[the_ad_group id="276"]

Product Market Fit (PMF) Là Gì? Mô Hình Ra Mắt & Phát Triển Sản Phẩm

Tác giả: EQVN.NET | Chuyên mục: | Ngày cập nhật: 01 - 03 - 2023

Bài viết này hữu ích cho bạn không?
Product Market Fit (PMF) Là Gì? Mô Hình Ra Mắt & Phát Triển Sản Phẩm Trong quá trình hoạt động, mọi doanh nghiệp dù startup hay phát triển lâu dài đều khao khát đạt đến giai đoạn mở rộng quy mô (scale-up). Trước khi đạt đến điều này, bạn sẽ bắt gặp một điểm chạm quan trọng, mang tên Product Market Fit (PMF). Đây là điểm đánh dấu quan trọng…
5 1 5 3
0 / 5 5

Your page rank:

product market fit

Chia sẻ bài viết này:

Trong quá trình hoạt động, mọi doanh nghiệp dù startup hay phát triển lâu dài đều khao khát đạt đến giai đoạn mở rộng quy mô (scale-up). Trước khi đạt đến điều này, bạn sẽ bắt gặp một điểm chạm quan trọng, mang tên Product Market Fit (PMF). Đây là điểm đánh dấu quan trọng khi một sản phẩm thỏa mãn được nhu cầu của thị trường, mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng mong muốn đạt được. Hy vọng qua bài viết này, EQVN sẽ bạn sẽ tìm ra cách để đạt được Product Market Fit (PMF), cũng như xác định được doanh nghiệp đã đạt PMF chưa.

 

EQVN là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực đào tạo khóa học Digital Marketing từ năm 2009 và là đối tác chính thức của Facebook và Google. Với kinh nghiệm hơn 19 năm giảng dạy, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức Digital Marketing và kiến thức về quản trị doanh nghiệp mới nhất và hữu ích nhất! Tìm hiểu thêm về EQVN tại đây nhé!

 

1. Product Market Fit (PMF) là gì?

Trên thực tế, chưa có định nghĩa rõ ràng nào về Product Market Fit (PMF), vì chúng chỉ tồn tại ở một trạng thái chung chung, được mô tả rất mập mờ. Nhưng chúng ta có thể trích thông tin bài viết của Marc Andreesen từ đại học Stanford như sau “Product Market Fit có nghĩa là sản phẩm đang ở trong thị trường tốt và có thể đáp ứng thị trường đó”.

Vậy nếu bạn đang tự hỏi “Liệu có số liệu chính xác nào về nhu cầu mà thị trường cần? Hay lượng người dùng một doanh nghiệp cần?” thì câu trả lời là “Không có con số cụ thể, tùy vào từng mô hình kinh doanh, bạn sẽ có những đánh giá khác nhau”.

Cụ thể, để xác định khi nào doanh nghiệp đạt được PMF, các nhà kinh doanh thường dựa vào các dấu hiệu kinh doanh, hay còn gọi là traction. Traction là một khái niệm mơ hồ, nhằm chỉ những kết quả đạt được trong quá trình kinh doanh, những thành tựu như doanh thu, số lượng user, retention rate, các mối quan hệ hợp tác lâu dài, feedback của người dùng về sản phẩm,…

Khi doanh thu của doanh nghiệp còn thấp và lợi nhuận bị hạn chế, traction sẽ là nội dung được các nhà đầu tư chú trọng và cần thể hiện rõ trong suốt quá trình gọi vốn đầu tư. Do đó, các doanh nhân nên tập trung vào những traction cho thấy user đang tìm đến sử dụng sản phẩm (organic acquisition), họ thỏa mãn khi tương tác với sản phẩm (engagement), tiếp tục sử dụng sản phẩm đó (mức độ trung thành vói sản phẩm – retention).

Qua đây cho thấy rằng “PMF sẽ được đánh giá ở khía cạnh sản phẩm và thị trường, chứ không đánh giá ở doanh thu và lợi nhuận đạt được”.

2. Tầm quan trọng của Product Market Fit 

Toàn bộ chiến lược Marketing vận hành xoay quanh trung tâm chính là sản phẩm, để tạo ra tăng trưởng, sản phẩm phải thỏa mãn giá trị tiêu chuẩn. Do đó, khái niệm PMF ra đời là minh chứng rõ ràng nhất cho thấy bạn đáp ứng nhu cầu thị trường và có thể tạo ra lợi nhuận từ nó (xác thực mô hình kinh doanh).

