Nguyên nhân khiến bạn làm email marketing không hiệu quả
Tác giả: EQVN.NET | Chuyên mục: Digital Marketing, Email marketing | Ngày cập nhật: 30 - 08 - 2021
Chia sẻ bài viết này:
Email Marketing là công cụ tiếp thị không thể thiếu đối với những doanh nghiệp muốn tiếp cận với nhiều khách hàng hơn với chi phí đầu tư thấp. Tuy nhiên, để có một chiến dịch Email Marketing hiệu quả không phải doanh nghiệp nào cũng biết. Theo thời gian, khách hàng đã quen với việc lọc qua hàng chục Email để tìm những thư gửi thú vị. Khi được kết hợp với bộ lọc spam và thư mục Quảng cáo của Gmail, các nhà tiếp thị phải đối mặt với những thách thức lớn trong việc tiếp cận khách hàng.
Vậy để có một chiến dịch hiệu quả, ta nên chú trọng vào việc phân tích các dữ liệu, các phản ứng của khách hàng, và kiểm tra lại xem liệu rằng bạn có mắc phải một trong các lỗi Email Marketing sau đây hay không nhé!
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm bài viết: “ 6 sai lầm cần tránh trong Email Marketing” nhé!
1. Chưa hiểu được khách hàng
Một nghiên cứu gần đây từ The Direct Marketing Association (DMA) tiết lộ rằng 77% ROI đến từ các chiến dịch được phân khúc thị trường, nhắm mục tiêu và kích hoạt. Không thể xác định đối tượng mục tiêu tiềm năng của bạn là một hạn chế lớn khi tiếp thị qua Email. Các nhà tiếp thị phải tiến hành khảo sát, phân tích trước khi thực hiện các hoạt động tiếp thị qua Email – điều này có nghĩa là xác định rõ khách hàng mục tiêu của bạn là ai và nhu cầu, sở thích, nhân khẩu học và đặc điểm tâm lý của họ là gì.
2. Không cá nhân hóa
Cá nhân hóa là phương pháp tiếp cận hiệu quả nhất hiện nay – các nhà làm Marketing không còn dựa vào cách tiếp cận ‘one-size-fits-most’ (Một kích thước phù hợp với tất cả). Một báo cáo của Statista cho biết, tỷ lệ mở các thưl có thông điệp được cá nhân hóa là 18,8% vào năm 2016, thay vì 13,1% Email không có bất kỳ sự cá nhân hóa nào.
Giải pháp hiệu quả về mặt thời gian cho các nhà tiếp thị là chia thị trường mục tiêu của họ thành các phân khúc khác nhau dựa trên sự tương đồng về sở thích, hành vi, nhân khẩu học mà khách hàng chia sẻ. Điều này sẽ giúp bạn sáng tạo nội dung với các thông điệp được cá nhân hóa, phù hợp với nhu cầu cụ thể cho khách hàng và kích thích ngòi nổ phù hợp trong tâm trí khách hàng.
3. Tiêu đề Email không hấp dẫn
Một nhân viên văn phòng trung bình gửi hoặc nhận khoảng 121 thư mỗi ngày, theo một báo cáo của Radicati Group. Trong số tất cả những thư nhận được này, khả năng ai đó mở một thư với dòng tiêu đề khó hiểu hoặc sáo rỗng là rất thấp. Mọi người mở dựa trên tên của người gửi và dòng chủ đề, và một dòng tiêu đề không hấp dẫn, mơ hồ, gây hiểu lầm có thể dẫn đến tỷ lệ mở thấp và cuối cùng cản trở sự thành công của các chiến dịch Email của bạn.
Dòng chủ đề của thư gửi phải rõ ràng, hấp dẫn và đủ nổi bật để thu hút sự chú ý của người nhận. Nên tránh sử dụng quá nhiều dấu câu, hoặc sử dụng toàn bộ chữ hoa và các cụm từ gây hiểu lầm.
