương mại điện tử, xây dựng nền tảng dữ liệu khách hàng (CDP) kết hợp ví điện tử

9. Kết luận

Dựa theo toàn bộ thông tin, chúng tôi hy vọng bạn đã hiểu hơn về Growth Marketing, cũng như tìm ra giải pháp riêng cho doanh nghiệp của mình. Để tối ưu hóa trải nghiệm người dùng, bạn sẽ cần cả một quá trình liên tục thu thập dữ liệu, lặp lại thử nghiệm, liên tục nâng cao hành trình khách hàng.

Bản thân các nhà doanh nhân, để thiết lập đội ngũ Growth Marketing hiệu quả, họ cũng cần khoảng thời gian nghiên cứu rất lâu để tạo ra hệ tư duy Growth Marketing, nhằm đạt được mức độ tương tác cao hơn, tăng giá trị vòng đời của người dùng.

Nếu còn bất kỳ khó khăn nào về hoạt động phát triển thương hiệu và truyền thông đến khách hàng, đừng ngần ngại tìm hiểu qua khóa học Marketing Manager 4.0 tại EQVN. Khóa học là nguồn kiến thức rộng lớn cả về hoạt động bán hàng, chăm sóc khách hàng và quản trị hiệu quả hệ thống Digital Marketing trong doanh nghiệp.

  • Thấu hiểu khách hàng và hành trình chuyển đổi
  • Cập nhật các xu hướng mới trong Digital Marketing
  • Sáng tạo chiến lược nội dung hiệu quả
  • Tối ưu vận hành doanh nghiệp thông qua CRM và tự động hóa trong Marketing
  • Vận hành hệ thống Digital Marketing khoa học

Ngoài ra, để giảm thiểu các rủi ro không mong muốn trong quá trình kinh doanh, bạn có thể truy cập Blog Doanh nghiệp của EQVN. Đây có thể được coi là một nguồn tham khảo uy tín, đa dạng về tư duy vận hành doanh nghiệp, các kiến thức chuyên sâu được cập nhật thường xuyên, là nguồn thông tin bổ ích mà bạn không thể bỏ qua.

 

Có thể bạn muốn xem thêm:

 

:

Bài viết này hữu ích cho bạn không?
0 / 5 0

Your page rank:

Chia sẻ bài viết này:

Giới thiệu về tác giả

EQVN là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực đào tạo Digital Marketing tại Việt Nam từ năm 2003. Là đối tác chính thức với Facebook, Google, Zalo và các đối khác trong ngành

Bài viết cùng chủ đề

chuyển đổi số

Chuyển Đổi Số Là Gì? Cách Áp Dụng Chuyển Đổi Số Cho Doanh Nghiệp

Sự bùng nổ của công nghệ đã và đang ảnh hưởng rất lớn đến hành vi sử dụng tất cả các sản phẩm/dịch vụ của người dùng. Chẳng hạn, nền…

Logo chữ đỏ EQVN.NET kích thước vuông

Văn hóa – Yếu tố quan trọng trong hoạt động Marketing

Văn hóa là một khái niệm tổng quát bao gồm toàn bộ những: niềm tin, giá trị, chuẩn mực, phong tục tập quán được dùng để hướng dẫn hành vi…

thiết kế sản phẩm (product design)

Thiết kế sản phẩm (Product Design) Là Gì? Quy Trình Product Design Hay

Đa số người dùng ngày nay có xu hướng tiếp cận sản phẩm thông qua các hình thức bên ngoài của chúng. Để khách hàng “yêu sản phẩm ngay lần…

Logo chữ đỏ EQVN.NET kích thước vuông

10 qui tắc để PR một cách nhanh chóng và dễ dàng

Một trong những giải pháp quảng cáo hữu hiệu chính là có chiến lược PR – “giao tiếp cộng đồng” tốt. PR hiệu quả là cách mang lại những bài…

phễu marketing

Phễu Marketing Là Gì? Chiến Lược Xây Dựng Phễu Marketing Hiệu Quả

Nếu quan tâm đến lĩnh vực Marketing, chắc hẳn bạn đã nghe đến việc xây dựng phễu trong các hoạt động tiếp thị. Tuy nhiên, bạn đã biết chính xác…

logo eqvn

Đào tạo, tư vấn giải pháp và
triển khai Digital Marketing

Được thành lập vào tháng 4 năm 2003 và bắt đầu đào tạo Digital Marketing vào năm 2009. Với mục tiêu, Hỗ trợ doanh nghiệp và các cá nhân nắm bắt cơ hội và khai thác tối đa ứng dụng của Internet vào hoạt động kinh doanh.

Liên hệ chúng tôi qua mạng xã hội

Bài viết nổi bật

Khóa học Digital Marketing

digital marketing
Chuyên viên Digital Marketing

Nội dung cơ bản đến nâng cao nhằm giúp bạn ứng dụng thành thạo các kênh truyền thông phổ biến trên Internet: Facebook, Google Ads, SEO...

mm4.0
Marketing Manager 4.0

Chương trình đem đến cho CEO, Quản lý ... giải pháp Quản trị trong hoạt động truyền thông số trong doanh nghiệp, như lập kế hoạch, đo lường, ...

inhouse
Đào tạo tại doanh nghiệp

Song song với các chương trình đào tạo tập trung về Digital Marketing, EQVN đặc biệt thiết kế riêng chương trình đào tạo tại chỗ dựa trên yêu cầu của doanh nghiệp (Inhouse Training).

Dịch vụ Digital Marketing

[the_ad id="57359"]
tối ưu
Dịch vụ tư vấn Digital Marketing

Đối thoại trực tiếp với chuyên gia chiến lược Digital để cải thiện hoạt động Digital Marketing, xây dựng thương hiệutăng trưởng doanh số.

dịch vụ DM2@3x-8
Dịch vụ Digital Marketing

Nội dung cơ bản đến nâng cao nhằm giúp bạn ứng dụng thành thạo các kênh truyền thông phổ biến trên Internet: Facebook, Google Ads, SEO...

Đăng ký tải tài liệu Tổng quan Digital Marketing cho người mới bắt đầu