Entity Là Gì? Hướng Dẫn Cách Triển Khai SEO Entity Hiệu Quả
Tác giả: EQVN.NET | Chuyên mục: SEO | Ngày cập nhật: 20 - 04 - 2022
Chia sẻ bài viết này:
Entity đã ra đời từ năm 2013. Tuy nhiên, nó vẫn còn là một khái niệm rất mới mẻ đối với những người làm SEO tại Việt Nam. Việc hiểu rõ khái niệm cũng như triển khai SEO Entity vẫn còn là khó khăn của rất nhiều người. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu được Entity là gì, vai trò của nó trong SEO cũng như cách thức tối ưu Entity hiệu quả. Hãy cùng EQVN tìm hiểu ngay nhé!
1. Entity là gì?
Entity là một thực thể trên Internet bao gồm đầy đủ 4 yếu tố: đơn lẻ, duy nhất, có thể xác định rõ ràng và có thể phân biệt được. Thực thể này không chỉ là các đối tượng hữu hình như: con người, địa điểm, sự vật,… mà còn là những đối tượng vô hình như: khái niệm, ý tưởng, màu sắc, cảm xúc,…
2. Entity trong NLP là gì?
Entity là một từ hoặc một cụm từ đại diện cho một đối tượng cụ thể đã được phân loại và xác định. Các đối tượng đó có thể là: con người, sự kiện, tổ chức, sản phẩm, dịch vụ, con số,… NLP (Natural Language Processing) sẽ phân loại, lựa chọn và đánh giá các thực thể trong nội dung của bạn. Từ đó, Google có thể dễ dàng thu thập thông tin và nhanh chóng trả về các kết quả tìm kiếm phù hợp với truy vấn của người dùng.
Hai yếu tố rất quan trọng đối với Entity là: đối tượng và danh mục. Nhờ NLP, Google sẽ sắp xếp các đối tượng theo danh mục tương ứng một cách nhanh chóng. Ví dụ về một số danh mục như: Internet & Telecom, Mobile & Wireless, Health, Finance,…
3. Entity Building là gì?
Entity Building là hệ thống SEO bao gồm 3 yếu tố chính:
- Semantic Web
- Metaweb
- Google Knowledge Graph
3.1. Semantic Web
Semantic Web (hay web 3.0) là “web ngữ nghĩa”. Nó tận dụng trí thông minh nhân tạo để mô phỏng cách thức các công cụ tìm kiếm hiểu ngôn ngữ và xử lý thông tin. Semantic Web ra đời với mục đích xây dựng các cơ sở dữ liệu và phân tích nhu cầu tìm kiếm của người dùng.
Ví dụ, khi bạn nhận từ khóa “Paris”. Google sẽ hiển thị cho bạn các kết quả như: Thủ đô Paris, Chương trình truyền hình Paris by Night, Câu lạc bộ bóng đá Paris Saint-Germain,… Google sẽ không biết được đâu là kết quả chính xác mà người dùng đang đề cập đến. Semantic Web chính là giải pháp cho vấn đề này.
3.2. Meta Web
Meta Web là một công ty phát triển cơ sở dữ liệu mở và chia sẻ kiến thức dựa trên Semantic Web. Google đã mua lại và sáp nhập Meta Web vào bộ máy tìm kiếm của nó. Mục đích của việc này là để tạo ra nền tảng hoạt động cho Google Knowledge Graph (sơ đồ tri thức) và thuật toán Hummingbird của Google.
3.3. Google Knowledge Graph
Google Knowledge Graph, hay sơ đồ tri thức, là một cơ sở dữ liệu thu thập dữ liệu về từ khóa mà người dùng hay tìm kiếm trên internet và ý nghĩa đằng sau từ khóa đó. Với Knowledge Graph, Google sẽ kết nối các sự kiện, sự vật, con người, địa điểm,… với nhau. Từ đó, kết quả tìm kiếm sẽ được kết nối chính xác và có liên quan mật thiết với nhau.
4. Entity SEO là làm những gì?
Với hoạt động tối ưu SEO, thông thường mọi người sẽ tạo ra nội dung xoay quanh một từ khóa. Sau đó sẽ tiến hành tối ưu duy nhất từ khóa đó ở khắp nơi. Tuy nhiên, với SEO Entity, công việc sẽ không dừng lại ở đó. Thay vì tối ưu duy nhất 1 từ khóa, SEO Entity sẽ phải tạo ra nhiều vệ tinh (từ khóa nhỏ) xoay quanh từ khóa chính.
