Cách giảm lượt Unsubscribe Email đáng kể
Tác giả: EQVN.NET | Chuyên mục: Email marketing | Ngày cập nhật: 25 - 08 - 2021
Chia sẻ bài viết này:
Đối với những doanh nghiệp ưa chuộng việc sử dụng Email Marketing như một kênh bán hàng đầy tiềm năng, một cổng giao tiếp hiệu quả với khách hàng mục tiêu, một kênh truyền thông giúp gia tăng mức độ nhận diện thương hiệu thì chắc hẳn không ít lần bạn đã phải đau đầu với vấn đề muôn thuở đó là “lượng unsubscribe ngày một gia tăng”. Sau đây là bài viết giúp doanh nghiệp xác định được nguồn gốc vấn đề và cách khắc phục triệt để vấn đề để giúp bạn tối ưu hóa hiệu quả của Email Marketing nhé!
Trước hết ta nên tìm hiểu rõ lý do vì sao khách hàng lại muốn nhấn theo dõi Email của bạn
1. Tại sao khách hàng đăng ký nhận Email
Hiển nhiên là khách hàng đăng ký nhận Email vì họ thấy những Email của doanh nghiệp mang lại giá trị, lợi ích cho họ.
Dưới đây là một số nguyên do lý giải vì sao khách hàng quyết định nhấn đăng ký nhận Email từ doanh nghiệp bạn:
1.1 Vì những ưu đãi, mã giảm giá, khuyến mãi khi mua hàng
Theo Hubspot, khoảng 28% khách hàng nói rằng họ đăng ký nhận Email vì “muốn được thông báo về những chương trình khuyến mãi, mã ưu đãi hoặc phiếu giảm giá từ một công ty.”
Không có gì đáng ngạc nhiên khi các Email về giảm giá, ưu đãi lại hấp dẫn khách hàng như thế. Ngay cả chính chúng ta cũng sẽ theo dõi các Email mang đến giá trị, lợi ích cho chúng ta. Tuy mục đích của những Email này là để thông báo những chương trình khuyến mãi, ưu đãi từ thương hiệu nhưng doanh nghiệp cũng có thể tận dụng nó để giới thiệu, hoặc thông báo cho khách hàng những tin tức về thương hiệu, hoặc những chương trình mà doanh nghiệp sắp tổ chức.
Ví dụ: trong khi ưu tiên mã giảm giá, ưu đãi hoặc phiếu giảm giá ở đầu Email, bạn cũng có thể chia sẻ tin tức về sản phẩm mới hoặc các bài đăng trên blog ở cuối Email.
1.2 Liên kết đến những nội dung hữu ích trong Email
Không phải tất cả khách hàng đăng ký nhận Email đều muốn nhận ưu đãi mới nhất về sản phẩm. Đôi khi, mọi người đăng ký nhận Email chỉ vì mục đích học hỏi những điều mới. Điều này giải thích tại sao một phần tư số người tham gia nói rằng họ đăng ký nhận Email vì họ muốn thường xuyên nhận được “nội dung của một thương hiệu (tức là blog, video, đồ họa).”
Dù Email dưới dạng bài đăng Blog hoặc các bài viết về thương hiệu sẽ không mang đến kết quả ngay lập tức hoặc tạo ra giao dịch ngay tức khắc nhưng nó sẽ là một chiến lược nâng cao mức độ nhận diện thương hiệu rất hiệu quả.
Chẳng hạn như những người đăng ký chỉ để xem nội dung của bạn chứng tỏ rằng họ rất tin tưởng những nội dung chất lượng của thương hiệu, khách hàng càng tiêu thụ nhiều nội dung từ thương hiệu sẽ càng hình thành nhận thức “bị động”, nghĩa là khi họ đọc nhiều nội dung được tạo ra từ thương hiệu bạn, đến một lúc nào đó, trong tiềm thức của họ sẽ mặc định nhớ tên thương hiệu của bạn mỗi khi họ muốn mua một sản phẩm liên quan.
