Giảm tỉ lệ Bounce Rate: 20 điều cần nhớ
Tác giả: EQVN.NET | Chuyên mục: SEO | Ngày cập nhật: 24 - 12 - 2019
Chia sẻ bài viết này:
EQVN Blog – Làm giảm Bounce rate là một trong những vấn đề thường được nhắc đến trong SEO. Bạn sẽ tìm gặp được khá nhiều bài viết nói về cách làm giảm tỉ lệ bounce rate trên internet vì thế trong bài viết này cũng chỉ đưa ra thêm một vài suy nghĩ từ quan điểm thực tế.
Tỉ lệ bounce rate cao có thể do nhiều nguyên nhân nhưng thường rơi vào 2 loại sau:
1. Bạn đang hút không đúng loại traffic cho website, hoặc
2. Bạn đang hút chính xác từng centimet loại traffic cho website.
Loại thứ 2 nghe có vẻ ngớ ngẩn? Thực tế hầu hết mọi người thường quên đi cái kịch bản thứ hai vì đại đa số các website đều là nạn nhân của kịch bản 1.
Hãy nghĩ về điều này: nếu một người dùng vào website của bạn và tìm thấy chính xác điều họ cần; một câu trả lời cho câu hỏi hay một giải pháp cho vấn đề của họ thì lí do gì họ ở lại trên website của bạn thêm nữa hay xem qua thêm các trang khác?
Các website chuyên xử lí nhanh những vấn đề thông tin thường có tỉ lệ bounce rate cao, ví dụ dưới đây là một website chuyên trả lời những câu hỏi bằng những câu trả lời ngắn gọn, cụ thể:
Người dùng vào, có câu trả lời và thoát ra, nhưng thường xuyên trở lại.
Mặt trái của vấn đề
Bạn có một website hấp dẫn với người dùng. Bạn muốn họ dạo quanh trên website, click chỗ này chỗ kia, đọc các bài viết, và hướng tới chuyển đổi.
Trong những ví dụ này tỉ lệ bounce rate cao chính là sát thủ của chuyển đổi, và bất cứ điều gì bạn làm để tăng thời gian họ ở lại trên website và số lượt xem các trang hầu như sẽ liên quan trực tiếp đến sự thành công của website và kết quả cuối cùng của bạn.
Trước khi bắt tay vào cải thiện vấn đề thì điều quan trọng là bạn phải hiểu rõ nó là gì.
Tỉ lệ bounce rate (bounce rate) thường bị nhầm lẫn với tỉ lệ rời khỏi website (exit rate). Tỉ lệ bounce rate là thước đo số người xem duy nhất chỉ một trang trên website của bạn và thoát khỏi website (nghĩa là họ không xem thêm bất kì trang nào trên website của bạn) trong khi đó tỉ lệ rời khỏi website là tỉ lệ phần trăm số người rời khỏi website của bạn ngay tại trang đó (tức là họ có xem qua các nơi khác trên website của bạn).
Vì sao cần làm giảm tỉ lệ bounce rate
Giảm tỉ lệ bounce rate trên những trang có lưu lượng truy cập cao nhất từ những nguồn chuyển đổi cao nhất nghĩa là có nhiều khách viếng thăm tương tác hơn và cơ hội chuyển đổi lớn hơn.
Dưới đây là danh sách 20 gợi ý để làm giảm tỉ lệ bounce rate cho website (trang web) của bạn. Đây hoàn toàn không phải là giải pháp và dành cho riêng ai, nhưng nói chúng là đáng để xem xét.
1. Tránh dùng pop-up
Những quảng cáo dạng pop-up gây phiền hà cho mọi người. Trong một vài trường hợp hiếm chúng tỏ ra có giá trị nhưng nhìn chung chúng làm gián đoạn trải nghiệm của người dùng.
2. Thiết kế điều hướng thân thiện cho những mục quan trọng
Đừng khiến người dùng lạc lối trên website của bạn vì không biết đi hướng nào để tới nội dung họ cần.
Phản ứng chung nhất khi không thể tìm được thứ gì đó đáng lẽ ra phải rõ ràng đó là thất vọng – nếu bạn đã từng vào một website và không thể nào tìm ra hay không biết phải đi đâu, thì đây chính xác là cảm giác đó.
Sử dụng bản đồ nhiệt là một cách hay để biết những nơi người dùng có thể sẽ click vào, Một công cụ hữu ích cho việc này là Crazy Egg.