Hiện nay, có rất nhiều website đăng tải nội dung với mục đích cạnh tranh thứ hạng. Người dùng chỉ đọc được những nội dung nhấn mạnh từ khóa chính. Giá trị mà người dùng nhận được từ các nội dung này là rất ít. Điều đó sẽ làm cho Google không đánh giá cao nội dung của bạn, người dùng cũng sẽ không muốn ở lại một trang có nội dung quá nhồi nhét từ khóa.
Để SEO Entity, bạn cần phải nghiên cứu thật sâu về chủ đề nội dung của mình và những từ ngữ nào sẽ liên quan chặt chẽ với chủ đề cũng như từ khóa trung tâm.
5. Vai trò của Entity
5.1. Vai trò đối với Search
SEO Entity giúp cho các công cụ tìm kiếm hiểu được ý định tìm kiếm của người dùng. Từ đó, công cụ tìm kiếm có thể xác định câu trả lời phù hợp cho truy vấn đó. Entity giúp Google nhận ra các thực thể được giới thiệu trong mục này.
Sau đây là 3 yếu tố xếp hạng mà Google sẽ xem xét:
- Nội dung
- Liên kết
- Rankbrain (hệ thống học máy giúp Google sắp xếp kết quả tìm kiếm của họ)
5.2. Vai trò đối với SEO
Entity được xem là một giải pháp giúp thuật toán của Google có thể nhận biết và hiểu được các mối quan hệ thực thể. Nhờ có Entity, Google sẽ:
- Tính toán xác suất truy vấn đúng với ý định người dùng với độ chính xác cao.
- Hiểu được ngôn ngữ và giọng điệu trong nội dung của bạn.
Nếu muốn xếp hạng cho bất kỳ từ khóa nào, bạn cần xem xét các thực thể liên quan đến từ khóa đó và sắp xếp chúng theo thứ tự đáp ứng được ý định người dùng. Bạn cũng cần kết nối các thực thể với nhau để Google hiểu rằng bạn có nhiều khả năng đáp ứng nhu cầu tìm kiếm của người dùng hơn so với đối thủ cạnh tranh.
6. Cách Google thu thập dữ liệu Entity
Google sử dụng một mô hình có tên World2Vec để chia nhỏ các thực thể có trong nội dung, đưa chúng vào biểu đồ và gán cho chúng những ID duy nhất. Tiếp theo, các Google bot sẽ tìm những yếu tố và từ ngữ liên quan mật thiết với nhau trong nội dung, tổng hợp lại, phân tích, xử lý và cuối cùng sẽ trả lại kết quả phù hợp với truy vấn người dùng. Quá trình này được gọi là quá trình rút trích Entity SEO.
Quá trình khai thác thông tin của Google sẽ được thực hiện theo thứ tự như sau:
- Nhận dạng thực thể (NER – Named Entity Recognition): NER xác định và phân loại các lần xuất hiện của Entity trong văn bản thành các danh mục tương ứng. Dễ hiểu hơn, nhiệm vụ của NER là gắn thẻ cho mỗi từ trong văn bản. Trong ví dụ dưới đây, NER xác định “Elon Musk” là một người, “Facebook” là một tổ chức và “Tesla” là một sản phẩm.
- Liên kết thực thể (NEL – Named Entity Linking): Sau quá trình NER, NEL sẽ chỉ định một danh tính duy nhất cho các thực thể được đề cập trong văn bản. Nói cách khác, NEL có nhiệm vụ sẽ liên kết các thực thể trong văn bản với các thực thể tương ứng trong các cơ sở tri thức như Freebase hay Wikipedia.
7. Xếp hạng kết quả tìm kiếm dựa trên số liệu Entity
Năm 2015, Google công bố kết quả xếp hạng kết quả tìm kiếm của Entity, bao gồm các yếu tố sau:
7.1. Yếu tố sự liên quan
Google dựa trên nhiều Entity trên website để xác định được sự liên quan của các thực thể. Chẳng hạn như hai thực thể Donald Trump và Tổng thống Hoa Kỳ sẽ có sự liên quan với nhau.
7.2. Yếu tố sự đóng góp
Google xác định yếu tố này dựa vào các tín hiệu bên ngoài website. Chẳng hạn: Một chuyên gia về Digital Marketing khen ngợi về EQVN sẽ được đánh giá cao hơn so với những trang web review top 10 công ty cung cấp các khóa học Digital Marketing.
