[the_ad_group id="276"]

Quy Trình Nghiên Cứu & Phát Triển Sản Phẩm Mới Hiệu Quả, Thành Công

Tác giả: EQVN.NET | Chuyên mục: | Ngày cập nhật: 09 - 01 - 2023

Bài viết này hữu ích cho bạn không?
Quy Trình Nghiên Cứu & Phát Triển Sản Phẩm Mới Hiệu Quả, Thành Công Phát triển sản phẩm mới từ lâu đã gắn liền với sự tồn tại của doanh nghiệp của doanh nghiệp. Đây là hành động doanh nghiệp cần làm để thích ứng với sự thay đổi không ngừng thị trường và mở rộng quy mô tệp khách hàng. Vì vậy, nghiên cứu về sản phẩm mới…
5 1 5 2
0 / 5 5

Your page rank:

phát triển sản phẩm mới

Chia sẻ bài viết này:

Phát triển sản phẩm mới từ lâu đã gắn liền với sự tồn tại của doanh nghiệp của doanh nghiệp. Đây là hành động doanh nghiệp cần làm để thích ứng với sự thay đổi không ngừng thị trường và mở rộng quy mô tệp khách hàng. Vì vậy, nghiên cứu về sản phẩm mới đóng góp rất lớn cho doanh nghiệp, để chuẩn bị những phương án phòng tránh được rủi ro và cải thiện chiến lược phát triển sản phẩm của mình. Qua bài viết này, EQVN sẽ đưa đến tầm quan trọng của nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, cũng như quy trình và ví dụ cụ thể để phát triển sản phẩm mới một cách có hệ thống hơn.

 

EQVN là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực đào tạo Digital Marketing từ năm 2009 và là đối tác chính thức của Facebook và Google. Với kinh nghiệm hơn 19 năm giảng dạy, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức Digital Marketing và kiến thức về quản trị doanh nghiệp mới nhất và hữu ích nhất! Tìm hiểu thêm về EQVN tại đây nhé!

 

1. Sản phẩm mới là gì? Phát triển sản phẩm mới mang ý nghĩa như thế nào?

1.1. Khái niệm sản phẩm mới

Trên thực tế, khái niệm sản phẩm mới chỉ mang tính chất tương đối tại một thời điểm nhất định, vì một sản phẩm có thể được coi là mới ở thị trường này nhưng lại chưa chắc là mới ở thị trường khác.

Vì vậy, sản phẩm mới không nên giới hạn trong nhu cầu hiện tại, cần được hướng tới những nhu cầu mang tính tương lai hơn.

Để làm được điều này, bạn cần hoàn thành trước thời hạn khi chế tạo sản phẩm mới, để có cơ hội hướng dẫn cơ cấu sản phẩm, cũng như khám phá và tìm kiếm những nhu cầu mới lạ hơn.

Hay nói khách hàng, việc khám phá này không đơn giản là thụ động tạo ra các sản phẩm thỏa mãn nhu cầu, mà còn hướng tới sự thay đổi nhu cầu cơ bản đó nhằm tạo ra những nhu cầu mới khác biệt hơn. Bởi sản phẩm mới có thể đạt được tiến bộ về mặt kỹ thuật, nhưng không đảm bảo sự tiến bộ ở khía cạnh kinh tế, như thời gian thử nghiệm có thể quá dài, giá thành quá cao…

Vì vậy, dưới quan điểm Marketing: sản phẩm mới cần sự nhất quán trên cả hai phương diện: tiến bộ về mặt kinh tế và cả mặt kỹ thuật. 

1.2. Các dạng sản phẩm mới

Sản phẩm mới được chia làm hai loại: sản phẩm mới tương đối và sản phẩm mới tuyệt đối. Trong đó, đối với các sản phẩm mới tuyệt đối, các chiến lược Marketing cần được soạn thảo kỹ lưỡng, chi tiết hơn về khách hàng và thị trường.

Sản phẩm mới tương đối

Đây là sản phẩm đầu tiên mà doanh nghiệp sản xuất và đưa ra thị trường, tuy nhiên, sản phẩm có thể có sự tương đồng với sản phẩm của các doanh nghiệp khác và ít sự khác biệt trên thị trường.

Sản phẩm mới tương đối cho phép doanh nghiệp mở rộng dòng sản phẩm cho những cơ hội kinh doanh mới.

Chi phí cho việc phát triển loại sản phẩm này thường khá thấp nhưng tồn tại nhiều thử thách khi định vị sản phẩm trên thị trường. Lý do là vì đôi khi khách hàng vẫn sẽ thích sản phẩm của đối thủ hơn so với bạn. 

Sản phẩm mới tuyệt đối

Sản phẩm mới tuyệt đối là sản phẩm lần đầu tiên ra mắt, không có sự tương đồng với các sản phẩm khác, mới đối với cả thị trường lẫn doanh nghiệp.

