Quảng Cáo GDN Là Gì? Ưu Và Nhược Điểm Của Quảng Cáo GDN

Tác giả: EQVN.NET | Chuyên mục: | Ngày cập nhật: 29 - 04 - 2022

Bài viết này hữu ích cho bạn không?
Quảng Cáo GDN Là Gì? Ưu Và Nhược Điểm Của Quảng Cáo GDN 1. Quảng cáo GDN là gì? Quảng cáo GDN (hay còn gọi là Google Ads Display) là những quảng cáo được đặt trên Google Display Network. Google Display Network (GDN) là một hệ thống mạng lưới bao gồm các website là đối tác của Google. GDN cho phép các nhà quảng cáo đặt các quảng…
5 1 5 1
0 / 5 5

Your page rank:

Quảng cáo GDN

Chia sẻ bài viết này:

1. Quảng cáo GDN là gì?

Quảng cáo GDN (hay còn gọi là Google Ads Display) là những quảng cáo được đặt trên Google Display Network. Google Display Network (GDN) là một hệ thống mạng lưới bao gồm các website là đối tác của Google. GDN cho phép các nhà quảng cáo đặt các quảng cáo banner về sản phẩm hoặc dịch vụ trên các website đó. Khi người dùng đọc tin tức, tìm kiếm thông tin, giải trí hoặc mua sắm online, họ có thể chú ý và quan tâm đến những quảng cáo này. 

Ví dụ về quảng cáo GDN

Ví dụ về quảng cáo GDN (Google Ads Display)

Để tránh nhầm lẫn, bạn cần phân biệt quảng cáo Google Ads Display và quảng cáo Google Search Network. Khác với quảng cáo GDN, Ads Search là dạng quảng cáo được đặt ở trang kết quả tìm kiếm, ngay bên trên các kết quả tìm kiếm không trả phí.

Ví dụ về Ads Search

Phân biệt Ads Search và Ads Display

2. Tại sao nên sử dụng quảng cáo GDN?

Lý do bạn nên quảng cáo trên mạng lưới Display là vì nó đem lại nhiều lợi ích to lớn. Trong đó phải kể đến những lợi ích nổi bật sau: 

2.1. Tiếp cận người dùng

Mạng lưới Google Display Network có hơn 2 triệu website là đối tác. Chính vì thế, quảng cáo GDN của bạn sẽ có cơ hội xuất hiện trước mắt người dùng nhiều hơn và gia tăng tỷ lệ click. Với GSN, quảng cáo của bạn chỉ hiển thị khi người dùng tìm kiếm một từ khóa nhất định nào đó trên Google. Với GDN, người dùng có thể thấy quảng cáo của bạn ngay cả khi không thực hiện tìm kiếm từ khóa. 

2.2. Giảm bớt chi phí CPC

So với Search Ads, chi phí cho Display Ads thường sẽ rẻ hơn. Khi quảng cáo trên Display Network, bạn vẫn có thể tiếp cận được với khách hàng tiềm năng mà không tốn quá nhiều chi phí. Nếu bạn muốn tiết kiệm ngân sách thì quảng cáo GDN sẽ là một lựa chọn phù hợp. 

2.3. Nhiều hình thức trả phí để chọn lựa

Hình thức trả phí thông thường của những người chạy quảng cáo là PPC (pay-per-click). Hình thức này cho phép bạn trả phí dựa trên mỗi lượt click. Với GDN, bạn có thể trả phí quảng cáo thông qua hình thức CPM (cost-per-mile). Với CPM, bạn sẽ trả phí dựa trên mỗi 1000 lần quảng cáo hiển thị. 

2.4. Ads hình ảnh

Khác với Search Ads thông thường chỉ toàn là chữ, hình thức GDN cho phép bạn tạo ra các Ads hình ảnh. Thậm chí, quảng cáo GDN còn cho phép sử dụng ảnh động để đem lại hiệu quả cao hơn. Đối với những quảng cáo có định dạng hình ảnh, bạn sẽ thu hút nhiều nhiều khách hàng hơn so với những quảng cáo chỉ có dạng chữ đơn thuần. Điều này sẽ giúp gia tăng tỷ lệ CTR đáng kể.

