Giải mã tất tần tật về Marketing Automation
Tác giả: EQVN.NET | Chuyên mục: Marketing | Ngày cập nhật: 07 - 07 - 2022
Chia sẻ bài viết này:
Marketing Automation là gì mà lúc nào ta cũng thấy nó có mặt trên khắp tất cả các trang báo, trang mạng xã hội, và đặc biệt là sử dụng thường xuyên trong các doanh nghiệp. Bài viết sau đây sẽ giúp các bạn có cái nhìn từ tổng quan đến chi tiết về Marketing Automation (tự động hóa Marketing). EQVN sẽ giúp bạn không còn bỡ ngỡ mỗi khi gặp cụm từ này nữa! Cùng tìm hiểu ngay nào!
EQVN là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực đào tạo Digital Marketing từ năm 2009 và là đối tác chính thức của Facebook và Google. Với kinh nghiệm hơn 17 năm giảng dạy, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức Digital Marketing mới nhất và hữu ích nhất! Tìm hiểu thêm về EQVN tại đây nhé! |
1. Marketing Automation là gì?
Marketing Automation là việc sử dụng phần mềm để tự động hóa hệ thống Marketing – đặc biệt là Digital Marketing thay cho việc sử dụng một cách thủ công các hoạt động Marketing trong doanh nghiệp.
Theo Jon Miller viết trong cuốn sách của ông, Marketing Automation có ba lợi ích chính:
- Tiết kiệm thời gian và chi phí
- Đo lường và tối ưu hóa hiệu quả marketing
- Gia tăng lợi nhuận
Nhiệm vụ cuối cùng của Marketing Automation là tăng cường hiệu quả và tăng lợi nhuận. Cụ thể hơn, các công ty thường ứng dụng các chức năng như:
- Gửi email theo phân khúc khách hàng.
- Dễ dàng tạo và kiểm tra landing page cho nhiều chiến dịch.
- Lọc thông tin khách hàng và đánh giá mức độ tiềm năng của họ.
- Đo lường báo cáo lợi nhuận từ nhiều thành phần trong hệ thống hoặc “điểm nóng“ trong một chiến dịch.
1.1. Mảnh ghép còn thiếu
Năm 1990, Garnet Group đưa ra thuật ngữ, ERP, viết tắt của cụm từ Enterprise Resource Planning (tạm dịch: Hoạch định Nguồn lực Doanh nghiệp). Về cơ bản, nó đã trở thành nền tảng phần mềm của các công ty lớn. Ngoài ra, nó còn giúp tự động hóa năng suất của chuỗi cung ứng (supply chain). Ngoài ra, nó còn giúp quản lí nhà cung cấp, kiểm toán, nguồn nhân lực, bán hàng,…
Internet đã đẩy nền tảng này lên tầm cao mới, với hàng tỉ đô la Mỹ được rót vào từ các tên tuổi lớn trong ngành công nghệ như SAP, IBM và Oracle. Đến năm 2000, thêm một ứng dụng nổi lên là CRM (Customer Relationship Management – Quản lí mối quan hệ với khách hàng) hiện đại hơn, chạy trên nền web, ngược lại với truyền thống đòi hỏi phần mềm phải được cài đặt ở hai nơi – trên máy chủ và các máy con tại công ty (thuật ngữ “đám mây – cloud” đã có từ hơn 20 năm trước).
Nhưng đến ba thập kỉ cuối của sự phát triển này, có một chức năng quan trọng đối với doanh nghiệp tương đối còn thiếu trong platform nhưng có thể hiện diện và tích hợp tốt với các thành phần khác phát triển thấy rõ. Chức năng đó là Marketing.
Vì sao? Vì Marketing là thực tế có tính thay đổi nhất tồn tại trong kinh doanh. Sự thật là marketing đã thay đổi quá nhanh và thường xuyên đến nỗi nó là một phần lí do vì sao các công ty liên tục tìm kiếm giải pháp từ những người tiêu dùng như chúng ta.
