Google Penalty là gì? Hành động nào dẫn đến Google Penalty?
Tác giả: EQVN.NET | Chuyên mục: SEO | Ngày cập nhật: 16 - 12 - 2022
Chia sẻ bài viết này:
Google Penalty là thuật ngữ mô tả hình phạt được tạo ra nhằm mục đích trừng trị các website cố tình vi phạm các quy tắc của Google. Các hình phạt này ngăn không cho website tiếp tục các hành vi sai lệch mới, giáo dục các doanh nghiệp tôn trọng và tuân thủ chính sách khi hoạt động trên nền tảng Google. Dù vẫn đang vận hành, nhưng khi website trải qua Google Penalty, tương tác trên website và thứ hạng của một lượng lớn bài viết sẽ nhanh chóng giảm xuống. Tệ hơn thế nữa, các website vi phạm có thể không còn hiển thị trên Google SERPs. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến Google Penalty, có thể từ chính nhà quản trị website hoặc do ảnh hưởng từ người dùng. Qua bài viết này, chúng tôi sẽ cho bạn biết cách xác định website đang gặp Google Penalty, nguyên nhân xuất hiện và cách đưa website trở lại vị trí mong muốn ban đầu.
1. Google Penalty là gì?
Google Penalty là hình phạt do Google tạo ra và xảy ra với bất kỳ dạng website nào. Hình phạt này sẽ khiến cho website không còn được liệt kê trên trang kết quả tìm kiếm hoặc thứ hạng các từ khóa giảm đi đáng kể. Khi website bị ảnh hưởng bởi Google Penalty, đối tượng mục tiêu sẽ không thể nhìn thấy bạn, đồng nghĩa với việc bạn không còn lưu lượng truy cập, sụt giảm doanh thu và ảnh hưởng nặng nề đến quá trình vận hành doanh nghiệp.
2. Tại sao lại có Google Penalty?
Công việc của Google là cung cấp các kết quả tìm kiếm phù hợp nhất. Theo quan điểm của Google, bất kỳ trang web nào cố gắng thao túng kết quả tìm kiếm đều gây hại cho sản phẩm của Google. Google sẽ không phải là Google nếu nó trả về kết quả không có ích hoặc mang lại cho người dùng trải nghiệm tiêu cực, phải không?
Hình phạt của Google là kết quả của một thuật toán luôn phát triển và thay đổi liên tục mà Google sử dụng để thu thập thông tin và kiểm tra các trang web. Mặc dù có một số hành động cụ thể có thể dẫn đến hình phạt ngay lập tức do nhân viên Google đưa ra, nhưng có những hành động khác không được quảng cáo công khai hoặc một số hành động có thể dẫn đến việc giảm thứ hạng xảy ra theo thời gian. Điều này là để bảo vệ Google khỏi các trang web cố gắng vượt qua nó hoặc thao túng thêm kết quả của nó.
3. Dấu hiệu nhận biết website bị Google Penalty
Sau hàng loạt các nỗ lực để cải thiện thứ hạng website, bạn chắc chắn sẽ không muốn website quay trở lại những ngày đầu khi chưa một ai biết đến, đúng không nào? Dưới đây sẽ là một số dấu hiệu để bạn biết website có đang bị Google Penalty hay không:
- Lượt traffic Search Organic giảm đột ngột
- Thứ hạng trang web và các từ khóa giảm dần trong kết quả tìm kiếm
- Nội dung mới không được Google Index
- Kiểm tra site:tendomaincuaban.com không có kết quả, hoặc website rơi vào Google Sandbox
4. Nguyên nhân khiến website bị Google Penalty
Thông thường, bạn sẽ không biết chính xác nguyên nhân Google xử phạt là gì, bởi ngay cả những chuyên gia SEO có kinh nghiệm nhất cũng có thể dính hình phạt của Google. Dù là hình phạt thủ công (manual) hay hình phạt tự động, cũng có một số nguyên nhân để website bị Google Penalty như:
4.1. Nội dung spam do người dùng gây ra
Đây là hình phạt thủ công do một số người dùng độc hại cố gắng spam website thông qua các liên kết hoặc nội dung không liên quan. Vì vậy, những trang web được thiết kế để người dùng tự do tạo nội dung rất dễ bị dính hình phạt này.