Doanh nghiệp được coi là “người tiên phong” đi đầu trong việc sản xuất sản phẩm này. Vì vậy, đây được xem như một thử thách tương đối khó khăn và phức tạp đối với doanh nghiệp, cả trong giai đoạn sản xuất và giai đoạn bán hàng.

Sản phẩm mới tuyệt đối yêu cầu doanh nghiệp phải có nguồn chi phí đầu tư lớn vào nghiên cứu, thiết kế, sản xuất và thử nghiệm trên thị trường.

Ngoài ra, nếu sản phẩm được đánh giá có sự khác biệt đáng kể về chất lượng hoặc hình thức, so với các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, thì đây có thể được coi là một sản phẩm mới và có ưu thế rất lớn về khả năng cạnh tranh.

1.3. Phát triển sản phẩm mới có ý nghĩa như thế nào?

Phát triển sản phẩm mới (New Product Development – NPD) là việc tạo ra hoặc cải tiến sản phẩm hiện có, kèm theo những đặc điểm đáp ứng nhu cầu của đối tượng mục tiêu.

Để phát triển sản phẩm mới, doanh nghiệp có thể mua các bằng sáng chế, xin giấy phép hoặc thu mua công ty khác đang sản xuất sản phẩm mới.

Nếu muốn tồn tại trên thị trường, nhiều doanh nghiệp phải luôn đổi mới và quan tâm đến vấn đề phát triển sản phẩm mới. Bên cạnh đó, việc tạo ra sản phẩm mới còn có một số ý nghĩa như:

  • Tạo ra lợi thế cạnh tranh: Các công ty có sự đột phá sẽ trở thành thương hiệu tiên phong trong việc giải quyết vấn đề mới của người dùng. Điều này khiến người dùng có nhiều hứng thú cùng sự tin tưởng ban đầu, mang lại lượng lớn lợi nhuận và có chỗ đứng trên thị trường. 
  • Tăng trưởng doanh thu: Tuy sản phẩm mới có thể không là sản phẩm bán chạy số một của doanh nghiệp, nhưng chúng cung cấp một nguồn doanh thu mới, giải quyết các rủi ro về dòng tiền khi các sản phẩm khác có dấu hiệu sụt giảm.
  • Mang lại giá trị cho cộng đồng: Phát triển sản phẩm mới không chỉ đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dùng, mà còn có thể trở thành bước ngoặt đánh dấu sự thay đổi tích cực xã hội.
  • Xây dựng và nuôi dưỡng văn hóa nội bộ: Một doanh nghiệp đi theo định hướng liên tục đổi mới, cách tân sẽ tạo ra một môi trường làm việc năng động, sáng tạo. Bên cạnh đó, điều này cũng góp phần giúp doanh nghiệp tạo ra điểm đặc biệt, thu hút nguồn nhân lực tràn đầy nhiệt huyết từ bên ngoài.

2. Những rủi ro doanh nghiệp phải đối mặt khi phát triển sản phẩm mới

2.1. Rủi ro từ thị trường

Không phải sản phẩm mới nào cũng chắc chắn thỏa mãn nhu cầu của người dùng. Đa phần những sản phẩm chưa từng xuất hiện trên thị trường sẽ vấp phải một khoảng thời gian do dự và hoài nghi của khách hàng.

Trong vài trường hợp, sản phẩm mới có thể bị thay thế ngay khi vừa ra mắt, bởi nhu cầu của khách hàng sẽ có xu hướng thay đổi liên tục.

Hoặc tệ hơn thế, sản phẩm của bạn có thể bị đối thủ sao chép và cải tiến độc đáo hơn, có sức ảnh hưởng trên thị trường hơn cả doanh nghiệp của bạn.

Sự thay đổi cũng có thể xuất phát từ những khía cạnh mà doanh nghiệp khó thay đổi được, như văn hóa, xã hội, chính trị,… dẫn đến nhiều rủi ro cho quy trình phát triển sản phẩm mới.

2.2. Rủi ro trong công nghệ

Doanh nghiệp có thể chưa nắm bắt và dự đoán được các xu hướng công nghệ, thời điểm nào công nghệ sẽ trở nên lạc hậu đi.

Mặt khác, bản thân doanh nghiệp có thể không đủ tiềm lực về công nghệ để khả năng trong việc phát triển sản phẩm mới. Do vậy, những hoạt động thuê ngoài các chuyên gia để bù đắp lỗ hổng, kiểm soát chi phí sẽ thay thế cho nhược điểm này.

Ngoài ra, khi công nghệ được tích hợp vào sản phẩm mới có thể quá phức tạp cũng gây ra rủi ro, như việc khách hàng không biết cách sử dụng và dễ dàng từ chối sản phẩm.