1.3 Các thông báo của Công ty
Một số công ty chọn gửi Email dưới dạng các thông báo của thương hiệu để khách hàng thấy các hoạt động bên trong công ty họ. Những Email này có thể bao gồm các thông báo theo kiểu thông cáo báo chí, thông tin về nhân viên hoặc các bài đăng blog của công ty.
Mặc dù nội dung này có thể không được đánh giá cao như các nội dung về chương trình ưu đãi, khuyến mãi nhưng nó vẫn giúp thương hiệu xây dựng một hình ảnh chuyên nghiệp, đáng tin cậy trong lòng khách hàng. Đây có thể là lý do tại sao 16% trong số những người Hubspot đã khảo sát đã đăng ký Email chỉ để nhận thông báo cụ thể của công ty trong hộp thư đến của họ.
1.4 Nhiều nội dung được pha trộn trong cùng một Email
Trong khi 10% người tham gia khảo sát chọn “Tất cả các điều trên” làm lý do đăng ký Email chính của họ, 14% chọn “Lý do khác”. Những kết quả này có thể gợi ý rằng các nhóm người đăng ký Email rất mong đợi được thưởng thức các loại nội dung khác nhau trong một Email.
Tuy nhiên, hãy cân nhắc xem có nên chèn nhiều nội dung khác nhau trên cùng một Email hay không, đôi khi bạn cũng nên thử phá vỡ các quy chuẩn Email thông thường để xem liệu bạn có thể đa dạng hóa Email của mình khiến người đọc muốn nán lại thời gian để đọc hết Email không.
Ví dụ: nếu bạn có một khán giả đăng ký nhận Email của blog công ty, hãy cân nhắc một cách khéo léo việc đưa vào một phiếu giảm giá hoặc chiết khấu ở dưới cùng – sau nội dung blog của bạn – để xem liệu bạn có thể nhận được chuyển đổi hay không.
2. Tại sao khách hàng hủy đăng ký nhận Email
Thách thức khiến mọi doanh nghiệp đều đau đầu khi áp dụng công cụ tiếp thị hiệu quả này đó là khi phải đối mặt với lượng unsubscribe ngày một tăng.
Kể cả khi bạn có một quy trình tiếp thị Email hoàn hảo hay một chiến dịch Email Marketing hiệu quả thì vẫn sẽ luôn hiệu hữu một lượng khách hàng không ngần ngại ấn nút “unsubscribe”.
Vì sao lại xảy ra tình huống như vậy? Có phải mọi người đã cảm thấy nhàm chán với nội dung của rồi ư? Hay họ đã tìm thấy một thương hiệu cạnh tranh khác có nội dung tốt hơn bạn?
Khi Hubspot tiến hành khảo sát khách hàng, “Lý do phổ biến nhất khiến bạn hủy đăng ký nhận Email tiếp thị là gì?” Và kết quả cho thấy, họ hủy đăng ký là do những lý do khác, chứ không hoàn toàn phụ thuộc vào chất lượng nội dung của Email.
Trên thực tế, 51% nói rằng họ hủy đăng ký vì “Email đến quá thường xuyên”
2.1 Tần suất gửi Email Marketing
Trong khi 34% những người được khảo sát nói rằng họ thường hủy đăng ký khỏi danh sách Email vì “Email đến quá thường xuyên (nhiều hơn một lần mỗi ngày),” “17% Email đến nhiều hơn một lần mỗi tuần”.
Bất chấp các số liệu thống kê như trên và lo sợ rằng gửi quá nhiều Email sẽ dẫn đến tỷ lệ hủy đăng ký cao, hầu hết các nhà tiếp thị vẫn gửi nhiều email hàng tuần và hàng ngày. Theo báo cáo trạng thái tiếp thị từ Hubspot, hơn 50% nhà tiếp thị gửi Email từ ba đến tám lần mỗi tuần.
Vậy làm thế nào để bạn giữ được tần suất gửi Email nhưng không làm mất lượt người đăng ký?