3. Thiết kế
Thiết kế ở đây không chỉ là gradient và đổ bóng; thiết kế ngày nay còn vượt xa hơn trải nghiệm chung của người dùng. Nội dung trình bày của bạn phải sao cho hấp dẫn, cả về mặt thẩm mĩ và dễ đọc cho người dùng.
Thiết kế là dành cho đối tượng bạn muốn nhắm đến, không cần thiết đó phải là độc giả bạn đang có, hay ít nhất không phải phần lớn trong số đó. Thiết kế đã trở thành một tín hiệu chính thống và sơ sài trong thiết kế có thể ảnh hưởng trực tiếp đến ý nghĩ của khách viếng thăm (và khách hàng tiềm năng) về chất lượng của công ti cũng như dịch vụ bạn cung cấp.
4. Tốc độ
Thiết nghĩ đây là điều không cần nói và ngày nay thực sự không gì ảnh hưởng mạnh đến tỉ lệ bounce rate cho bằng chuyện phải chờ 10 giây để tải xong một trang web.
Đây không những là yếu tố xếp hạng, điều đã được kiểm chứng, và ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm của người dùng mà còn có thể làm giảm lượng khách hàng đến với cửa hàng, tác động xấu đến thứ hạng tìm kiếm và gây hại đến tỉ lệ chuyển đổi.
5. Tính di động
Với xu hướng tiếp thị trên di động đang bùng nổ ngày nay thì tính di động là điều không thể thiếu đối với một website.
Hiệu quả của website vẫn còn đó chừng nào nội dung còn có thể truy cập được và dùng được trên một điện thoại di động hay trên một chiếc máy tính bảng.
Hơn nữa, tính di động không nhất thiết đòi hỏi website phải có thiết kế tương thích và dễ truy cập, trong nhiều trường hợp điều này đơn giản chỉ là ngôn ngữ thân thiện, dễ hiểu để những người đang di chuyển (sử dụng thiết bị di động) vẫn có thể hiểu được khi cần tìm kiếm thông tin và ít nhất là có thể liên lạc được với bạn nếu cần.
6. Ưu tiên trong thiết kế
Điều này quay trở lại với gợi ý trước đó, bạn muốn nhắm đến nội dung hay chuyển đổi trên website của mình? Người dùng ngay lập tức có được thông tin họ tìm hay bạn muốn họ dạo quanh trên website trước đó?
Một website thường có hai con đường chuyển đổi:
- Một là trang đích (đường ngắn, trực tiếp)
- Hai là hình phễu chuyển đổi (quá trình sàng lọc người dùng thông qua một loạt các trang để dẫn đến chuyển đổi)
Bạn có đang chủ động trong định hướng người dùng? Một bài kiểm tra hiệu quả cho việc này là xem bạn có thể tạo ra được hơn 20% thời gian cho chuyển đổi trên các trang quan trọng của bạn.
7. Phân loại nội dung
Đây là một góc nhìn khác trong kiến tạo nội dung sao cho dễ đọc, có hệ thống cho website. Tính dễ đọc quan trong nhưng ý tưởng ở đây là gom nhóm nội dung thành từng nhóm hay thể loại – điều này thường thấy trên các blog.
8. Tối ưu cho mục đích
Đến đây bạn đi sâu hơn vào việc thiết kế nội dung, chúng phải chứa những từ khóa mà người dùng sử dụng để đến website của bạn, và mang cho họ trải nghiệm họ mong đợi.
Ý tưởng này thường được đề cập đến trong PPC và quảng cáo hiển thị, trong đó tỉ lệ bounce rate cao nhất được tạo ra từ những nhà quảng cáo không khép kín được vòng tuần hoàn giữa mẩu quảng cáo và trang đích và thiết kế trang. Toàn bộ trải nghiệm cần nhất quán từ đầu tới cuối nhằm tránh làm gián đoạn ý định của người dùng.
9. Lưu ý nơi đặt quảng cáo
Điều này có vẻ hơi mới (nhất là với nhà quảng cáo) nhưng nếu có thể, hãy tránh những hệ thống quảng cáo chuẩn. Ngày nay không những người dùng web bỏ lơ các mẩu quảng cáo mà Google cũng bắt đầu phạt những trang có quá nhiều quảng cáo nằm trên nếp cuộn (above the fold), và một gợi ý là họ đang đi tìm những kích thước chuẩn cho mẩu quảng cáo.