Mục đích ban đầu của việc tiếp cận PMF là thúc đẩy quá trình vận hành, cung cấp giá trị thực sự cho người dùng, sau đó tiến hành lên kế hoạch Marketing. Không chỉ sau một lần đạt được PMF, bạn phải luôn duy trì thường xuyên sự tập trung vào nó.

Mặc dù không thể thực sự vẽ PMF trên biểu đồ, chúng tôi hy vọng biểu đồ này có thể giúp bạn đo lường những gì sẽ xảy ra trong quá trình kinh doanh:

biểu đồ product market fit

Bạn bắt đầu cung cấp giá trị cho người dùng, tuy nhiên, tại một thời điểm nào đó, đối thủ cạnh tranh mới sẽ tham gia vào thị trường và biến đổi trạng thái cân bằng hiện có. Chính lúc này, cả hai sẽ cần quay lại tập trung làm việc với sản phẩm, để chuẩn bị cho các quá trình tiếp theo. Đó là tất cả những gì sẽ xảy ra trong vòng đời startup.

3. Cách nhận biết doanh nghiệp đã đạt Product Market Fit chưa?

Khi nào thì bạn thực sự đạt được PMF? Trên thực tế, chưa có mô hình kinh doanh nào định nghĩa rõ ràng về điều này. Tuy nhiên, ta có thể xem qua câu trả lời của Marc Andreessen về vấn đề này như sau:

“Dù không có định nghĩa rõ ràng, nhưng bạn luôn cảm nhận được nếu chưa đạt PMF. Đó là khi khách hàng không thực sự nhận được giá trị từ sản phẩm, họ không truyền miệng với nhau về bạn, lượng người dùng/ thời gian dùng sản phẩm tăng không nhanh, chu kỳ bán hàng kéo dài quá lâu và rất nhiều giao dịch khó hoàn tất.

khi nào đạt được product market fit

Ngược lại, bạn sẽ biết ngay khi mình đã đạt PMF. Đó là khi khách hàng mua sản phẩm nhanh tới mức bạn chỉ vừa tạo ra là bán hết sản phẩm, lượng sử dụng tăng nhanh đến mức bạn phải lo về vấn đề server quá tải, doanh thu đột nhiên tăng đột biến, ngay lập tức, bạn gặp phải áp lực về khâu vận hành để đảm bảo hỗ trợ nhanh nhất có thể cho lượng người dùng lớn.”

Andrew Chen, một Partner của quỹ Andreessen Horowitz cũng đặt ra một số tiêu chí để đánh giá PMF:

  • 5% tỷ lệ chuyển đổi từ organic user sang paid user (lượng truy cập từ các kênh trả phí như Paid Search,…)
  • Tỷ lệ CLTV/ CAC (Customer Lifetime Value/ Customer Acquisition Cost) nhân 3 lần.
  • Monthly Churn Rate < 2%.
  • Traction thực tế cho thấy rõ lộ trình đạt $100,000 MRR trong tương lai gần.

 

4. Bắt đầu với Product Market Fit như thế nào?

Trong bài viết nói về quy trình khởi nghiệp bằng kim tự tháp start-up, Sean Ellis đã mô tả PMF là bước đầu tiên để bắt đầu xây dựng công ty.

kim tự tháp startup

Trước khi đạt được điều này, bạn cần phải nghiên cứu và phát triển sản phẩm cũng như giá trị của mình, tuyển những người chấp nhận thử sản phẩm để thu thập phản hồi có giá trị và tiếp cận PMF. Để làm được như vậy, bạn phải nói chuyện với mọi người và thấu hiểu vấn đề của họ.

Khi đã hiểu tất cả những điều này cũng là lúc bạn cần thiết kế sản phẩm có thể giải quyết các vấn đề của họ. Bạn hãy làm bất cứ điều gì cần thiết để đạt được PMF, khi đủ số người tham gia, bạn có thể chuyển sang bước tiếp theo và phát triển kế hoạch Thu hút khách hàng.

5. Quá trình tiếp cận Product Market Fit

Để giải quyết nhu cầu của khách hàng, bạn phải phát triển các sản phẩm thử cho người dùng, đồng thời tiếp thu phản hồi của họ.