Nhiều người trong chúng ta đã hoàn thành khá tốt vai trò là người gắn kết marketing. Tuy nhiên, song sự “gắn kết” của chúng ta thường bị xem là sự chắp vá đậm tính sức người đi kèm với những chiến thuật kết hợp tạp nham của những công cụ, chiến lược và quy trình.
Trong số các marketing agency mọc lên như nấm sau mưa và các “chuyên gia” thu về những kết quả khác nhau quá đỗi cho những ngân sách cũng quá khác biệt như thế, chẳng lấy gì ngạc nhiên khi marketing không ngừng được các chủ doanh nghiệp nhận ra đây là trung tâm phí tổn thay vì là trung tâm lợi nhuận.
Marketing Automation giúp khắc phục được lỗi này – và dù có nhiều nền tảng được đưa ra từ nhiều công ty (Marketo, Eloqua, Pardot, …). Nó trở nên phổ biến và nhận được sự đầu tư bởi nhiều công ty trên toàn thế giới.
1.2. Các thành phần của Marketing Automation
Có 10 thành phần chính trong Marketing Automation, bao gồm:
- Email marketing: Khởi tạo và phân phối email theo lịch trình dựa trên sở thích, vai trò, persona và hoạt động của người tiêu dùng.
- Landing page và biểu mẩu: Cho từng chiến dịch.
- Quản lí chiến dịch: Bao gồm phát triển và tái sử dụng nội dung.
- Các chương trình marketing: Tích hợp offer và nội dung để hỗ trợ sales.
- Tạo ra thông tin khách hàng (Lead Generation): Tích hợp quảng cáo, social media, marketing truyền miệng (word-of-mouth) và Search Engine Marketing để tạo ra tương tác với hệ thống.
- Nuôi dưỡng khách hàng (Lead Nurturing) / Lọc thông tin khách hàng (Lead Scoring) / Quản lí chu kì khách hàng (Lifecycle Management): Bao gồm sắp thứ tự ưu tiên khách hàng dựa theo mức tương thích và khả năng mua hàng của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, nó còn giúp việc lọc thông thông tin khách hàng theo tương tác và sở thích. Giả định khách hàng hiện tại là khách hàng trung thành và giữ lại trong hệ thống để tiếp tục chuyển phát nội dung phù hợp đến cho họ.
- Tích hợp phần mềm CRM: Chuyển giao khách hàng thành cơ hội bán hàng và theo dõi.
- Khả năng Social marketing: Tích hợp các nền tảng social media như Hootsuite cho tiện theo dõi. Ngoài ra, nó còn giúp quy kết trách nhiệm social khi xem xét đến sales.
- Quản lí tài nguyên: Bao gồm dịch vụ tư vấn.
- Phân tích marketing: Đo lường lợi nhuận của từng chiến dịch và những thành phần có mặt trong đó.
2. Cơ hội cho các doanh nghiệp:
Một trong những quan niệm sai lầm phổ biến của Marketing Automation là chủ yếu dành cho doanh nghiệp B2B. Về cơ bản, nó chỉ là một hệ thống gửi email với những thông điệp được hẹn giờ trước hoặc spam. Không thể phủ nhận phần lớn các doanh nghiệp B2B hưởng lợi từ Marketing Automation. Tuy nhiên, các doanh nghiệp B2C cũng có thể áp dụng thành công Marketing Automation vào doanh nghiệp của mình.
Marketing là một hoạt động phức tạp. Vì thế trước khi sử dụng những công cụ tối ưu hóa cho doanh nghiệp mình thì cũng nên cân nhắc tham khảo xem liệu những giải pháp, phần mềm ấy đã hoạt động hiệu quả với những doanh nghiệp khác hay chưa? Nó có mang đến nhiều khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp đó hay không? Nếu nó đáp ứng được những điều mà doanh nghiệp mong đợi thì đây là lúc bạn nên cân nhắc đầu tư hệ thống ấy cho doanh nghiệp của mình.