Hơn nữa, ta có thể hiểu vì sao cần hạn chế có quá nhiều quảng cáo cho mỗi trang, nếu bạn nhìn vào những mạng lưới quảng cáo hiệu quả cao sẽ thấy website của họ có rất ít những mẩu quảng cáo lộn xộn.
10. Vấn đề tải nội dung bên thứ ba
Thuật ngữ lazy loading, trong trường hợp bạn không quen, là quá trình tạo mẫu trang web để giảm thời gian tải một đối tượng cho tới khi cần đến chúng. Mashable một ví dụ thực tế, hãy chú ý xem trang web của họ tải gần như ngay tức thì và chỉ tải những nội dung mới khi cần (khi bạn cuộn trang đến những vị trí này).
Yếu tố này ảnh hưởng đến tốc độ tải trang và trải nghiệm của người dùng, và có thể được lập trình để tự động làm việc này.
11. Tương phản trong màu sắc
Người đọc cần sự tương phản. Sự tương phản giữa các màu có thể làm cho một câu chuyện buồn tẻ thêm hấp dẫn và ngược lại có thể biến một câu chuyện hấp dẫn nhất trên thế giới thành hai màu trắng đen mờ nhạt nếu không suy xét thích đáng.
Tương phản là điều quan trọng vì internet ngày càng có nhiều loại nội dung khác nhau, với nhiều điều liên tục xảy ra trên trang, do đó cần nghiêm túc xem xét sử dụng màu sắc và trang trí để thu hút ánh mắt người dùng tới những nơi quan trọng có trên trang web.
12. Thông điệp phải thật rõ ràng
Đây là một gợi ý khác khi nói đến vấn đề tạo trọng tâm và thu hút sự chú ý cho website. Hãy nhớ bạn chỉ có một cho tới vài giây để chuyển tải giá trị đến với một khách viếng thăm mới, vì thế đừng để họ phải đoán mò.
Sử dụng tagline là một cách hay để nhanh chóng chuyển tải mục đích, nếu không dùng cách này, bạn còn có lựa chọn khác là sử dụng văn bản thuần để chuyển tải mục đích và đặt ở nơi dễ thấy (như header hay đầu sidebar chẳng hạn).
13. Giảm thiểu sự phân tâm
Một trong những điều kiện tiên quyết đòi hỏi nơi website thế nhưng ta vẫn hay bắt gặp những website tự động phát nhạc hay video khi người dùng vừa truy cập tới chúng. Đấy là những thứ gây phâm tâm và gây phiền hà không đáng mong đợi và chúng làm đứt đoạn trải nghiệm của người dùng.
Giảm thiểu sự phân tâm không những làm giảm tỉ lệ bounce rate mà còn làm tăng đáng kể tỉ lệ chuyển đổi cho bạn.
14. Đưa ra nội dung thích hợp dựa trên nghiên cứu hành vi người dùng
Nếu bạn không có những nội dung phù hợp hay điều hướng trực quan trên trang web nghĩa là bạn đang đánh mất một lượng lớn số lượt xem trang và cơ hội trở thành một nguồn nội dung hấp dẫn cho người dùng.
Nội dung phù hợp được tăng cường khi bạn sắp xếp chúng theo cùng loại hay theo tag, khi đó chúng hấp dẫn, thu hút được nhiều khách viếng thăm hơn bởi những bài viết có trong cùng chuyên mục.
15. Cho phép tìm kiếm cục bộ trong website
Nếu hiện trên website của bạn không có chức năng tìm kiếm hoặc nếu bạn không thường xuyên kiểm tra dữ liệu analytics cho tìm kiếm cục bộ trong website thì có lẽ bạn đang tự đánh mất đi ưu thế. Người dùng web đã quá quen với tìm kiếm đến nỗi việc đó đã trở thành một hành vi kiểu mẫu, do đó tìm kiếm cục bộ là thứ nên có trên website, nâng cao trải nghiệm của người dùng.
16. Mở liên kết trong cửa sổ mới
Đây là một khái niệm cực kì đơn giản nhưng vẫn thường bị lãng quên, nhưng nếu bạn muốn liên kết đến một nguồn khác bên ngoài website, phải đảm bảo liên kết đó được mở trong một cửa sổ mới thay vì ngay chính cửa sổ họ đang đứng, vô tình đã khiến người dùng rời khỏi website của bạn.