Một số ví dụ về nội dung spam mà khách truy cập có thể tạo ra gồm:
- Bình luận spam trên các Blog
- Tài khoản spam trên các máy chủ miễn phí
- Spam trên diễn đàn các nội dung như quảng cáo.
- Bài đăng có vẻ như được tạo tự động
Tuy nhiên, ngoài việc theo dõi thường xuyên website để tìm ra thư rác độc hại, bạn vẫn sẽ có một số mẹo để tránh gặp phải hình phạt này:
- Tắt nhận xét cho từng bài đăng
- Duyệt trước hồ sơ người dùng và những nhận xét của họ trước khi đăng
- Tích hợp các công cụ chống spam như Captcha
- Sử dụng thuộc tính nofollow cho các liên kết được người dùng tạo ra
- Các hồ sơ đã gửi thư rác lặp đi lặp lại cần được đưa vào danh sách đen
Ngoài ra, bạn cũng nên kiểm tra và xóa toàn bộ các nội dung spam trên website. Sau khi chắc chắn điều này, bạn đã có thể gửi yêu cầu xem xét lại thông qua Google Search Console.
4.2. Vấn đề về dữ liệu có cấu trúc
Nếu trang web cung cấp các nội dung không phù hợp với cấu trúc dữ liệu đã sử dụng, hoặc website vi phạm các nguyên tắc về dữ liệu có cấu trúc của Google, bạn sẽ dính Google Penalty.
Vì vậy, cách để tránh hình phạt này là luôn tuân thủ nguyên tắc đánh dấu dữ liệu có cấu trúc, kiểm tra thường xuyên dữ liệu có cấu trúc trên website trước khi thực hiện thay đổi mã.
4.3. Các liên kết bất thường đến website
Để tăng cường thứ hạng website, nhiều SEOer sẽ cố gắng triển khai các chiến lược xây dựng liên kết trên quy mô lớn, xây dựng các liên kết hoặc trao đổi liên kết nhằm lôi kéo lượng lớn người dùng, nhưng không tập trung tạo giá trị thực.
Đối với Google, việc này được xem là một hành động thao túng kết quả tìm kiếm của họ. Do đó, hoạt động này được xem là không tự nhiên và bị Google Penalty. Để tránh điều này, bạn nên đảm bảo một vài hành động sau:
- Đừng tham gia các kế hoạch trao đổi liên kết
- Tránh liên kết quy mô lớn bằng cách sử dụng các anchor text làm từ khóa chính xác
- Luôn theo dõi các liên kết bên ngoài thông qua bảng điều khiển tìm kiếm
- Loại bỏ, từ chối bất kỳ liên kết nào đang có dấu hiệu spam
- Tránh các bài đăng do người dùng tạo ra chứa nhiều anchor text có từ khóa chính xác
- Điều chỉnh mức phân bổ của link nofollow và dofollow
4.4. Các liên kết bất thường từ website của bạn
Tương tự như hình phạt ở trên, bạn có một hồ sơ liên kết bất thường ra ngoài, bạn chắc chắn bị Google Penalty. Sự khác biệt duy nhất là hình phạt này chỉ dành cho các liên kết được xây dựng trên các tên miền khác. Vì vậy, hãy thật cẩn thận khi liên kết đến các tên miền không liên quan đến lĩnh vực, các liên kết tham gia vào quá trình trao đổi liên kết, mua và bán các liên kết.
4.6. Nội dung không chất lượng
Nếu Google nhận thấy tần suất hiển thị các bài viết chất lượng thấp trên website, hoặc nội dung mà bạn cung cấp khác nhau đối với người dùng và công cụ tìm kiếm, bạn sẽ bị Google Penalty. Một số nội dung không giá trị hay còn gọi là Thin Content như:
- Nội dung được tạo một cách tự động, sơ sài, rời rạc.