3. Marketing Automation và CRM – sự kết hợp hoàn hảo
Biến khách hàng tiềm năng thành khách hàng trung thành là một quá trình gồm nhiều bước, đòi hỏi sự nỗ lực từ dây chuyền hoạt động vững chắc của các phòng với nhau. May mắn thay, hiện nay có nhiều loại công nghệ khác nhau có sẵn để làm cho hoạt động kinh doanh trở nên có tổ chức và dễ dàng hơn – như phần mềm quản lý quan hệ khách hàng (CRM) kết hợp với Marketing Automation.
Vấn đề ở đây không chỉ nói về việc nó làm cho công việc của bạn dễ dàng hơn bao nhiêu. Khi hai phần mềm hoạt động cùng nhau, nó có thể trở thành một quy trình được sắp xếp hợp lý hơn, có khả năng chuyển đổi nhiều khách hàng tiềm năng và hiệu quả hơn.
Và nhiều doanh nghiệp đang thấy giá trị của việc tích hợp cả hai. Trên thực tế, 52% nhà tiếp thị ưu tiên triển khai nền tảng Marketing Automation có thể tích hợp vào các giải pháp khác để tăng cường nỗ lực tiếp thị của họ.
Trước khi đi sâu vào lý do tại sao nên tích hợp Marketing Automation và CRM, chúng ta cần hiểu các chức năng cụ thể của CRM.
3.1. CRM là gì?
Phần mềm quản lý quan hệ khách hàng (CRM) là phần mềm dành cho các nhóm bán hàng và dịch vụ để quản lý quy trình đánh giá năng lực của họ. Nó theo dõi lịch sử dữ liệu khách hàng, bao gồm ngày tháng và ghi chú của các cuộc trò chuyện qua điện thoại, hồ sơ mua hàng trước đây và các tương tác qua email.
Về cơ bản, với phần mềm này, nhân viên bán hàng của bạn có thể thấy biết được khách hàng tiềm năng hiện tại, khả năng mua, nhu cầu mua và hành trình trở thành khách hàng của họ.
Nếu bạn cần tìm hiểu sâu hơn về CRM thì đây chính là toàn bộ kiến thức mà EQVN đã tổng hợp dành cho bạn: CRM là gì? Tổng hợp từ A đến Z về CRM cho doanh nghiệp
3.2. Tại sao bạn cần kết hợp Marketing Automation và CRM?
Khi Marketing Automation và phần mềm CRM hoạt động cùng nhau, chúng sẽ cung cấp cho bạn một bậc thang giá trị để biết được hành trình khách hàng của bạn đang ở đâu trong bậc thang đó. Việc tích hợp hai phần mềm sẽ cung cấp cho các đại diện bán hàng của bạn bức tranh toàn cảnh về sự tương tác của khách hàng tiềm năng với công ty của bạn. Đại diện bán hàng của bạn sẽ biết được lịch sử tiếp thị với khách hàng tiềm năng của họ.
3.3. Lợi ích của việc tích hợp CRM của bạn với Marketing Automation
3.3.1. Cung cấp khả năng hiển thị tốt hơn cho các nhóm marketing và đại diện bán hàng
Điều này cho phép cả hai nhóm biết khách hàng đang ở đâu trong quá trình này và những hành động tiếp theo của họ nên thực hiện trong tương lai.
3.3.2. Rút ngắn quy trình bán hàng
Nếu không có Marketing Automation được sử dụng cùng với CRM, có thể mất nhiều thời gian hơn để tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Cả hai phần mềm đều thực hiện quá trình thu hút khách hàng tiềm năng thông qua kênh bán hàng.
3.3.3. Cung cấp thông tin nhất quán
Các chuyên viên Marketing và đại diện bán hàng có thể hiểu được khách hàng qua dữ liệu và từ đó có thể cung cấp thông tin nhất quán cho khách hàng. Đại diện bán hàng sẽ dễ dàng bán hàng thông qua thông điệp quảng cáo, còn Marketer sẽ hiểu được khách hàng từ đại diện bán hàng cung cấp để đưa ra thông điệp.
3.3.4. Thống nhất quản lý dữ liệu của bạn
Với phần mềm đã hoạt động cùng nhau, nhân viên bán hàng không phải mất công yêu cầu thông tin hồ sơ khách hàng và thay vào đó họ có thể dễ dàng chuẩn bị bán hàng dựa trên quản lý dữ liệu thống nhất.