Một cách đơn giản là thêm vào thuộc tính target=”blank” trong thẻ liên kết <a>. Ví dụ, <a href=”http://www.example.com” target=”blank”>anchor text</a>.
17. Hiển thị nổi bật ô tìm kiếm
Gợi ý này khác với tính năng tìm kiếm cục bộ bên trong website như vừa nói trong mục 15 mà liên quan nhiều hơn đến mục số 2 trong danh sách này; nếu bạn muốn xây dựng một chức năng hữu ích cho website như tính năng tìm kiếm thì đừng để người dùng phải mất công đi tìm xem ô tìm kiếm nằm ở đâu.
18. Tạo trang 404 hữu dụng
Không ai trong chúng ta muốn nghĩ đến cảnh website hay một trang nào đó trong website chào đón người dùng bằng một trang 404, thế nhưng điều này vẫn thường xuyên hiện hữu.
Việc tốt nhất bạn có thể làm là biến trải nghiệm tiêu cực thành tiềm năng tích cực với một vài gợi ý sau:
- Sử dụng snippet Google đề xuất để tạo những trang 404 thân thiện. Trong Google Webmaster Tool có mục “Enhance 404 pages” cho phép ta tạo ra một snippet bằng JavaScript.
- Thêm ô tìm kiếm và một liên kết về trang chủ.
- Nếu không có gì, hãy thêm một chút hài hước và lạ mắt vào trang.
19. Nội dung dễ hiểu
Mục này không trùng lặp với mục số 3 nêu trên. Trong gợi ý này ta nói đến điểm số Flech-Kincaid của trang web, hay nói cách khác là mức độ khó để thấu hiểu nội dung bạn đưa ra.
Có hai bài kiểm tra dùng để xác định mức độ dễ đọc và mức độ trung bình cần có để thấu hiểu nội dung. Cả hai được kết hợp lại trong một công cụ tính toán chỉ số rất hữu dụng.
20. Chia nhỏ bài viết dài
Ngày nay sự chú ý của người dùng đã thu ngắn lại hơn bao giờ hết. Vì thế mỗi khi họ bắt gặp những bài viết dài họ thường có xu hướng bỏ đi ngay lập tức.
Hãy nghĩ đến việc chia nhỏ những nội dung dài thành từng bài nhỏ dạng sê-ri hay phân trang thành từng phần dễ hiểu hơn. Bài viết này của New York Times đã làm tốt công việc chia nhỏ câu chuyện thành từng chương và chia nhỏ trải nghiệm thú vị tổng thể thành nhiều lượt truy cập tương tác trên đó.
Lược dịch từ Search Engine Watch
Vui lòng ghi rõ nguồn gốc eqvn.net khi đăng lại nội dung này.
:
Chia sẻ bài viết này:
Giới thiệu về tác giả
EQVN là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực đào tạo Digital Marketing tại Việt Nam từ năm 2003. Là đối tác chính thức với Facebook, Google, Zalo và các đối khác trong ngành
Bài viết cùng chủ đề
“Xây dựng sự nhận thức, tăng tỉ lệ truy cập của người dùng từ việc sử dụng công cụ tìm kiếm phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng của website.…
Trong SEO, chắc hẳn bạn đã quen thuộc với khái niệm EAT là những yếu tố quan trọng trong việc đánh giá chất lượng website. Tuy nhiên, Google đã mang…
Ngày nay, hầu hết các doanh nghiệp đều biết việc thực hiện SEO tốt có ảnh hưởng tích cực đến khả năng hiển thị website trong vài tháng đầu. Do…
SEO (Search Engine Optimization) đã trở thành một phần quan trọng không thể thiếu trong chiến lược quảng cáo. Tuy nhiên, để hiểu rõ cách SEO nâng cao vị trí…
SEO tổng thể là một chiến lược tối ưu hóa website nhằm cải thiện vị trí và hiệu quả trên công cụ tìm kiếm. SEO tổng thể tập trung vào…
Đào tạo, tư vấn giải pháp và
triển khai Digital Marketing
Được thành lập vào tháng 4 năm 2003 và bắt đầu đào tạo Digital Marketing vào năm 2009. Với mục tiêu, Hỗ trợ doanh nghiệp và các cá nhân nắm bắt cơ hội và khai thác tối đa ứng dụng của Internet vào hoạt động kinh doanh.
Liên hệ chúng tôi qua mạng xã hội
Dịch vụ Digital Marketing
Chuyên mục Digital Marketing
Khóa học Digital Marketing