- Các trang liên kết chỉ nhằm quảng bá link affiliate.
- Nội dung được sao chép từ các nguồn khác hoặc các bài đăng của khách truy cập có chất lượng kém, không có tính xác thực rõ ràng.
- Nội dung bị che đậy, không tương thích cho cả người dùng và bot của Google.
Do đó, cần đảm bảo các nội dung trên website mang lại giá trị cho người truy cập, không kèm mục đích spam. Hãy luôn kiểm tra định kỳ để loại bỏ các nguồn thông tin chất lượng thấp ra khỏi website của bạn.
4.7. SEO quá mức
Như đã nói ở trên, Google Penalty ảnh hưởng rất lớn đến việc thăng hạng của một website – một khía cạnh quan trọng trong quá trình SEO. Do vậy, sẽ có một số những yếu tố khi SEO Onpage được đẩy lên quá mức có thể làm website phạm phải Google Penalty.
Trao đổi link: Đừng cố trao đổi quá nhiều link với những website khác, nhất là những website không cùng lĩnh vực hoặc thị trường kinh doanh. Việc này có thể khiến Google nhận diện ra sự bất thường trong website. Mặt khác, một số website được liên kết với bạn cũng có nguy cơ là web spam hoặc là các website không thường xuyên cập nhật nội dung.
Xây dựng quá nhiều link 1 chiều: Googlebot sẽ không nhận diện các link 1 chiều, nhưng thực hiện quá nhiều link 1 chiều, trong thời gian quá ngắn, website của bạn có thể bị phạt. Căn cứ vào sự trưởng thành của một website, Google có thể đo lường mức tối đa cho các backlink tự nhiên. Vì vậy, vượt qua giới hạn này, website của bạn có thể rơi vào Sandbox hoặc tệ hơn là Google Penalty.
Xây dựng link với tương từ hoặc có cùng anchor text: Googlebot luôn rà soát các website và trả kết quả về từng giờ. Do vậy, sẽ rất dễ để Google biết các link đổ về đang sử dụng cùng 1 anchor text cho 1 link trong nhiều bài viết, và điều này thật không tự nhiên. Tốt hơn hết bạn nên xây dựng nội dung khác biệt có chất lượng cao để nhận được các link tự nhiên.
Link hoặc quảng cáo: Đừng đặt quá nhiều link quảng cáo hoặc text link trên dòng in đậm giới thiệu, chúng làm bạn trông không có chút giá trị nào cho người dùng và giống như đang spam vậy.
Đặt thẻ tag hoặc link: Đổi mới và thu hút người dùng là mục đích tiên quyết mà bất kỳ nhà sáng tạo hay doanh nghiệp cũng đang theo đuổi. Vì vậy, đừng men theo lối mòn cũ mà triển khai các hình thức đặt thẻ tag và link liên quan theo tư duy cũ và không tạo ra hiệu quả.
Mật độ từ khóa: Đừng để Blog của bạn trở nên khô khan với hàng tá các từ học thuật, chỉ vì muốn bài viết thăng hạng trên SERPs. Người làm SEO đúng đắn nên có cách phân bổ hợp lý cho các từ khóa của mình. Vì vậy, trông sẽ thật tự nhiên nếu bạn giữ từ khóa thấp hơn 1,5%, nghĩa là lượng từ khóa chỉ lặp lại khoảng 5-6 lần trong bài viết bình quân 500 từ.
Thay đổi anchor text home thành keyword home: Đừng SEO quá nhiều cho website khi thay đổi anchor text home trên thanh điều hướng thành một từ khóa SEO.
Tên domain trùng với từ khóa: Những domain trùng với từ khóa được xem như dấu hiệu của việc SEO quá mức. Mặt khác, điều này cũng làm bạn đánh mất lợi thế cạnh tranh so với các domain mang tính thương hiệu khác.