Ads hình ảnh

Ads hình ảnh sẽ thu hút đối tượng mục tiêu tốt hơn

2.5. Remarketing Ads

Với GDN, website sẽ thu thập dữ liệu của người dùng nhờ Tracking User thông qua Cookies. Dựa vào những dữ liệu này, bạn có thể hiển thị lại những quảng cáo của mình với những người dùng đã từng truy cập vào website. Cách này không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn khiến cho khách hàng dần dần bị thuyết phục và tăng khả năng chuyển đổi.

3. Quảng cáo GDN có phương thức hoạt động như thế nào?

3.1. Theo ngữ cảnh (Contextual Targeting)

Quảng cáo GDN theo ngữ cảnh sẽ dựa vào từ khóa hoặc chủ đề liên quan đến sản phẩm hay dịch vụ mà bạn cung cấp. Sau đó, Google sẽ điều hướng quảng cáo của bạn xuất hiện ở những website liên quan đến từ khóa hoặc chủ đề đó. 

3.2. Theo website

Bạn có thể lựa chọn các website, video và các ứng dụng từ mạng lưới Google Display Network để hiển thị quảng cáo nhờ vào chức năng Placement Targeting. Google sẽ không tự động chọn nơi đặt quảng cáo cho bạn như phương thức quảng cáo dựa trên ngữ cảnh.

4. Quảng cáo GDN bao gồm những định dạng gì?

4.1. Text

Quảng cáo GDN có thể ở định dạng text giống như Search Ads. Ads text sẽ bao gồm một dòng tiêu đề, một URL đích và hai dòng nội dung.

4.2. Video

Quảng cáo video ngày càng trở nên phổ biến khi YouTube có mặt trên Google Display Network. Với định dạng này, bạn có thể đặt quảng cáo của mình bên cạnh các video YouTube. 

4.3. Media

Quảng cáo GDN dạng media sẽ bao gồm các thành phần tương tác hoặc hoạt họa. Quảng cáo này cũng có thể thay đổi tùy theo đối tượng và cách thức họ tương tác với quảng cáo, chẳng hạn như dạng carousel cho phép Ads chuyển động hiển thị hàng loạt sản phẩm. 

4.4. Hình ảnh

Đây là định dạng quảng cáo GDN phổ biến nhất. Những quảng cáo này sẽ bao gồm một hình ảnh tĩnh. Trên hình ảnh này, bạn có thể tùy chỉnh bố cục, màu sắc và nội dung quảng cáo. 

Quảng cáo GDN ở định dạng hình ảnh

Định dạng hình ảnh là định dạng quảng cáo GDN phổ biến nhất

5. Vị trí hiển thị của GDN

Quảng cáo GDN cho phép bạn trên mạng lưới 35 triệu trang web, ứng dụng, sản phẩm và dịch vụ do Google cung cấp (như YouTube, Gmail,…). Tuy nhiên, quảng cáo hiển thị ở vị trí nào sẽ tùy thuộc vào việc bạn cài đặt chiến dịch quảng cáo. Tùy vào việc nhắm mục tiêu mà vị trí của Ads có thể sẽ liên quan hoặc không liên quan đến nội dung quảng cáo. Ngoài thiết bị máy tính, quảng cáo của bạn vẫn được hiển thị đối với các thiết bị và ứng dụng di động.

6. Các loại chiến dịch hiển thị trong quảng cáo GDN

6.1. Chiến dịch hiển thị chuẩn

Đây là dạng chiến dịch hiển thị cơ bản và thủ công nhất của GDN. Với dạng chiến dịch này, bạn được toàn quyền kiểm soát hoạt động phân phối quảng cáo đến các nhóm đối tượng, vị trí và thời gian mà bạn mong muốn. Chiến dịch hiển thị chuẩn sẽ là một lựa chọn hợp lý nếu bạn đã biết rõ khách hàng của mình là ai và thông điệp bạn muốn truyền tải đến họ là gì. 