2.1.1 Ngăn chặn việc hủy đăng ký liên quan đến tần suất
Nếu khách hàng của bạn lấy lý do “nhận quá nhiều Emails” để hủy đăng ký hoặc nếu như doanh nghiệp bạn nhận được báo cáo cho thấy tỷ lệ nhấp chuột hoặc tỷ lệ mở thấp hơn trong suốt cả tuần, hãy xem xét việc bỏ một đến hai Email không cần thiết hoặc kết hợp hai nội dung lại trên cùng một Email rồi gửi cho khách hàng trong cùng một ngày.
Sau khi kết hợp các nội dung Email của mình, hãy xem liệu tỷ lệ hủy đăng ký hoặc thư rác của đã thấp hơn hay chưa, đồng thời chú ý đến các chỉ số tương tác như tỷ lệ mở hoặc tỷ lệ nhấp chuột nữa nhé! Nếu các chỉ số được cải thiện theo chiều hướng đi lên thì có nghĩa là bạn đã đi được đúng hướng rồi đấy!
2.2 Nội dung không chất lượng
Mặc dù nội dung không phải là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến việc hủy đăng ký, nhưng nó vẫn có thể là một yếu tố cần được xem xét.
Mặc dù 17% người tham gia thường hủy đăng ký khi nhận các Email “spam hoặc chứa quá nhiều quảng cáo”, 9% sẽ hủy đăng ký nếu nội dung “không còn giá trị”. Nếu bạn thấy tỷ lệ mở thấp, tỷ lệ nhấp, tỷ lệ lướt đọc cao, cũng như các báo cáo hủy đăng ký hoặc spam liên quan đến nội dung kém, có thể đã đến lúc nên kiểm tra lại các nội dung bạn đang chia sẻ trong từng Email, thử nghiệm các loại nội dung mới và tránh các nội dung chứa những thông tin không cần thiết hoặc quá dài dòng khiến khách hàng không muốn đọc.
Cách giải quyết tình trạng này là tạo ra những nội dung phù hợp với từng phân khúc khách hàng, có thể là theo sở thích, hành vi, độ tuổi,… để đảm bảo rằng những người có những mối quan tâm khác nhau sẽ nhận được nội dung đúng với mối quan tâm của họ.
2.3 Nội dung hoặc khuyến mãi không mong muốn
Cùng với nội dung không có giá trị, 10% người tham gia chủ yếu hủy đăng ký nhận các Email không cung cấp nội dung mà họ mong đợi nhận được.
Khoảng 5% người tham gia nói rằng họ thường hủy đăng ký nhận các Email mà họ “không đăng ký” ngay từ đầu, trong khi 5% khác nói rằng họ chủ yếu hủy đăng ký nhận các Email “không cung cấp nội dung, khuyến mại hoặc phiếu giảm giá” mà thương hiệu đã quảng cáo trước đó.
2.3.1 Tránh nội dung khách hàng không quan tâm
Là một nhà tiếp thị Email, công việc của bạn là hiểu khách hàng của mình và gửi nội dung mà họ sẽ tương tác. khi khách hàng quyết định đăng ký Email của bạn nghĩa là họ cảm thấy những nội dung khi họ nhận được trong quá trình bạn tiếp thị rất hữu ích đối với họ. Khi bạn đưa cho họ những Email mà họ không thích hoặc không quan tâm, họ có thể sẽ ít tin tưởng vào thương hiệu của bạn đấy!
Ví dụ: nếu bạn tiếp thị một bản tin hàng ngày hứa hẹn sẽ có sự tham gia của các chuyên gia, hoặc sẽ có sự xuất hiện của các bài đăng hữu ích trên blog hoặc các phiếu giảm giá từ thương hiệu nhưng lại thay vào đó là gửi các bản tin chỉ quảng cáo các sản phẩm, các nội dung không chuyên nghiệp, những điều này sẽ khiến khách hàng không hài lòng với thương hiệu và hủy đăng ký ngay đấy!