Do đó, bạn nên tìm kiếm các phản hồi về sản phẩm của mình, đo PMF nhiều lần, lặp lại quá trình đó dựa trên phản hồi của khách hàng, cho đến khi bạn cảm thấy mình đang đi đúng hướng. Quá trình sẽ bao gồm 6 bước: 

  1. Xác định khách hàng mục tiêu của bạn
  2. Xác định nhu cầu của khách hàng chưa được phục vụ
  3. Xác định đề xuất giá trị của bạn
  4. Chỉ định bộ tính năng Sản phẩm khả thi tối thiểu (Minimum Viable Product – MVP) của bạn
  5. Tạo nguyên mẫu MVP của bạn
  6. Kiểm tra MVP của bạn với khách hàng

6. Làm thế nào để đạt Product Market Fit tốt nhất?

6.1. Lựa chọn thị trường ngách khôn ngoan

Thị trường như thương trường vậy, tồn tại vô vàn cạnh tranh từ giá cả cho đến khả năng cung ứng, tuy nhiên, nếu tiếp cận thị trường sau các đối thủ, bạn vẫn có lợi thế riêng, đó là bởi các đối thủ đi trước đã giáo dục thị trường thay cho bạn.

Chẳng hạn, trước khi Facebook tiếp cận người dùng, MySpace và Friendster đã giúp họ marketing khái niệm “Mạng xã hội” tới người dùng. Điều này giúp bản thân khách hàng nhận thức được nhu cầu, tìm kiếm giải pháp một cách chủ động hơn, còn bạn chỉ cần chú tâm vào sản phẩm mà thôi.

Mặt khác, “đại dương xanh” cũng là một khái niệm mà bạn cần quan tâm để đạt PMF. Trong khi đại dương đỏ là chỉ những thị trường truyền thống với mức cạnh tranh cực khủng, đại dương xanh lại nói đến những thị trường mới chưa có đối thủ nào khai phá hoặc mức cạnh tranh vẫn còn thấp.

Chọn thị trường ngách trong product market fit

Do vậy, nếu có thể đối mặt với những rủi ro tiêu tốn chi phí để giáo dục thị trường, xây dựng hạ tầng công nghệ cho thị trường… bạn cũng có thể xem xét việc đầu tư vào chiến lược này.

Sau cùng, lời khuyên tốt nhất là bạn nên chọn một điểm giữa, nơi có cả các yếu tố sẵn có của thị trường, kèm theo sự đổi mới. Cụ thể, bạn có thể tìm thị trường ngách từ một thị trường lớn, đã được truyền tải các thông tin, sau đó, bạn có thể phát triển dần lên và mở rộng ra thị trường lớn.

Đừng lo lắng quá nhiều, thực tế thì Facebook cũng chỉ khởi đầu từ một website được sinh viên dùng để đăng tải profile cá nhân và vote xem ai nổi bật nhất, LinkedIn ra đời từ một website để tải và lưu trữ CV. Và giờ đây, hai nền tảng đã dần trở thành sự lựa chọn của hàng tỷ người dùng trên toàn thế giới.

6.2. Tận dụng MVP và vòng lặp Build – Measure – Learn

Trong quá trình phát triển sản phẩm, bạn cần sử dụng các buổi khảo sát, thử nghiệm để nhận đánh giá từ họ, nhằm xác định đâu là điều cần tập trung và đâu là điểm cần lược bớt trên sản phẩm, để có thể bám thật sát nhu cầu của người dùng.

MVP và vòng lặp Build – Measure – Learn sẽ là các cách hữu hiệu để bạn kiểm chứng các giả thiết đã thu được, dần dần cải thiện sản phẩm, đến khi sản phẩm đủ điều kiện để đạt PMF.

MVP là viết tắt của cụm từ Minimum Viable Product (Sản phẩm khả dụng tối thiểu), đề cập đến việc sản phẩm chỉ có đủ các tính năng cơ bản để khách hàng có thể sử dụng, sau đó dựa theo phản hồi của họ mà cải tiến sản phẩm cho tương lai, thường được thấy trong các công ty khởi nghiệp mới gia nhập thị trường.

6.3. Cải tiến vừa đủ sản phẩm

Công nghệ đưa đến rất nhiều cơ hội để phát triển sản phẩm với đa dạng tính năng, tuy nhiên, nếu không tập trung vào tính tương thích với người dùng, bạn có thể vô tình tạo nên những sản phẩm phức tạp một cách không cần thiết. Do đó, sẽ có 2 lưu ý bạn cần ghi nhớ:

Đừng để MVP (Minimum Viable Product) quá “tối thiểu”: Một thị trường đã tồn tại luôn kèm theo những tiêu chuẩn cơ bản dành cho nó. Do vậy, nếu bạn ra mắt một MVP không thỏa mãn các tiêu chuẩn này, bạn sẽ tự lược bớt các đối tượng tiềm năng, cũng như không kiểm chứng được các giả định mà bạn có.