6.2. Chiến dịch hiển thị thông minh

Chiến dịch hiển thị thông minh cho phép quảng cáo của bạn hiển thị ở hầu hết tất cả các định dạng trên GDN. Nó giúp bạn tiếp cận được khách hàng ở tất cả các giai đoạn trong chu kỳ mua. Với chiến dịch hiển thị thông minh, người thực hiện quảng cáo có thể đặt giá thầu tự động, nhắm mục tiêu tự động và tạo quảng cáo tự động. 

Khi triển khai các chiến dịch hiển thị truyền thống, bạn phải cung cấp nội dung phù hợp với từng định dạng và kích thước của quảng cáo mà bạn đủ điều kiện để tham gia phiên đấu giá. Với chiến dịch hiển thị thông minh, bạn sẽ không tốn nhiều thời gian để tạo nội dung và kiểm tra các cách kết hợp nội dung. Thay vào đó, Google sẽ tự động tối ưu hóa định dạng của quảng cáo cho bạn. 

6.3. Chiến dịch hiển thị trong Gmail

Quảng cáo hiển thị trong Gmail là những quảng cáo được Gmail tài trợ. Bạn cần trả phí để quảng cáo có thể phân phát đến các đối tượng khách hàng tiềm năng. Chiến dịch hiển thị trong Gmail giúp cho doanh nghiệp có thể tiếp cận khách hàng ở mức độ cá nhân tốt hơn. Bạn sẽ thấy những quảng cáo này ở đầu trang hộp thư đến, trong tab “Quảng cáo” hoặc “Mạng xã hội”.

Chiến dịch GDN trong Gmail

Chiến dịch quảng cáo hiển thị trong Gmail

7. Ưu điểm và nhược điểm của quảng cáo GDN là gì?

7.1. Ưu điểm

7.1.1. Giúp bạn tiếp cận đúng đối tượng

Quảng cáo Display cho phép bạn nhắm mục tiêu vào những phân khúc đối tượng có khả năng chuyển đổi và mang lại hiệu quả cao. Tính năng nhắm mục tiêu được tối ưu hóa sẽ dựa trên những phân khúc mà bạn đã chọn trong chiến dịch và sau đó tìm những phân khúc mà bạn có thể đã bỏ lỡ. Điều này sẽ giúp gia tăng hiệu suất của chiến dịch quảng cáo một cách đáng kể.

7.1.2. Phạm vi tiếp cận rộng

Với quảng cáo GDN, bạn có thể tiếp cận người dùng trên khắp thế giới thông qua mạng lưới 35 triệu website, ứng dụng và dịch vụ do Google sở hữu. Với phạm vi tiếp cận rộng như vậy, các quảng cáo của bạn có cơ hội được nhiều người nhìn thấy hơn, giúp gia tăng mức độ nhận diện thương hiệu. 

7.1.3. Đơn giá tiếp cận khách hàng tiềm năng thấp

Như đã đề cập trước đó, CPC trên Google Display Network thường sẽ rẻ hơn so với Google Search. Quảng cáo GDN cho phép bạn thu hút khách hàng tiềm năng mà không phải tốn quá nhiều chi phí. 

7.1.4. Đưa được hình ảnh sản phẩm vào mẫu quảng cáo

Với GDN, bạn có thể đưa hình ảnh sản phẩm vào mẫu quảng cáo. Thậm chí bạn cũng có thể chọn ảnh động để Ads trông thu hút hơn. Việc sử dụng hình ảnh trong quảng cáo được đánh giá là hiệu quả hơn so với các Ads chỉ bao gồm đoạn text đơn thuần. 

7.2. Nhược điểm

7.2.1. Không thể kiểm soát hiển thị Ads

Bạn sẽ không thể kiểm soát được website nào sẽ hiển thị quảng cáo GDN. Mặc dù Google luôn nỗ lực hiển thị quảng cáo của bạn ở những website có liên quan nhưng hoạt động này sẽ không hoàn toàn chính xác. Vì vậy, bạn cần phải thực hiện thủ công phần cài đặt quảng cáo để tránh việc quảng cáo xuất hiện ở những nơi không phù hợp. Điều này sẽ thu về lượng truy cập kém chất lượng và gây ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu.