5. Những cách SEO sai lầm dễ nhận hình phạt Google Penalty
Những cách SEO sai lầm dễ đẩy website vào hình phạt của Google có thể thấy như:
- Mua liên kết với mục tiêu thao túng PageRank
- Lạm dụng trao đổi liên kết với các site khác
- Website bị trùng lặp về mặt nội dung
- Lạm dụng thẻ H1, chỉ nên đặt 1 thẻ H1 cho 1 trang
- Tồn tại những trang không tồn tại: SEOer cần điều hướng chúng để báo cho người dùng và các search engin
- Liên kết từ website của ngôn ngữ khác: Các liên kết không cùng thị trường hoạt động trông không tự nhiên và dễ bị Google phạ
- Nhồi nhét từ khó
- Đặt liên kết ở cuối tran
- Kèm các liên kết hoặc nội dung ẩn trong tran
- Nội dung sao chép từ các trang khá
- Sử dụng quá mức các anchor tex
- Không có Hreflan
- Website tốn quá nhiều thời gian hiển th
- Từ khóa trong anchor text không khớp nội dung các landing pag
- Tham gia mạng lưới trao đổi liên kế
- Lạm dụng hơn 5 lần từ khóa trên tran
- Có các bình luận spam trên khắp diễn đà
- Bị hacker hay spinning đánh tráo nội dun
- Xây dựng liên kết quá nhanh cho các trang đíc
- Spam từ người dùng độc hạ
- Liên kết quá nhiều chữ ký từ các diễn đàn
- Sai sót trong robots.txt như: Disallow:/
- Liên kết đến website bị nghi ngờ có hành vi vi phạm
- Chuyển hướng 301 sang website khác khi trang bị phạt: Bạn sẽ nhận được hình phạt mới
- Các mã lỗi HTTP status 500 từ server
- Backlink độc hại từ website nghi ngờ có hành vi vi phạm hoặc chơi xấu
- Website không tương thích đối với các thiết bị di động
- Không cho Google biết nội dung bạn tham khảo từ nguồn thông tin nào
- Tên miền được mua lại có chứa lịch sử xấu
- Nội dung tự động hoặc các nội dung không sáng tạo, không có giá trị cập nhật kiến thức
- Tự động điều hướng người dùng đến các trang không mong muốn
- Website có hành vi lừa đảo, virus hoặc chứa phần mềm độc hại
- Quá nhiều link từ nguồn không liên quan, kém chất lượng
- Gửi truy vấn tự động tới Google
- Lợi dụng các đoạn mã đánh dấu
6. Làm cách nào để khắc phục sau khi bị Google Penalty
Website bị Google phạt sẽ nhận được các báo cáo thông qua Google Search Console. Sau khi được khắc phục, bạn sẽ tìm thấy yêu cầu giải thích nguồn gốc vấn đề cũng như cách giải quyết nằm trong mục “Yêu cầu xem xét lại”. Có hai loại hình phạt được Google đề ra: thủ công và thuật toán.
Hình phạt thủ công: Được đưa ra bởi một nhân viên của Google. Thường được thấy khi website bị phát hiện đang nhiễm virus, có các kỹ thuật che giấu, có hành động chuyển hướng hoặc mua lại liên kết…
Các hành vi này đều mang mục đích chống lại điều khoản dịch vụ trên nền tảng Google. Do vậy, khi nhận hình phạt thủ công, bạn sẽ cần khiếu nại với Google để index lại website, hay đúng hơn và đưa website trở lại trên SERPs.
Hình phạt thuật toán: Hình phạt tự động xảy ra mà không có sự can thiệp từ Google. Điều này thường thấy khi có sự thay đổi thuật toán khi xếp hạng các website có giá trị cao hơn, so với những website có mức liên quan hoặc nội dung yếu hơn.