7.3. Yếu tố về giải thưởng
Giải thưởng ở đây có thể là giải Nobel, Oscar,… hoặc các giải thưởng như: đơn vị đào tạo Digital Marketing uy tín nhất, doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất năm 2022,… Giải thưởng càng lớn thì giá trị của thực thể sẽ càng cao.
Sau khi đã thu thập đầy đủ thông tin về các yếu tố trên, Google sẽ tiến hành xếp hạng kết quả tìm kiếm ngay khi người dùng truy vấn thông tin về một thực thể nào đó. Ví dụ như khi người dùng tìm kiếm thông tin về thực thể “marie curie”, Google sẽ đưa ra SERPs như sau:
8. Xây dựng Entity SEO cho Website như thế nào cho hiệu quả?
Để xây dựng một chiến dịch Entity Building hoàn chỉnh, bạn cần phải có nhiều kiến thức cũng như kinh nghiệm. Sau đây sẽ là 7 gợi ý giúp bạn có thể triển khai Entity Building một cách hiệu quả hơn:
8.1. Đồng nhất thông tin doanh nghiệp, cá nhân và các thực thể có liên quan
Ví dụ: EQVN là một thực thể doanh nghiệp. Khi SEO Entity, bạn cần đồng nhất các thực thể có liên quan đến EQVN như: tên doanh nghiệp, địa chỉ, số điện thoại, sản phẩm và dịch vụ cung cấp, người sáng lập,… trên các phương tiện internet.
8.2. Xây dựng nội dung chuyên sâu và hữu ích với người dùng
8.2.1. Sử dụng keyword LSI, Semantic keyword
LSI keyword (Latent Semantic Indexing) là những từ hoặc cụm từ mà Google cho rằng có liên quan đến ngữ nghĩa của một thực thể. Chẳng hạn như khi nói về xe mô tô, các LSI keyword có thể là: xe mô tô, lốp xe, động cơ, dung tích bình xăng,…
LSI keyword giúp cho Google có thể dễ dàng hiểu được chủ đề bài viết của bạn thông qua các từ khóa liên quan chặt chẽ với thực thể chính.
Để có được những từ khóa LSI, bạn có thể tham khảo các cách sau:
- Lấy gợi ý từ Google Suggest:
- Lấy gợi ý từ các tìm kiếm liên quan ở cuối trang kết quả tìm kiếm:
- Sử dụng các công cụ như: Ahrefs, LsiGraph, Text Razor,…
- Tham khảo các cơ sở kiến thức như Wikipedia, Wikidata.org,…
- Sử dụng Google Natural Language API: Google có thể nhận biết các Entity về con người, địa điểm, mốc thời gian, chuyên mục,…
8.2.2. Xây dựng ngữ cảnh xoay quanh từ khóa được nhắm mục tiêu
Google sử dụng kỹ thuật liên kết ngữ cảnh để xây dựng một thực thể dựa vào các mối quan hệ xung quanh nó. Điều đó có nghĩa là bạn sẽ tận dụng những gì mà Google đã biết xung quanh từ khóa mục tiêu và tiến hành xây dựng nội dung cho chúng. Nhờ đó, Google có thể hiểu được từ khóa của bạn một cách dễ dàng. Lúc này, bạn sẽ có cơ hội được xếp hạng cao trên trang kết quả tìm kiếm.
8.2.3. Xây dựng nội dung bằng cách tham khảo các trang được xếp hạng trên cùng
Để SEO Entity hiệu quả, bạn cần phải tốt hơn các đối thủ của mình. Bạn có thể tham khảo các trang được xếp hạng trên cùng và bổ sung thêm những nội dung cần thiết cho nội dung của bạn.
8.2.4. Đáp ứng ý định tìm kiếm (search intent)
Nếu nội dung của bạn không đáp ứng được nhu cầu tìm kiếm của người dùng thì rất khó để bạn có được thứ hạng cao trên trang kết quả. Chính vì vậy, trước khi xây dựng nội dung, bạn cần xác định được ý định tìm kiếm của người dùng là gì.