Và đấy là những lý do bạn cần cân nhắc khi nhận thấy tỷ lệ tương tác và hủy đăng ký bị sụt giảm trong quá trình tiếp thị. Khi đã phân tích, và tìm ra được nguyên nhân, đã đến lúc bạn cần nhanh chóng chuyển qua bước tiếp theo đó là khắc phục vấn đề, cải thiện chỉ số.
3. Các cách giúp khắc phục lượng người hủy đăng ký nhận Email Marketing cho doanh nghiệp
3.1 Luôn cho họ cơ hội từ chối để tránh tình trạng bị đánh dấu là spam
Bạn phải tạo ra một cách để người đăng ký nhận Email có quyền chọn lựa “unsubscribe” khi họ thấy nội dung không phù hợp hoặc cảm thấy không muốn nhận thư từ bạn nữa.
Có nhiều mẫu hủy đăng ký khác nhau bao gồm một liên kết hủy đăng ký dễ tìm thấy ở phần footer. Đừng dấu diếm hoặc cố tình làm cho khách hàng không nhìn thấy thông tin này, điều đó có thể làm cho khán giả vốn đã thất vọng càng thêm tức giận.
Làm cho nó dễ hiển thị như trong hình bên dưới. Lưu ý cách đặt liên kết “Hủy đăng ký” được hiển thị rõ và dễ tìm thấy ở phần footer.
link hình: có thể xem trong hộp thư các Email của GG ở phần footer
3.2 Tạo nội dung Email mà khách hàng quan tâm.
Đầu tiên, và quan trọng nhất, bạn sẽ muốn phát triển và thực hiện chiến lược Email ưu tiên những nội dung có giá trị và tránh quảng cáo quá mức. Ví dụ: bạn có thể tạo Email với sự kết hợp của bán hàng, phiếu ưu đãi và mã khuyến mại hoặc tập trung vào việc quảng cáo các bài đăng hấp dẫn nhất trên blog của bạn. Hoặc, nếu bạn có một lượng lớn khán giả với một vài sở thích chung, bạn có thể phân khúc họ bằng cách tạo các Email tiếp thị và gộp lại danh sách các người đăng ký có cùng sở thích với nhau.
3.3 Đừng chỉ tập trung vào nội dung giới thiệu sản phẩm của bạn.
Đúng. Bạn là một nhà tiếp thị và ca ngợi sản phẩm/ dịch vụ là một điều phải làm để khách hàng biết đến sản phẩm của bạn. Tuy nhiên, quá nhiều thông tin chi tiết về sản phẩm trong Email có thể gây cảm giác spam hoặc quảng cáo quá mức.
Khi bạn quảng cáo sản phẩm của mình trong Email, hãy cố gắng đưa vào các nội dung khác, chẳng hạn như liên kết đến blog hoặc video để cân bằng nội dung. Quảng bá nội dung có giá trị sẽ hiệu quả hơn việc chỉ đề cập những tin tức về sản phẩm khi muốn khách hàng đăng ký theo dõi Email của doanh nghiệp mình.
Trong bảng báo cáo tình trạng tiếp thị năm 2020 của Hubspot, giám đốc tiếp thị của EMEA, Henni Roini đã nhấn mạnh lý do tại sao quảng bá sản phẩm không phải là tất cả: “Chỉ những công ty và thương hiệu đề cao việc tạo ra kết nối giữa con người mới đem đến thành công. Điều này cực kỳ đúng với việc sử dụng Email làm công cụ tiếp thị. Bạn có thể nhận được những lợi ích ngắn hạn từ nội dung mang tính chất quảng cáo, nhưng những nội dung trung thực, nhân văn và được cá nhân hóa sẽ tạo ra một lượng người theo dõi về lâu về dài”, Roini nói.