Đừng sao chép 100% nhưng cũng đừng thay đổi 100%: Nếu không phải là sản phẩm “độc nhất vô nhị”, sẽ có rất ít, hoặc hầu như không có ai chấp nhận học lại từ đầu cách sử dụng của một công cụ mới, chúng quá bất tiện và tốn thời gian của họ. Do đó, hãy chỉ giữ tầm 80% mức độ liên quan với sản phẩm cũ, cùng 20% tính sáng tạo, bạn mới thật sự tạo ra một sản phẩm vừa tạo lợi thế cạnh tranh, vừa thỏa mãn các tiêu chuẩn mà người dùng kỳ vọng.

7. Thử nghiệm Product Market Fit trên các kênh truyền thông Online

product market fit trong digital marketing

Hoạt động phổ biến của các cá nhân khi bắt đầu xây dựng website là tập trung truyền thông qua các kênh online và thu traffic từ đó. Tuy nhiên, nếu chưa xác định được một cách rõ ràng vấn đề của khách hàng, các hoạt động này có thể tiêu tốn khá nhiều thời gian của bạn.

Do đó, dưới đây có thể là một kế hoạch bạn nên làm theo để thử nghiệm Product Market Fit:

  1. Trao đổi với khách hàng tiềm năng, xác minh xem vấn đề của họ có tương thích với giải pháp của bạn hay không.
  2. Tạo Landing Page, thúc đẩy traffic thông qua 1 đến 2 kênh truyền thông.
  3. Tạo các cuộc thảo luận cùng những người tham gia
  4. Xây dựng sản phẩm cùng những khách hàng tiềm năng quan tâm nhất
  5. Đo lường PMF của bạn (phần 8 của bài viết)

Bạn nên đầu tư vào những kênh thật sự chất lượng, vì chúng cho phép bạn đặt nhiều sự tập trung vào mục tiêu chính của mình. Ngoài ra, việc thử nghiệm PMF trên kênh các kênh Digital (kỹ thuật số) cũng giúp bạn tìm ra những kênh truyền thông có hiệu quả và phù hợp với sản phẩm của bạn, dựa vào mức độ tương tác và quan tâm của người dùng. Nếu chẳng may một trong số chúng không còn hiệu quả, bạn chỉ cần thử tạo một kênh mới và tiếp tục phát triển cùng kinh nghiệm mà bạn đã có.

8. Các cách đo lường Product Market Fit

8.1. Khảo sát người dùng

Trong bài viết kim tự tháp startup, Sean Ellis đã đưa ra ví dụ về khảo sát người dùng như sau:

Khi được hỏi những người dùng hiện tại cảm thấy thế nào nếu họ không thể sử dụng sản phẩm nữa. Theo kinh nghiệm của mình, Sean cho rằng, để đạt được Product Market Fit, bạn sẽ cần ít nhất 40% người dùng nói họ “sẽ rất thất vọng” nếu không có sản phẩm này.

Do vậy, đây sẽ là một giải pháp đơn giản dành cho bạn, tuy nhiên, hãy đảm bảo rằng bạn có đủ số người dùng thật sự phản hồi, để kết quả đo lường có thể sử dụng được. Nếu bạn có 100 người dùng tham gia, nhưng chỉ có 24 người thật sự phản hồi, thì bạn không thể kết luận gì về cuộc khảo sát này cả.

khảo sát người dùng trong product market fit

8.2. Dựa theo cảm quan

Trên thực tế, bạn sẽ rất khó để phân tích một doanh nghiệp có đạt PMF hay không. Tuy nhiên, theo như khái niệm đã được đề cập trước đó, bạn hoàn toàn có thể cảm nhận được thông qua các bài báo, lượng người dùng hay thời gian họ sử dụng sản phẩm, đánh giá chu kỳ bán hàng hay các hợp đồng giao dịch… Hàng loạt câu hỏi nên đặt ra lúc này như “Các số liệu kinh doanh của bạn có kết quả tích cực hay tiêu cực?” “Liệu khách hàng có nhận được giá trị từ sản phẩm?” “Có nhiều khách hàng giới thiệu bạn với người khác, sau khi họ đã mua sản phẩm?” “Chu kỳ bán hàng hiện tại nhanh hay chậm?” “Các phóng viên có liên lạc với bạn để nói về những điều hấp dẫn mà bạn có?”…

Nếu bạn đang nằm trong một thị trường nhỏ, với tất cả 40 người dùng trả phí sẵn có đều truyền miệng về bạn, bạn có thể đang đi đúng trọng tâm vấn đề của họ.

8.3. Sử dụng NPS

NPS là viết tắt của Net Promoter Score, là một chỉ số đo lường sự hài lòng, nhằm đánh giá khả năng người dùng sẽ tiếp tục sử dụng sản phẩm và giới thiệu khách hàng mới cho bạn.