Một số hình phạt thuật toán như Panda, Penguin và Hummingbird thường xảy ra trên website có nội dung mỏng, trùng lặp nội dung, nhồi nhét từ khóa, tốc độ tải chậm hoặc thiếu liên kết. Theo đó, bạn sẽ vẫn được xếp hạng trên SERPs, nhưng sẽ thấp hơn nhiều.
Nhìn chung, dù thuộc thủ công hay thuật toán, bạn cũng nên nhận dạng chính xác hình phạt của mình là gì để loại bỏ chúng nhanh nhất ra khỏi website của mình.
7. Lời kết
Chắc chắn Google Penalty là hình thức xử phạt mà không website nào mong muốn gặp phải. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn nhận thấy website không còn tạo ra doanh thu như ban đầu, hãy cân nhắc những dấu hiệu mà chúng tôi nói đến, để xem xét website có đang bị Google xử phạt hay không? Nếu bạn đang gặp một trong những điều trên, hãy cố tìm hiểu nguyên nhân để khắc phục sớm nhất có thể nhé!
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào khác về Google Penalty, hoặc cụ thể là trong lĩnh vực SEO, bạn cũng có thể tham khảo thêm khóa học SEO tại EQVN. Đây là khóa học cung cấp đầy đủ cho bạn các kiến thức nền tảng, các kỹ thuật SEO Onpage, SEO Offpage cải tiến nhất. Ngoài ra, khóa học còn được biên tập riêng biệt, nhằm giáo dục học viên về khía cạnh tối ưu hóa SEO hiệu quả trong hoạt động kinh doanh.
- Nắm bắt cách nghiên cứu và phân mảnh các nhóm từ khóa
- Lên kế hoạch nội dung bài viết chuẩn SEO
- Thành thạo các công cụ hỗ trợ hoạt động SEO
Bên cạnh đó, EQVN còn cung cấp Khóa học Chuyên viên Digital Marketing. Khóa học là “kim chỉ nam” cho nhiều doanh nghiệp hiện nay phát huy lợi thế cạnh tranh trong việc kết hợp và truyền thông đa kênh.
Mặt khác, Chuyên mục bài viết về SEO – Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm cũng thường xuyên cập nhật các kiến thức mới nhất về SEO, với mong muốn mang lại nguồn thông tin hữu ích và ấn tượng cho bạn đọc tham khảo.
:
Chia sẻ bài viết này:
Giới thiệu về tác giả
EQVN là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực đào tạo Digital Marketing tại Việt Nam từ năm 2003. Là đối tác chính thức với Facebook, Google, Zalo và các đối khác trong ngành
Bài viết cùng chủ đề
Chúng ta khi đang làm quen với Digital Marketing đều nhận ra vai trò quan trọng của SEO. Và vì Google sở hữu 90% tất cả các tìm kiếm, nên…
Hầu hết Google đưa ra hình phạt Thin Content cho các trang Web đều có lý do chính đáng và rõ ràng. Hình phạt nội dung không giá trị –…
Với mỗi SEOer thì việc đầu tiên làm đối với trang web chính là tối ưu Onpage cho trang web. Đi link nội bộ, Internal Links chính là thứ chúng…
Quá trình thu thập thông tin (Crawling) hay việc lập chỉ mục (Index) của website là những khái niệm phổ biến trong SEO. Là một marketer hay một người tìm…
Yếu tố kế tiếp được nhắc tới trong nhóm những yếu ảnh hưởng đến SEO Onpage là cấu trúc website. Một cấu trúc website tốt có thể giúp những nỗ…
Đào tạo, tư vấn giải pháp và
triển khai Digital Marketing
Được thành lập vào tháng 4 năm 2003 và bắt đầu đào tạo Digital Marketing vào năm 2009. Với mục tiêu, Hỗ trợ doanh nghiệp và các cá nhân nắm bắt cơ hội và khai thác tối đa ứng dụng của Internet vào hoạt động kinh doanh.
Liên hệ chúng tôi qua mạng xã hội
Dịch vụ Digital Marketing
Chuyên mục Digital Marketing
Khóa học Digital Marketing