8.3. Sử dụng đánh dấu dữ liệu có cấu trúc ( Schema Markup) để Google hiểu hơn về nội dung Website
Schema Markup là một loại ngôn ngữ dùng để đánh dấu các dữ liệu có cấu trúc. Ngôn ngữ này cung cấp cho các công cụ tìm kiếm những dữ liệu về thể loại, chủ đề, nội dung,… của trang web dựa trên định dạng cấu trúc có sẵn. Mục đích của Schema Markup là giúp cho những người phát triển web có thể cung cấp cho các công cụ tìm kiếm những chỉ dẫn cần thiết để chúng có thể nhận biết và hiểu được nội dung của trang web.
Ví dụ khi người dùng tìm kiếm “avatar”, lúc này các công cụ tìm kiếm sẽ không biết nên hiển thị kết quả avatar là hình ảnh đại diện hay nên đề cập đến bộ phim nổi tiếng “Avatar”. Khi người quản trị web sử dụng Schema Markup bao gồm các đoạn thông tin như “movie” và “name”, các công cụ tìm kiếm sẽ hiểu rằng bài viết đang đề cập đến bộ phim Avatar.
8.4. Xây dựng Social Profile
Bên cạnh việc xây dựng website, bạn cũng cần xây dựng thương hiệu trên các trang mạng xã hội nữa. Để xây dựng Social Profile, bạn cần thực hiện theo thứ tự các hoạt động dưới đây:
- Chuẩn bị hình ảnh logo và sản phẩm của công ty.
- Ghi chú thông tin doanh nghiệp cho từng ảnh bằng cách vào “Properties” và điền các mục: Title, Subject, rating, tags comments, authors, copyright,…
- Thêm Geotag (địa điểm của công ty theo kinh độ và vĩ độ) cho hình ảnh.
- Tiến hành xây dựng trang giới thiệu trên các trang mạng xã hội. Bạn nên xây dựng profile trên các trang mạng xã hội phổ biến như: Facebook, YouTube, Instagram, Twitter, Tumblr, LinkedIn, Flickr,… Ngoài ra, bạn cũng cần tạo hồ sơ trên các trang xã hội có liên quan đến lĩnh vực của bạn. Chẳng hạn như về ngành công nghệ thông tin có các trang như: Scoop.it, Hubpages,…
8.5. Xác thực tín hiệu mạng xã hội thông qua Schema
Tiến hành khai báo tất cả các mạng xã hội thông qua Schema trong mục SameAs.
8.6. Kết nối các Social lại với nhau
Bạn cần kết nối các Social với nhau thành một mạng lưới thống nhất. Các tín hiệu từ mạng lưới các mạng xã hội uy tín sẽ tạo ra nguồn Traffic Juice chất lượng. Điều này sẽ giúp cho website của bạn trở nên vô cùng tin cậy đối với Google.
9. Quy trình xây dựng Entity Building
Hệ thống xây dựng Entity Building cơ bản sẽ bao gồm 7 bước sau đây:
9.1. Sử dụng các hệ thống Social Property Linking
Bạn có thể sử dụng những trang mạng xã hội uy tín trên thế giới để xây dựng thương hiệu hoặc quảng bá sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Sau đó, liên kết những mạng xã hội này với nhau để xác thực với Google đây là một doanh nghiệp uy tín.
9.2. Sử dụng các hệ thống của Google Interlink
Liên kết những tài nguyên của Google và các web 2.0 thành một mô hình liên kết thống nhất. Điều này sẽ giúp cho Google có thể xác thực Entity một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó, các bot Google cũng có thể dễ dàng nhận biết tên thương hiệu của bạn đã được đồng nhất trên Internet.
9.3. Sử dụng các dịch vụ Google Maps
Hoạt động này giúp tối ưu và cải thiện thứ hạng của Google Maps theo tiêu chuẩn Entity Building. Điều này cũng giúp cung cấp cho người dùng đầy đủ những thông tin về doanh nghiệp của bạn.
9.4. Sử dụng các kĩ thuật Content writing (Semantic và Thematic)
- Semantic content là những nội dung được xây dựng theo ngữ nghĩa. Điều này có nghĩa là khi xây dựng Semantic content, bạn cần xây dựng những nội dung chứa những yếu tố có liên quan đến từ khóa chính. Chẳng hạn bạn có từ khóa chính là “trái táo”, bạn có thể xây dựng nội dung bao gồm các yếu tố liên quan đến trái táo như: nước ép, sinh tố, trái cây, dinh dưỡng, sức khỏe,… Các Semantic keyword này sẽ giúp cho Google dễ dàng xác định được chủ đề bạn muốn nói tới hơn.