NPS trong product market fit

NPS là câu trả lời điển hình khi được hỏi “Trên thang điểm 10, bạn có khả năng giới thiệu lại cho người khác như thế nào?” Câu trả lời sẽ được chia thành ba nhóm:

  • Promoters (9 -10 điểm): những khách hàng nhiệt tình, trung thành và hài lòng về sản phẩm.
  • Passives (7 – 8 điểm): những người thụ động thờ ơ.
  • Detractors (0- 6 điểm): những khách hàng không hài lòng.

Về cơ bản, đây là chỉ số nằm trong việc khảo sát người dùng, nhưng vẫn tạo ra các phản hồi định tính dành cho bạn. Thông qua NPS, bạn có thể tương tác với người dùng, kể cả hài lòng hoặc không hài lòng về dịch vụ của bạn.

8.4. Xem xét mức độ giữ chân người dùng 

Alex Schultz, hiện là giám đốc tiếp thị và phó giám đốc phân tích tại Meta đã chia sẻ một cách tiếp cận PMF rất thú vị. Theo đó, Alex cho rằng giữa PMF và tỷ lệ giữ chân có liên hệ trực tiếp với nhau.

Nếu bạn không thể giữ chân người dùng đúng cách, đồng nghĩa với việc bạn sẽ hạn chế sự phát triển của mình, cũng như khả năng đạt đến điểm PMF.

Do đó, lời khuyên dành cho bạn là nên lặp lại thường xuyên những cách để giữ chân người dùng trên sản phẩm của mình, cho đến khi sản phẩm trở thành sự lựa chọn bắt buộc trong lòng họ.

8.5. Chiến lược tài chính

Đây là một số chỉ số tài chính mà Brad Feld đã đưa ra để phỏng đoán về thời điểm đạt Product Market Fit, MRR (Doanh thu định kỳ hàng tháng) sẽ là tham số để doanh nghiệp có thể định hình dễ dàng hơn.

Chiến lược tài chính trong product market fit

$0 = Không có PMF

$10k-$100k = Có vẻ như doanh nghiệp gần đạt đến PMF

$100k-$500k = Điểm hấp dẫn của PMF

$500k-$1M = Doanh nghiệp đã đạt PMF

Mặt khác K9 Ventures cũng đưa ra một cách khác để đo lường PMF, thông qua “bức tranh” thể hiện các cột mốc doanh thu khi khởi nghiệp, bao gồm:

cột mốc tài chính

$0/tháng = thời điểm mà công ty khởi nghiệp cần xây dựng đội ngũ, xây dựng sản phẩm/dịch vụ của mình. Hay nói cách khác, đây là giai đoạn doanh nghiệp bắt đầu huy động vốn, tạo ra sản phẩm ban đầu để phát triển doanh thu.

$1K/tháng = Bắt đầu nhận thấy các phản hồi về khả năng đạt được PMF

$10K/tháng = Bạn đang trên đường tiếp cận PMF và mới bắt đầu tìm hiểu về quy trình bán hàng.

$100K/tháng = Chắc chắn bạn có sản phẩm tốt để phù hợp với thị trường và bạn cũng đã tìm ra cách thu hút khách hàng. Đây cũng là thời điểm khó khăn, khi nhiều công ty khởi nghiệp có thể trở nên tự mãn và bỏ lỡ cơ hội đạt đến cấp độ tiếp theo.

$250–500K/tháng = Thời điểm mà bạn hoàn toàn có sản phẩm đủ để chạm ngưỡng PMF và bạn đã phát triển một quy trình bán hàng rõ ràng, có thể lặp lại. 

$1 triệu/tháng = Đây chính là lúc bạn đã tìm ra cách bán hàng hiệu quả và có một đội ngũ hoạt động cực kỳ tốt.

Cả hai cách tiếp cận trên đã đưa ra rất nhiều thông tin rõ ràng cho bạn, nhưng trên thực tế, bạn sẽ còn phụ thuộc rất nhiều vào các chỉ số khác như ARPU, LTV…

Bên cạnh đó, bạn còn cần xem xét tình hình thực tế của thị trường. Trong trường hợp thị trường của bạn lớn, sản phẩm mà bạn đang bán có giá từ 6 đến 7 con số, dĩ nhiên ngưỡng tiếp cận PMF của bạn rất khác và dựa theo cách này, bạn sẽ luôn có cảm giác bạn đã đạt PMF. 

9. Cần làm gì sau khi đạt Product Market Fit?

9.1. Chạy quảng cáo

EQVN sẽ không khuyến khích bạn làm điều này nếu vẫn chưa chạm đến ngưỡng Product Market Fit. Vì việc này nghe thì có vẻ như “đốt tiền” vào quảng cáo, không thể đem lại lượng người dùng cao cho bạn, cũng không đủ để bù lại lượng người đã rời đi khi chất lượng sản phẩm giảm xuống.