7.2.2. Ads không liên quan đến website

Một nhược điểm tiếp theo mà bạn có thể gặp phải đó là Ads không liên quan đến website đặt quảng cáo. Tương tự, bạn cần phải thao tác thủ công việc loại bỏ những website không liên quan đến Ads trong phần cài đặt chiến dịch. Hoặc bạn cũng có thể mua banner đặt quảng cáo từ những website được bạn đánh giá cao. 

7.2.3. Bạn không thể điều chỉnh hành vi của khách hàng

Đối với GDN, vị trí của Ads được sắp xếp ngẫu nhiên và khó có thể kiểm soát được vị trí mà quảng cáo xuất hiện. Khi đó, quảng cáo sẽ hiển thị đến bất kỳ ai cho dù họ không có nhu cầu. Điều này có thể sẽ gây lãng phí ngân sách cho việc chạy Ads. 

8. Thiết lập chiến dịch quảng cáo GDN

Bước 1: Bắt đầu tạo chiến dịch

Để tạo chiến dịch quảng cáo GDN, bạn chọn “Chiến dịch” -> “Chiến dịch mới”.

Bước 2: Lựa chọn mục tiêu

Trong phần này, bạn nên chọn một mục tiêu chính thay vì lựa chọn quá nhiều mục tiêu cùng một lúc. Bài viết này sẽ giới thiệu cho bạn về lựa chọn “Tạo một chiến dịch mà không cần hướng dẫn về mục tiêu”. Tiếp theo, chọn loại chiến dịch hiển thị: Chiến dịch hiển thị chuẩn. 

Bước 3: Cài đặt địa điểm hiển thị quảng cáo

Ở bước này, bạn sẽ nhập địa điểm nơi bạn muốn hiển thị quảng cáo của mình. Google cũng cho phép bạn loại trừ một số địa điểm không thích hợp để đặt quảng cáo. 

Bước 4: Đặt giá thầu 

Nếu bạn mới bắt đầu chạy quảng cáo hiển thị, bạn nên chọn “CPC thủ công”. 

Đặt giá thầu trong quảng cáo GDN

Chọn “CPC thủ công” khi đặt giá thầu

Bước 5: Cài đặt nhóm quảng cáo với thông điệp hoặc chủ đề cụ thể theo thứ tự sau đây:

Cài đặt nhóm quảng cáo với các biến số

Cài đặt nhóm quảng cáo theo từng biến số

  • Chỉnh sửa đối tượng được nhắm mục tiêu: Trong bước này, bạn cần cài đặt “Đối tượng” thông qua sở thích và thói quen, họ đang tích cực nghiên cứu hoặc lập kế hoạch những gì và cách họ đã tương tác thế nào với doanh nghiệp.
  • Tiếp theo, bạn tiến hành cài đặt chi tiết “Sở thích và thói quen của họ là gì”. Google sẽ gợi ý cho bạn những sở thích của đối tượng như công nghệ, du lịch, ngân hàng và tài chính,… để bạn có thể lựa chọn.
  • Cài đặt phần tiếp theo “Họ đang tích cực nghiên cứu và lập kế hoạch những gì”.
  • Chỉnh sửa phần “Cách họ đã tương tác với doanh nghiệp của bạn”.
  • Cài đặt Nhân khẩu học dựa vào giới tính, độ tuổi, thu nhập,…
  • Thiết lập nội dung cho quảng cáo: Từ khóa, Chủ đề và Vị trí đặt. 
  • Trong phần từ khóa, bạn cần nhập tất cả các ý tưởng về từ khóa mà bạn có.
  • Trong phần chủ đề, bạn chọn nhắm mục tiêu những trang web, ứng dụng và video.
  • Với Vị trí đặt, bạn cần xác định rằng quảng cáo sẽ xuất hiện trên YouTube, website hoặc ứng dụng. 