3.4 Tiếp thị những khía cạnh có giá trị nhất của thương hiệu bạn.
Để mọi người thực sự thấy nội dung Email của bạn có giá trị, bạn cần tiếp thị những nội dung thật sự đặc biệt và giá trị từ thương hiệu bạn để thu hút người đăng ký. Khi bạn chia sẻ biểu mẫu đăng ký Email của mình trên trang web hoặc phương tiện truyền thông xã hội, hãy chỉ ra những gì Email của bạn sẽ cung cấp cho khách hàng. Chúng sẽ bao gồm nội dung blog, mẹo của chuyên gia liên quan đến ngành của bạn hoặc các chương trình khuyến mãi. Hãy nói rõ ra những ưu điểm này khi muốn khách hàng đăng ký nhận Email từ doanh nghiệp bạn.
3.5 Thực hiện một cuộc khảo sát hỏi khách hàng lý do vì sao họ hủy đăng ký
Đây là cơ hội để bạn tìm hiểu lý do tại sao khách hàng từ chối nhận Email từ thương hiệu bạn, giúp bạn thấu hiểu khách hàng hơn rồi từ đó cải thiện cách giao tiếp với khách hàng của mình.
Cuộc khảo sát dưới đây là một ví dụ điển hình:
Hoặc tạo một khung comment để khách hàng tự do đưa ra nhận xét với 200 ký tự trở xuống như hình dưới đây:
Email là một kênh tiếp thị hiệu quả cho mọi doanh nghiệp để tạo ra doanh thu, nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng, nâng cao mức độ nhận diện thương hiệu. Mong rằng bài viết trên của EQVN sẽ giúp doanh nghiệp bạn giải quyết được các vấn đề khi sử dụng Email Marketing và từ đó giúp bạn thấu hiểu khách hàng của mình hơn để mang đến cho họ những nội dung tiếp thị giá trị, hữu ích, đúng với nhu cầu mong muốn của họ nhé!
5. Khóa học Email tại EQVN
Đến với khóa học Email, bạn học được những kiến thức gì?
- Căn bản về Email Marketing và cách xây dựng nội dung Email
- Công cụ làm Email Marketing
- Thực hành ứng dụng Email Marketing
- Xây dựng kế hoạch và chiến lược tổng thể về Email Marketing
Tham khảo thông tin Khóa học Email thuộc chuyên đề của chương trình đào tạo digital marketing online của EQVN nhé!
:
Chia sẻ bài viết này:
EQVN.NET - Đào tạo, tư vấn giải pháp & triển khai Digital Marketing
EQVN là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực đào tạo Digital Marketing tại Việt Nam từ năm 2003. Là đối tác chính thức với Facebook, Google, Zalo và các đối khác trong ngành
Bài viết cùng chủ đề
Email Marketing là công cụ tiếp thị mạnh mẽ giúp doanh nghiệp kết nối và tăng cường mối quan hệ với khách hàng. Tìm hiểu…
Email Marketing là công cụ tiếp thị không thể thiếu đối với những doanh nghiệp muốn tiếp cận với nhiều khách hàng hơn với chi…
Các tài khoản Email người dùng bị lỗi hoặc không xác định có thể có tác động tiêu cực đến danh tiếng người gửi và…
Một trong những câu hỏi phổ biến nhất mà các nhà tiếp thị email tự hỏi là, “Khi nào là thời điểm tốt nhất để…
Việc Xây dựng 1 danh sách email chất lượng là một trong những bước đầu tiên và quan trọng nhất để thực hiện một chương…
ĐÀO TẠO, TƯ VẤN GIẢI PHÁP VÀ TRIỂN KHAI DIGITAL MARKETING
EQVN.NET
Được thành lập vào tháng 4 năm 2003 và bắt đầu đào tạo Digital Marketing vào năm 2009. Với mục tiêu, Hỗ trợ doanh nghiệp và các cá nhân nắm bắt cơ hội và khai thác tối đa ứng dụng của Internet vào hoạt động kinh doanh.
Liên hệ chúng tôi qua mạng xã hội
NỘI DUNG ĐỀ XUẤT CHO BẠN
KHÓA HỌC NỔI BẬT
Cập nhật những thông tin hữu ích về Digital Marketing mỗi tuần