Tuy nhiên, sau khi đạt PMF, sản phẩm đã có thể chứng minh mức độ giữ chân khách hàng của mình. Khi đó, quảng cáo sẽ là kênh truyền thông tốt để thu hút thêm khách hàng, bên cạnh lượng khách hàng tự nhiên của bạn.

9.2. Viral Loops

Viral Loops đóng vai trò quan trọng trong việc tăng lượng người dùng, thường được thấy trong các nền tảng mạng xã hội, các công cụ làm việc…

Cơ chế này khuyến khích người dùng hiện tại mời thêm người tham gia mới, với một cách thức đơn giản, nhanh chóng, kèm theo phần thưởng hấp dẫn cho người dùng cũ.

Chẳng hạn, MoMo từng khuyến khích mỗi người dùng mời thành công người dùng mới đăng ký MoMo để được tặng 100,000 VNĐ.

Với hình thức này, hệ số Viral (Viral Coefficient) sẽ là điểm bạn cần quan tâm, với kỳ vọng hệ số > 1, chúng thể hiện khả năng trung bình một người dùng mới sẽ mời được thêm bao nhiêu người dùng khác đồng ý với sản phẩm.

9.3. SEO (Search Engine Optimization)

SEO được biết đến như một phương pháp không thể bỏ qua, bởi khả năng tối ưu website, giúp bạn thu được rất nhiều traffic từ các công cụ tìm kiếm một cách tự nhiên và miễn phí.

Nhất là đối với các sản phẩm chứa nhiều thông tin như review, blog, bất động sản, SEO là sự lựa chọn cần thiết nếu muốn đạt đến điểm Product Market Fit.

9.4. Không ngừng tối ưu các tài sản liên quan đến sản phẩm

Sẽ không bao giờ có một sản phẩm đạt đến sự hoàn hảo tuyệt đối, bởi nhu cầu của người dùng là vô hạn và thay đổi rất nhanh chóng. Do vậy, bạn chỉ có thể không ngừng cải tiến sản phẩm, khiến chúng trở nên tốt hơn từng ngày.

Điều này cần bắt đầu từ những thứ cơ bản nhất như landing page, nút CTA, giao diện,… cho đến quy trình chăm sóc khách hàng, cải thiện trải nghiệm người dùng,…

10. Những lưu ý về Product Market Fit

Trong bài báo của mình, Marc Andreessen giải thích một số lầm tường đằng sau về PMF. Bạn sẽ cần biết điều này để tránh gặp phải bất kỳ quan niệm lệch lạc nào.

Lầm tưởng thứ nhất: PMF là sự kiện riêng biệt và tạo tiếng vang lớn.

Trong nhiều trường hợp, chỉ cần một số thay đổi nhỏ cho sản phẩm, bạn có thể đạt đến PMF. Do vậy, không chỉ là một khoảnh khắc bất chợt, đó là cả một quá trình để chạm đến ngưỡng PMF.

Lầm tưởng thứ 2: Có PMF là một điều hiển nhiên.

Đây không phải là điều có thể dễ dàng đo lường được. Bởi lẽ, tùy vào thị trường hoạt động, một số doanh nghiệp sẽ nhận ra dấu hiệu của PMF, tuy nhiên, cũng với số liệu đó, khi đặt ở thị trường khác lại chỉ ra vấn đề của hoạt động kinh doanh.

Lầm tưởng thứ 3: Bạn có thể giữ mãi trạng thái PMF của công ty.

PMF thực ra chỉ là một trạng thái, nên bạn chỉ có thể đạt được nó và tập trung phát triển sang các bước kế tiếp. Thị trường biến đổi bất thường và nhanh chóng, để dẫn đầu, bạn sẽ luôn phải nhanh chóng thích nghi với các biến đổi đó.

Lầm tưởng thứ 4: Khi đã đạt PMF, bạn sẽ không còn đối thủ cạnh tranh.

Đừng quên rằng PMF chỉ là một điểm chuyển đổi trong suốt quá trình hoạt động của bạn. Đừng tự mãn những gì bạn đang có, bởi đối thủ sẽ theo dõi và có thể tạo ra nhiều đổi mới hơn bạn. Nếu không nhận ra nhanh chóng và vượt qua họ, bạn sẽ bị thay đổi ngay khi họ đưa thứ gì đó tốt hơn ra thị trường.