Bước 6: Đặt giá thầu cho nhóm quảng cáo 

Có nhiều loại giá thầu để bạn lựa chọn:

  • CPC nâng cao
  • CPA mục tiêu
  • ROAS mục tiêu
  • CPM
  • Chi phí mỗi lần tương tác
  • CPC thủ công

Bước 7: Tạo chiến dịch quảng cáo GDN hiệu quả

Sau các bước trên hoàn thành, bạn chọn “Tạo chiến dịch” -> “Tải lên quảng cáo hiển thị hình ảnh” và tải những mẫu thiết kế đã chuẩn bị trước. Sau đó, bắt đầu theo dõi hiệu quả của chiến dịch quảng cáo. 

9. Lưu ý cần tránh khi chạy quảng cáo GDN

9.1. Tách riêng ngân sách của quảng cáo GDN với quảng cáo Ads Search

Khi bắt tay vào việc quảng cáo trên Google, nhiều người thường kết hợp quảng cáo cả GDN và Ads Search. Tuy nhiên, hoạt động này sẽ không đem lại hiệu quả như bạn nghĩ. Nó sẽ khiến cho ngân sách bị lãng phí và khó nhận được các chuyển đổi từ quảng cáo.

9.2.  Không nên xếp quá nhiều lựa chọn trong một chiến dịch quảng cáo GDN

Khi bắt đầu chiến dịch quảng cáo GDN, nhiều nhà quảng cáo đã xếp chồng quá nhiều lựa chọn nhắm mục tiêu lên nhau, chẳng hạn như: sở thích, vị trí, chủ đề,… Họ nghĩ rằng điều này sẽ giúp giảm số lần hiển thị và tiếp cận được nhiều người hơn. 

Tuy nhiên, cách làm này sẽ gây ra nhiều vấn đề. Việc xếp chồng nhiều lựa chọn mục tiêu sẽ giảm khả năng tiếp cận của quảng cáo và khó xác định được nhóm khách hàng tiềm năng. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ gặp khó khăn trong việc theo dõi và quản lý chiến dịch.

Thay vào đó, bạn nên chia nhỏ các mục tiêu và thực hiện từng mục tiêu nhỏ sẽ giúp đem lại hiệu quả cao nhất. 

9.3. Chi nhiều ngân sách cho việc quảng cáo GDN trên mobile app

Các nền tảng game trên các app di động sẽ yêu cầu người chơi xem hết quảng cáo hoặc xem trong thời lượng giới hạn thời gian đã đặt ra để có thể tiếp tục trò chơi. Vì thế mà nhiều doanh nghiệp cho rằng đầu tư vào các nền tảng này sẽ giúp quảng cáo của họ tiếp cận được nhiều người hơn, tăng thời lượng người dùng xem quảng cáo, dẫn đến việc dễ dàng click vào Ads. 

Quảng cáo GDN trên mobile app

Không chi nhiều ngân sách cho quảng cáo GDN trên mobile app

Tuy nhiên, việc này thực sự không mang lại hiệu quả cao. Bởi vì đối tượng chơi game trên các nền tảng mobile app phần lớn là trẻ em và thanh niên. Khi chơi game, chúng thường bấm loạn xạ và có khả năng sẽ bấm trúng vào Ads của bạn. Lúc này, bạn sẽ bị tốn ngân sách để trả tiền cho những click đó, trong khi họ không thực sự quan tâm đến quảng cáo của bạn và cũng không phải là đối tượng mà bạn nhắm đến. 

10. Tổng kết

Với độ bao phủ rộng. quảng cáo GDN được xem là một công cụ vô cùng hữu ích nếu bạn muốn tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng tiềm năng. Trong thời gian chạy chiến dịch hiển thị, bạn cần phải liên tục theo dõi và tiến hành điều chỉnh để có giá thầu tốt và đem lại tỷ lệ chuyển đổi cao. 