- Thematic content là những nội dung thuộc cùng một chủ đề. Chẳng hạn bạn đang muốn xây dựng nội dung cho sản phẩm “máy giặt LG”. Bạn có thể xây dựng những nội dung xoay quanh chủ đề “máy giặt” để trỏ về trang sản phẩm “máy giặt LG”.
Áp dụng các kỹ thuật Content writing, đặc biệt là Semantic và Thematic sẽ đem lại hiệu quả cho việc phát triển thương hiệu của bạn.
9.5. Social Entity review
Bạn cần xây dựng các nội dung review về dịch vụ và sản phẩm của doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp nâng cao độ tin cậy của thương hiệu đối với người dùng và với cả Google.
9.6. Social Guide
Để xác thực thương hiệu theo địa lý, bạn cần sử dụng các công cụ review uy tín. Khi đó, thứ hạng từ khóa và mức độ tin cậy cũng sẽ nhanh chóng được cải thiện.
9.7. Doping
Doping là một kỹ thuật giúp tối ưu backlink. Kỹ thuật này giúp thúc đẩy toàn bộ sức mạnh hệ thống Thematic content.
10. Tối ưu Entity trên Website như thế nào?
Để gia tăng giá trị cũng như thứ hạng của một website, bạn cần phải tối ưu Entity. Sau đây sẽ là hướng dẫn tối ưu Entity cho Onsite và cả Offsite:
10.1. Tối ưu trên trang – Onsite
10.1.1. Xây dựng content theo Topic Cluster (dựa trên Semantic và Topic Authority)
Bạn cần xây dựng nội dung website thu hút với người đọc và đáp ứng được ý định tìm kiếm của người dùng. Khi đó, website của bạn sẽ chứng minh được độ uy tín của chủ đề (Topic Authority) đối với người đọc cũng như Google.
Bạn cũng cần xây dựng những nội dung chuyên sâu hơn cho chủ đề của mình. Không chỉ cung cấp các thông tin về sản phẩm/dịch vụ mà bạn cũng nên cung cấp cho khách hàng những kiến thức và kinh nghiệm trên website. Những nội dung chuyên sâu sẽ gia tăng Authority của trang web, giúp Google có thể tiếp cận bài viết của bạn thông qua nhiều chủ đề hoặc từ khóa hơn.
10.1.2. Xây dựng liên kết trong và ngoài (Internal link và External link)
Bạn nên xây dựng các liên kết trong trang web có liên quan lại với nhau. Các Internal link sẽ giúp các bài viết bổ trợ nội dung cho nhau. Chúng cũng cung cấp một hệ thống nội dung sâu hơn và chất lượng hơn.
Ngoài ra, bạn cũng cần xây dựng các external link liên kết với những website có chủ đề liên quan. Thông qua các website được liên kết, Google có thể dễ dàng hiểu được thực thể của bạn.
10.1.3. Thêm Schema cho website của bạn
Gắn Schema vào website sẽ giúp các công cụ tìm kiếm có thể dễ dàng nhận biết và phân loại nội dung của bạn. Nếu không gắn Schema, Google sẽ không thể hiểu được ngữ cảnh xung quanh các thông tin trên website.
10.1.4. Luôn cập nhật Google My Business
Google My Business là nơi chứa nhiều thông tin về công ty, website, sản phẩm/dịch vụ, địa chỉ,…Bạn nên cập nhật nó thường xuyên để Google biết rằng đây là một thực thể có thật.
10.2. Tối ưu ngoài trang – Offsite
10.2.1. Tạo tài khoản hồ sơ doanh nghiệp trên các trang mạng xã hội phổ biến
Như đã đề cập, bạn cần tạo nhiều tài khoản hồ sơ doanh nghiệp trên các trang mạng xã hội phổ biến và liên kết chúng với nhau. Điều này sẽ giúp nâng cao nhận diện thương hiệu với người dùng. Bạn cũng cần lưu ý phải cập nhật nội dung thường xuyên trên các trang mạng xã hội đó để tăng độ uy tín.
10.2.2. Sử dụng các nền tảng của Google
Sử dụng Google Maps, Google My Business, Google News, Google Site, Blogger,…để xây dựng hệ thống liên kết cho thương hiệu của bạn. Điều này sẽ giúp Entity được xác thực tốt hơn.