11. Các case study về Product Market Fit

11.1. Consumer Bell

Trong bài viết được đính kèm này, Ellie Cachette, founder Consumer Bell đã đưa ra hành trình đạt được PMF và từng bước để tiếp cận nó, logic đằng sau việc tìm kiếm các giải pháp và trường hợp kinh doanh phù hợp của họ.

Qua đó, bạn có thể hiểu rằng PMF không phải là tuyến tính và có thể cần lặp lại nhiều lần trước khi đạt được. Bên cạnh đó, nó cũng không đảm bảo sự thành công của công ty bạn.

11.2. Buffer

Buffer đã giải thích cách họ thiết kế Power Scheduler và dành nhiều thời gian trước khi đạt được PMF cho tính năng này. Khác với việc áp dụng cho một sản phẩm, Buffer đã áp dụng PMF cho một tính năng, để xây dựng một thứ gì đó có giá trị.

Cụ thể, điều này đã được áp dụng trên một cuộc khảo sát cho khách hàng, qua nhiều lần lặp lại, việc áp dụng đã giúp họ đánh giá được bản thân có đang xây dựng thứ hữu ích cho người dùng, trước khi cả công chúng biết về nó.

11.3. Airbnb

Một thời gian trước đây, Airbnb đã thiết kế lại hệ thống giới thiệu cũ gần như không thể sử dụng của mình. Nhờ đó, giờ đây họ đã có được thứ có giá trị cho người dùng.

11.4. Slack

Slack là một trong những startup phát triển một cách đáng kinh ngạc hiện nay. Để khảo sát một số người dùng của Slack, Hiten Shah đã triển khai một thử nghiệm và đưa ra một trong những câu hỏi như sau:

Theo đó, dù trong phân tích của mình, Hiten đề cập rằng Slack đã đạt PMF. Nhưng vẫn có sự phù hợp giữa việc mở rộng chuyển đổi và làm việc trên sản phẩm, do vậy, họ vẫn có thể thúc đẩy PMF bằng cách tiếp tục làm việc trên sản phẩm.

11.5. Ngành công nghiệp âm nhạc

Chúng ta từng sử dụng băng cassette và biến nó trở thành sản phẩm thân thuộc trong mọi gia đình.

Sau đó, đĩa CD ra đời và làm thay đổi trạng thái cân bằng của ngành công nghiệp. Lúc này, các công ty băng cassette được cho rằng không hài lòng với sự hiện diện đó.

Theo sự biến đổi của thị trường, Cloud – kho lưu trữ dữ liệu đám mây xuất hiện và thay đổi ngành công nghiệp một lần nữa. Giờ đây, đĩa CD và băng cassette trở thành sản phẩm khan hiếm trên thị trường và dần rơi vào quên lãng trong đại chúng.

Qua đó, bạn cũng thấy rõ hơn cách thị trường phát triển và nếu muốn tồn tại, bạn sẽ gặp phải nhiều sự cạnh tranh. Nếu vào thời điểm bị thị trường rời bỏ, các nhà sản xuất bằng cassette nhanh chóng nhận ra và thay đổi sản phẩm, có thể họ vẫn có cơ hội tồn tại.

12. Kết luận

Trên thực tế, Product Market Fit chỉ là một giai đoạn chứng minh khả năng đáp ứng thị trường của doanh nghiệp, không thể hiện toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, thay vì chỉ tập trung vào các chiến lược Marketing, bán hàng hay tăng cường hợp tác, PMF được khuyến nghị nên là ưu tiên hàng đầu của các startup trong giai đoạn mới ra mắt.

PMF có thể có thể giúp doanh nghiệp xác định hướng đi phù hợp, cũng như trở thành điểm mạnh để gọi thêm vốn đầu tư. Thấu hiểu các thuật ngữ này nói riêng, cũng như các kiến thức tổng hợp trong hoạt động kinh doanh giúp bạn sớm nhìn thấy tín hiệu của thị trường, nó có thể báo hiệu sự thăng tiến của bạn, cũng như đề phòng các rủi ro mà bạn có thể gặp phải.

Nếu còn bất kỳ khó khăn nào về hoạt động phát triển thương hiệu và truyền thông đến khách hàng, đừng ngần ngại tìm hiểu qua Khóa học Marketing Manager 4.0 cũng như Khóa học Chuyên viên Digital Marketing tại EQVN. Khóa học là nguồn kiến thức rộng lớn cả về hoạt động bán hàng, chăm sóc khách hàng, quản trị hiệu quả hệ thống Digital Marketing cũng như phát huy tối đa khả năng truyền thông của các công cụ trong doanh nghiệp.