Series bài viết quan trọng:

11. Cập nhật thêm kiến thức Digital Marketing

Hiểu rõ về cách xây dựng chiến lược, triển khai và áp dụng công cụ hiệu quả Google Ads:

  • Tổng quan về Google Ads
  • Lập kế hoạch Google Ads
  • Thực hành Google Ads: Tạo tài khoản, tạo chiến dịch, nhóm từ khóa,….
  • Thực hành Google Search nâng cao
  • Mạng hiển thị Google
  • Remarketing

Khóa học Google Ads sẽ giúp bạn hiểu rõ tất cả về quảng cáo Google

Để có thể biết thêm thông tin chi tiết về tổng quan Google Ads các bạn có thể đón đọc tại danh mục tài liệu tham khảo Google Ads.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm về khóa học chuyên viên Digital Marketing tại EQVN nhé!

 

:

Bài viết này hữu ích cho bạn không?
0 / 5 5

Your page rank:

Chia sẻ bài viết này:

Logo chữ đỏ EQVN.NET kích thước vuông

EQVN.NET - Đào tạo, tư vấn giải pháp & triển khai Digital Marketing

EQVN là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực đào tạo Digital Marketing tại Việt Nam từ năm 2003. Là đối tác chính thức với Facebook, Google, Zalo và các đối khác trong ngành

Bài viết cùng chủ đề

Cách thức tạo tài khoản quảng cáo Google

Cách thức khởi tạo tài khoản Google Ads cho người mới bắt đầu

Như chúng ta đã biết quảng cáo Google đã trở nên rất phổ biến. Hầu như bất kì lúc nào khi online chúng ta đều…

Google Merchant Center Là Gì? Tất Tần Tật Về Google Merchant Center

Quảng cáo Google Shopping hiện nay đang được doanh nghiệp quan tâm bởi khả năng thu hút khách hàng qua việc hiển thị mặt hàng…

google discovery ads

Google Discovery Ads Là Gì? Chi Tiết Cách Tạo Quảng Cáo Khám Phá

Với mục đích triển khai các chiến dịch quảng cáo đến khách hàng một cách hiệu quả hơn, vào tháng 5/2019 Google đã cho ra…

Search Engine Marketing

Search Engine Marketing (SEM) là gì? Đâu là sự khác biệt giữa SEO và Google Ads?

1. Search Engine Marketing là gì? Là thuật ngữ được sử dụng khi bắt đầu triển digital marketing trên công cụ tìm kiếm với hai…

quảng cáo google

Triển khai chạy quảng cáo Google: quản lý thế nào & đo lường ra sao

Nếu bạn đang chạy quảng cáo Google Ads đồng thời củng cố thêm vào các hoạt động SEO (Search Engine Optimization – Tối ưu công…

logo eqvn

ĐÀO TẠO, TƯ VẤN GIẢI PHÁP VÀ TRIỂN KHAI DIGITAL MARKETING

EQVN.NET

Được thành lập vào tháng 4 năm 2003 và bắt đầu đào tạo Digital Marketing vào năm 2009. Với mục tiêu, Hỗ trợ doanh nghiệp và các cá nhân nắm bắt cơ hội và khai thác tối đa ứng dụng của Internet vào hoạt động kinh doanh.

Liên hệ chúng tôi qua mạng xã hội

KHÓA HỌC NỔI BẬT

  • Khóa học chuyên viên Digital Marketing eqvn

    Chuyên viên Digital Marketing

    Nội dung cơ bản đến nâng cao nhằm giúp bạn ứng dụng thành thạo các kênh truyền thông phổ biến trên Internet: Facebook, Google Ads, SEO ... 

  • icon Khóa học Marketing Manager 4.0

    Marketing Manager 4.0

    Chương trình đem đến cho CEO, Quản lý ... giải pháp Quản trị trong hoạt động truyền thông số trong doanh nghiệp, như lập kế hoạch, đo lường, ...

  • inhouse

    ĐÀO TẠO TẠI DOANH NGHIỆP

    Song song với các chương trình đào tạo tập trung về Digital Marketing, EQVN đặc biệt thiết kế riêng chương trình đào tạo tại chỗ dựa trên yêu cầu của doanh nghiệp (Inhouse Training).

Cập nhật những thông tin hữu ích về Digital Marketing mỗi tuần