10.2.3. Tạo Google My Business
Google My Business sẽ giúp xác thực doanh nghiệp và tối ưu hiển thị thông tin của doanh nghiệp trên Google Search và Google Maps.
10.2.4. Social Review
Bạn nên khuyến khích người dùng review về thương hiệu, sản phẩm hoặc dịch vụ của mình. Điều này sẽ giúp gia tăng độ tin cậy của thương hiệu đối với Google và người dùng.
11. Tổng kết
Trước đây, những người làm SEO chỉ quan tâm đến việc đẩy mạnh một từ khóa nhằm có được thứ hạng cao trên SERPs. Tuy nhiên, Google ngày một hoàn thiện hơn trong việc hiểu rõ những ngôn ngữ tự nhiên. Đẩy mạnh một từ khóa một cách quá đà làm cho nội dung không được tự nhiên. Điều này dẫn đến việc website sẽ không được đánh giá cao. Chính vì thế mà Entity Building ngày càng trở nên quan trọng và là một yếu tố không thể thiếu trong hoạt động nâng cao thứ hạng của website. Rất mong bài viết sẽ cung cấp cho mọi người những thông tin hữu ích về cách thức tối ưu Entity hiệu quả. Chúc bạn thành công!
12. Cập nhật những kiến thức mới về Digital marketing
12.1. Theo dõi các bài viết trên website EQVN
Để cập nhật thêm thông tin, kiến thức bổ ích khác về triển khai Digital Marketing
12.2. Tham khảo khóa học
Đến với khóa học SEO tại EQVN, học viên nhận được những lợi ích gì?
- Cập nhật những kiến thức mới nhất về SEO
- Nắm vững cách thức nghiên cứu và phân loại từ khóa
- Xây dựng nội dung bài viết chuẩn SEO
- Biết cách sử dụng các công cụ hỗ trợ hoạt động SEO
- Xây dựng chiến lược SEO tổng thể và lập kế hoạch SEO
- Triển khai SEO Onpage và SEO Offpage một cách hiệu quả
Tham khảo thông tin chi tiết Khóa học SEO – Tối ưu công cụ tìm kiếm Google
12.3. Tìm hiểu tổng quan về SEO – Tối ưu công cụ tìm kiếm Google
Để cập nhật các kiến thức mới về SEO, bạn đọc có thể tham khảo tại Chuyên mục tổng hợp bài viết về SEO – Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm
Series bài viết quan trọng:
- Tổng quan về SEO cho người mới
- SEO Offpage là gì? Tại sao lại có vai trò quan trọng với chiến dịch SEO?
- Tổng hợp khái niệm cơ bản về SEO OnPage cho người mới
- Backlink là gì? Backlink ảnh hưởng như thế nào đến SEO?
:
Chia sẻ bài viết này:
Giới thiệu về tác giả
EQVN là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực đào tạo Digital Marketing tại Việt Nam từ năm 2003. Là đối tác chính thức với Facebook, Google, Zalo và các đối khác trong ngành
Bài viết cùng chủ đề
Bạn vừa thành lập website mới, hoặc website bạn đã được tạo trong một khoảng thời gian nhưng vẫn chưa lên top? Bên cạnh những chia sẻ khắc phục từ…
Việc làm quen với điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ cạnh tranh là nền tảng để định hình chiến lược cho bạn. Đối với các thương hiệu, sự…
Content Pillar chắc hẳn không còn là chủ đề xa lạ với các Marketer, đặc biệt là những bạn làm SEO hoặc Content Writing. Cách triển khai Content Pillar tuy…
Thuật ngữ SEO ngày nay đã trở nên ngày càng phổ biến, nhưng Google trong những năm qua luôn liên tục phát triển và thay đổi thuật toán. Tại bài…
SEO (Search Engine Optimization) là một trong những lĩnh vực quan trọng nhất trong digital marketing. Nhưng SEO là gì và tại sao nó lại quan trọng đến vậy? Bài…
Đào tạo, tư vấn giải pháp và
triển khai Digital Marketing
Được thành lập vào tháng 4 năm 2003 và bắt đầu đào tạo Digital Marketing vào năm 2009. Với mục tiêu, Hỗ trợ doanh nghiệp và các cá nhân nắm bắt cơ hội và khai thác tối đa ứng dụng của Internet vào hoạt động kinh doanh.
Liên hệ chúng tôi qua mạng xã hội
Dịch vụ Digital Marketing
Chuyên mục Digital Marketing
Khóa học Digital Marketing