  • Thấu hiểu khách hàng và hành trình chuyển đổi
  • Cập nhật các xu hướng mới trong Digital Marketing
  • Sáng tạo chiến lược nội dung hiệu quả
  • Tối ưu vận hành doanh nghiệp thông qua CRM và tự động hóa trong Marketing
  • Vận hành hệ thống Digital Marketing khoa học

Ngoài ra, để củng cố thêm nhiều kiến thức mới về quá trình quản lý và đạo tạo trong doanh nghiệp, bạn có thể truy cập Blog Doanh nghiệp tại EQVN. Website được cập nhật hàng tuần, với các thông tin nổi bật, thiết thực trong lĩnh vực kinh doanh trên nền tảng số, lĩnh vực công nghệ và tiếp thị… hứa hẹn sẽ là nguồn tham khảo uy tín và chất lượng dành riêng cho bạn.

 

:

Bài viết này hữu ích cho bạn không?
0 / 5 5

Your page rank:

Chia sẻ bài viết này:

Giới thiệu về tác giả

EQVN là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực đào tạo Digital Marketing tại Việt Nam từ năm 2003. Là đối tác chính thức với Facebook, Google, Zalo và các đối khác trong ngành

Bài viết cùng chủ đề

product concept là gì

Product Concept Là Gì? Các Yếu Tố Hình Thành Concept Sản Phẩm

Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên mà công nghệ ngày càng dễ tiếp cận hơn, ngày càng có sự tương đồng về công nghệ, cách thức sản xuất giữa…

brand marketing

Brand Marketing Là Gì? Làm Brand Marketing Như Thế Nào Là Hiệu Quả?

Với sự phát triển như vũ bão của công nghệ số, nhiều doanh nghiệp bắt đầu tập trung phát triển thương hiệu thay vì chỉ tập trung vào quảng bá…

Mục tiêu SMART của doanh nghiệp

Mục Tiêu SMART Là Gì? Ví Dụ Về Mục Tiêu SMART Thực Tế Hay Nhất

Một trong những phương pháp xây dựng mục tiêu hiệu quả nhất là áp dụng mô hình SMART. Vậy mô hình này là gì? Có đặc điểm gì nổi bật…

phát triển sản phẩm mới

Quy Trình Nghiên Cứu & Phát Triển Sản Phẩm Mới Hiệu Quả, Thành Công

Phát triển sản phẩm mới từ lâu đã gắn liền với sự tồn tại của doanh nghiệp của doanh nghiệp. Đây là hành động doanh nghiệp cần làm để thích…

lộ trình chuyển đổi số

Cách Xây Dựng Lộ Trình Chuyển Đổi Số Thành Công Cho Doanh Nghiệp

Chuyển đổi số là quá trình tạo ra giá trị mới, thông qua việc áp dụng công nghệ làm biến đổi dữ liệu từ xu hướng số hóa. Để định…

logo eqvn

Đào tạo, tư vấn giải pháp và
triển khai Digital Marketing

Được thành lập vào tháng 4 năm 2003 và bắt đầu đào tạo Digital Marketing vào năm 2009. Với mục tiêu, Hỗ trợ doanh nghiệp và các cá nhân nắm bắt cơ hội và khai thác tối đa ứng dụng của Internet vào hoạt động kinh doanh.

Liên hệ chúng tôi qua mạng xã hội

Bài viết nổi bật

Khóa học Digital Marketing

digital marketing
Chuyên viên Digital Marketing

Nội dung cơ bản đến nâng cao nhằm giúp bạn ứng dụng thành thạo các kênh truyền thông phổ biến trên Internet: Facebook, Google Ads, SEO...

mm4.0
Marketing Manager 4.0

Chương trình đem đến cho CEO, Quản lý ... giải pháp Quản trị trong hoạt động truyền thông số trong doanh nghiệp, như lập kế hoạch, đo lường, ...

inhouse
Đào tạo tại doanh nghiệp

Song song với các chương trình đào tạo tập trung về Digital Marketing, EQVN đặc biệt thiết kế riêng chương trình đào tạo tại chỗ dựa trên yêu cầu của doanh nghiệp (Inhouse Training).

Dịch vụ Digital Marketing

[the_ad id="57359"]
tối ưu
Dịch vụ tư vấn Digital Marketing

Đối thoại trực tiếp với chuyên gia chiến lược Digital để cải thiện hoạt động Digital Marketing, xây dựng thương hiệutăng trưởng doanh số.

dịch vụ DM2@3x-8
Dịch vụ Digital Marketing

Nội dung cơ bản đến nâng cao nhằm giúp bạn ứng dụng thành thạo các kênh truyền thông phổ biến trên Internet: Facebook, Google Ads, SEO...

Đăng ký tải tài liệu Tổng quan Digital Marketing cho người mới bắt đầu