4. Thiết kế Email không đẹp mắt
Nếu khách hàng mục tiêu của bạn không đọc thư, có thể đã có điều gì đó không ổn trong thiết kế, giao diện. Các nhà làm Marketing nên có một kho các mẫu Email hấp dẫn để thu hút các khách hàng tiềm năng mục tiêu của mình. Việc sử dụng logo, màu sắc, hình ảnh, nút kêu gọi hành động và các yếu tố khác phải được đồng bộ hóa tốt và thử nghiệm nhiều lần để chọn ra thiết kế đẹp mắt, thu hút khách hàng đọc thư
Nếu bạn đang tìm kiếm phần mềm tiếp thị qua Email với trình chỉnh sửa kéo-n-thả và rất nhiều mẫu hấp dẫn, hãy dùng phần mềm CRM Bitrix24. Sử dụng phần mềm này để tự động hóa các hoạt động Marketing, nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng, tạo ra các mẫu template Email đẹp mắt, giúp bạn thực hiện quy trình trên diện rộng, nhưng vẫn đảm bảo được tính cá nhân hóa đến từng khách hàng.
Ngoài ra, phần nội dung của thư gửi (bao gồm cả dòng tiêu đề) phải truyền tải rõ ràng thông điệp. Bạn cũng nên xem xét có bao nhiêu thư tín được mở trên thiết bị di động và tối ưu hóa chúng để dễ đọc hơn. Theo báo cáo của Litmus ’Email Analytics, số lượng thư được mở trên thiết bị di động đã tăng lên và chiếm 56% tổng số thư được gửi.
5. Do Email của bạn rơi vào hộp thư Spam.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến Email của bạn bị rơi vào hộp thư Spam mà đôi khi bạn cần phải chú ý. Có thể kể đến một vài yếu tố như nội dung mình gửi bị khách hàng đánh dấu Spam, Email bạn gửi đi đã bị Google đánh dấu Spam hoặc địa chỉ IP của bạn đã bị đánh dấu Spam nhiều lần và bị Google cho vào danh sách đen.
6. Không hiểu rõ danh sách khách hàng.
Bạn có biết danh sách khách hàng mà mình đang sở hữu do đâu mà có? Liệu có đáng tin cậy ? Và câu hỏi quan trọng nhất là trong danh sách đó có bao nhiêu Email vẫn được dùng, bao nhiêu Email đúng, bao nhiêu địa chỉ đánh dấu Email của bạn là Spam và nhất là thư bạn sắp gửi có phải là khách hàng mục tiêu của bạn ?
Hãy trả lời hết những câu hỏi đó trước khi gửi mail, đừng gửi cho những người không quan tâm để tránh làm phiền và mang lại hình ảnh xấu cho doanh nghiệp.
7. Không xác định được người gửi
Gần một nửa số thư sẽ bị xóa ngay lập tức nếu không xác định được danh tính của người gửi. Gửi Email từ sales@XYZ.com, info@XYZ.com, admin@XYZ.com hoặc bất kỳ tên nào như vậy có vẻ không phải là Email chính chủ và thường bị người nhận đánh dấu là spam.
8. Gửi Email với nội dung sơ sài, không liên quan.
Nhiều người gửi Email lại không quan tâm đến nội dung. Email bạn gửi đôi lúc chỉ là một đoạn text cụt ngủn, không có tiêu đề, không hình ảnh minh họa. Thông thường Email không mang lại hiệu quả vì chỉ tập trung vào nội dung chào hàng, bán hàng mà không đưa ra những yếu tố kích thích như các vấn đề khách hàng đang gặp phải để kích thích người xem.
Trước khi gửi thông tin liên lạc qua Email đến nhiều đối tượng, các Marketers phải chú ý phân khúc thị trường mục tiêu của mình cũng như ghi nhớ nhu cầu và sở thích cụ thể của khách hàng. Nên thiết kế các thông điệp thu hút với từng cá nhân và giải quyết những nhức nhối, nỗi đau của khách hàng.