3.3.5. Tăng cường quản lý
Cả hai nhóm trong quy trình đều có một quy trình liên quan đến việc quan sát và theo dõi tiến trình từng bước của khách hàng tiềm năng.
3.3.6. Giảm thiểu lỗi từ con người
Nếu bạn có thể có một hệ thống hoặc quy trình lỗi thời để theo dõi khách hàng tiềm năng, đó có thể là một quy trình thủ công đi kèm với sai lầm hoạt động thuộc về con người. Bạn không thể mở rộng một hệ thống như vậy, thay vào đó bạn nên cải thiện hệ thống để mở rộng khả năng tự động hóa
Marketing Automation và CRM của bạn phải được kết nối để nhóm bán hàng của bạn có các công cụ phù hợp để chốt giao dịch.
Ngoài ra, còn những tính năng tuyệt vời hơn liên quan đến trải nghiệm của khách hàng thông qua CRM Marketing mà bạn có thể tìm hiểu
4. Tổng kết
Marketing Automation là một giải pháp đầu tư sinh lời cho mọi doanh nghiệp. Nó giúp doanh nghiệp kết nối với khách hàng dễ dàng hơn. Ngoài ra, Marketing Automation giúp mọi thao tác trở nên Marketing tự động hóa, nhanh chóng, tiện lợi, giúp doanh nghiệp giải quyết được mọi vấn đề mà trước kia phải mất nhiều thời gian để giải quyết.
Để hiểu rõ hơn về cách kết hợp CRM, Marketing Automation và ứng dụng hiệu quả trong quá trình kinh doanh thực tế, các bạn có thể tham khảo Khóa học Marketing Manager 4.0 tại EQVN nhé!
Đến với Khóa học Marketing Manager 4.0, bạn sẽ học được gì?
- Thấu hiểu khách hàng và hành trình chuyển đổi
- Xây dựng và vận hành hệ thống Digital Marketing khoa học
- Xây dựng và triển khai hệ thống Digital Marketing bài bản
- Sáng tạo chiến lược nội dung hiệu quả
- Tối ưu vận hành doanh nghiệp thông qua CRM và tự động hóa trong Marketing
Có thể bạn muốn xem thêm:
:
Chia sẻ bài viết này:
Giới thiệu về tác giả
EQVN là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực đào tạo Digital Marketing tại Việt Nam từ năm 2003. Là đối tác chính thức với Facebook, Google, Zalo và các đối khác trong ngành
Bài viết cùng chủ đề
Sự bùng nổ của công nghệ đã và đang ảnh hưởng rất lớn đến hành vi sử dụng tất cả các sản phẩm/dịch vụ của người dùng. Chẳng hạn, nền…
EQVN Blog – Bạn đã hiểu khách hàng của mình rõ đến đâu? Đây có thể là một câu hỏi khó trả lời. May mắn thay, các chủ doanh nghiệp…
USP là thuật ngữ vô cùng phổ biến trong Marketing, đóng vai trò then chốt trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh, góp phần vào sự phát triển vững…
Hiểu về hành trình khách hàng là vấn đề then chốt để có thể cải thiện hiệu quả hoạt động marketing và bán hàng trên mỗi khách hàng, đặc biệt…
Lập kế hoạch Marketing cho sản phẩm mới là rất quan trọng với hầu hết các DN. Việc lập kế hoạch Marketing quyết định sự sống còn của sản phẩm,…
Đào tạo, tư vấn giải pháp và
triển khai Digital Marketing
Được thành lập vào tháng 4 năm 2003 và bắt đầu đào tạo Digital Marketing vào năm 2009. Với mục tiêu, Hỗ trợ doanh nghiệp và các cá nhân nắm bắt cơ hội và khai thác tối đa ứng dụng của Internet vào hoạt động kinh doanh.
Liên hệ chúng tôi qua mạng xã hội
Bài viết nổi bật
Chuyên mục Doanh nghiệp
Khóa học Digital Marketing
Dịch vụ Digital Marketing
Chuyên mục Digital Marketing