9. Không có một chiến dịch, thời gian gửi Email hợp lý.
Điều này có nghĩa bạn gửi Email một cách ngẫu nhiên, không có kế hoạch nội dung, không xác định tần suất gửi, thời gian gửi rõ ràng. Điều này khiến bạn mất nhiều thời gian và chi phí cũng như khiến người nhận nghĩ rằng bạn làm việc thiếu chuyên nghiệp và không quan tâm đến thư bạn gửi.
Tóm lại:
Tạo ra một danh sách Email chất lượng, nếu có một trang Web uy tín, bạn nên tận dụng nó bằng cách xin thông tin từ khách hàng và khuyến khích họ để lại địa chỉ Email liên lạc.
Nên thường xuyên lọc lại danh sách các Email. Cập nhật đầy đủ thông tin tránh làm cho nội dung nhàm chán. Chạy một chiến dịch tiếp thị qua Email hiệu quả là cả một quá trình nghiên cứu, cải thiện, học hỏi và lên kế hoạch cẩn thận, tỉ mỉ.
Thử nghiệm các mẫu Email khác nhau trên một nhóm nhỏ người dùng trung thành nếu bạn đang nghĩ đến việc điều chỉnh định dạng hoặc thiết kế của mình để xem cách họ phản ứng với những thay đổi trong thiết kế Email, dòng chủ đề hoặc nội dung. Điều này sẽ giúp bạn xác định các chiến dịch, nội dung, thiết kế nào phục vụ tốt cho mục đích của bạn.
Tương tự, hãy cố gắng nghiên cứu thời điểm tốt nhất để gửi Email tiếp thị: thời gian bạn gửi Email ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ mở và tỷ lệ phản hồi của các chiến dịch của bạn. Khách hàng thường check mail lúc 8h hoặc 16h, nên gửi mail đúng thời điểm họ thường có xu hướng check Email.
Khóa học Email Marketing tại EQVN
Đến với khóa học quảng cáo Facebook Ads tại EQVN, học viên được lợi ích gì?
- Sử dụng thành thạo công cụ Email Marketing
- Hoạch định chiến lược Email Marketing
- Triển khai thực hiện và đo lường đánh giá hiểu quả chiến dịch Email Marketing
- Lập kế hoạch Digital Marketing
Tham khảo thông tin chi tiết khóa họ tại Khóa học Email Marketing
:
Chia sẻ bài viết này:
Giới thiệu về tác giả
EQVN là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực đào tạo Digital Marketing tại Việt Nam từ năm 2003. Là đối tác chính thức với Facebook, Google, Zalo và các đối khác trong ngành
Bài viết cùng chủ đề
TikTok đã nhanh chóng trở thành một trong những nền tảng mạng xã hội phổ biến nhất trên toàn cầu, thu hút hàng tỷ người dùng với nội dung video…
Để thành công trong lĩnh vực quảng cáo Google, bạn cần có chiến lược thông minh và hiểu biết sâu sắc về nền tảng. Chạy chuyển đổi Google Ads là…
“Nghiên cứu” là cụm từ thường thấy nhất khi bạn tiến hành các hoạt động SEO, như nghiên cứu từ khóa, ý tưởng, chất lượng backlink… Tuy nhiên, trong số…
Mạng xã hội là một trong những kênh truyền thông giúp xây dựng và quảng bá thương hiệu tốt nhất. Đây cũng là nơi để tiếp cận vô số khách…
Trong thời đại số hóa, TikTok đang dần trở thành một trong những nền tảng mạng xã hội phổ biến nhất, đặc biệt đối với thế hệ trẻ. Việc sử…
Đào tạo, tư vấn giải pháp và
triển khai Digital Marketing
Được thành lập vào tháng 4 năm 2003 và bắt đầu đào tạo Digital Marketing vào năm 2009. Với mục tiêu, Hỗ trợ doanh nghiệp và các cá nhân nắm bắt cơ hội và khai thác tối đa ứng dụng của Internet vào hoạt động kinh doanh.
Liên hệ chúng tôi qua mạng xã hội
Dịch vụ Digital Marketing
Chuyên mục Digital Marketing
Khóa học Digital Marketing
Chuyên mục Doanh nghiệp