2.3. Rủi ro từ nội bộ doanh nghiệp

Bản thân doanh nghiệp chưa đủ nguồn lực hoặc chưa thống nhất các thông tin về sản phẩm mới sẽ dễ phát sinh các mâu thuẫn, ảnh hưởng đến quyết định sản xuất cũng như quá trình vận hành để ra mắt sản phẩm.

Bên cạnh đó, việc phát triển này có thể thay đổi một phần hoặc hoàn toàn chuỗi cung ứng để sản xuất sản phẩm đó. Điều này sẽ phần nào làm hao hụt ngân sách triển khai sản phẩm mới của doanh nghiệp.

3. Tại sao cần nghiên cứu phát triển sản phẩm mới?

Liên tục cải tiến các danh mục sản phẩm có vai trò rất quan trọng trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp bởi:

  • Nhu cầu khách hàng luôn thay đổi: Người tiêu dùng ngày càng CẦN và MUỐN những điều mới mẻ. Họ sẽ cân nhắc và lựa chọn những nhãn hàng thật sự lắng nghe nhu cầu đa dạng của mình. Vì vậy, nếu không được đáp ứng đúng thời điểm, họ có thể chuyển sang các sản phẩm thay thế thu hút hơn. Ví dụ như việc Coca cho ra mắt Coca Cola Zero không chứa đường, để nhanh chóng đáp ứng mối quan tâm đến lối sống lành mạnh của khách hàng.
  • Sản phẩm đã đến giai đoạn cuối của vòng đời: Khi một sản phẩm đạt đến ngưỡng bão hòa hoặc suy thoái, doanh nghiệp phải chuyển sang giới thiệu các phiên bản mới và cải tiến hơn. Điều này giúp doanh nghiệp tránh gặp phải sự nhàm chán của người dùng và tìm ra hướng đi mới cho dòng tiền của mình.
  • Sản phẩm đang ở giai đoạn trưởng thành (maturity stage): Lúc này, doanh nghiệp có thể thực hiện một số điều chỉnh trong sản phẩm gốc để kích thích doanh số, củng cố khả năng sinh lời cho danh mục sản phẩm. Chẳng hạn, Nintendo đã thay thế bảng điều khiển DSi bằng bảng điều khiển 3DS, với những tính năng mới như camera phụ quay phim 3D, cảm biến chuyển động, …
  • Thị trường thay đổi: Đôi khi, sẽ những biến chuyển mới từ thị trường mà bạn có thể tận dụng tạo ra sự đột phá. Ví như, thay vì các cửa hàng bán lẻ, ngành âm nhạc đang dần chuyển sang khai thác nền tảng kỹ thuật số.
  • Đối thủ cạnh tranh: Lĩnh vực dễ thấy nhất sự cạnh tranh là ngành công nghệ, nơi các sản phẩm mới liên tục được ra mắt mỗi năm hoặc có sự đổi mới trong vài tháng. Thực tế, nhờ tiềm năng của lĩnh vực, nhu cầu trải nghiệm của khách hàng đang ngày càng gia tăng. Do đó, khi nhận thức được tiềm năng của sản phẩm, sự cạnh tranh nghiên cứu phát triển sản phẩm tương tự giữa các công ty công nghệ với nhau sẽ rất lớn.
  • Không sản phẩm nào là hoàn hảo: Đừng giữ khư khư các sản phẩm đã lỗi thời, bởi chúng không còn tạo ra doanh thu cho bạn và tạo ra giá trị cho người dùng. Vào năm 2001, nhờ sự ra đời của iPod mà Apple đã đảo ngược đáng kể tình hình tài chính của mình. Từ đó đến nay, Apple đã thành công và cho ra mắt liên tiếp iPhone và iPad, giúp tăng giá cổ phiếu từ $9,07 (tháng 10/2001) lên hơn $400 đô la mỗi cổ phiếu sau gần 20 năm.

4. Lợi ích của chiến lược phát triển sản phẩm

Nhu cầu khách hàng thay đổi: Quá nhiều sản phẩm có thể sẽ thay thế bạn, nên khách hàng cũng càng khó tính hơn trong việc đưa ra quyết định mua sản phẩm.

Gia tăng mức cạnh tranh từ các đối thủ: Khi tìm thấy bất kỳ tiềm năng nào của sản phẩm/dịch vụ, nhiều công ty sẽ tiến hành mở rộng danh mục sản phẩm. Một phần, việc này sẽ giúp doanh nghiệp chuẩn bị trước các biến đổi của môi trường. Một phần, chúng hỗ trợ doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ.

Công nghệ phát triển: Các công cụ và quy trình ngày càng thuận tiện hơn để các doanh nghiệp hoàn thiện và phát triển sản phẩm mới. 

Cơ hội mới rộng mở: Dân số thế giới còn tăng cao, cơ hội tìm ra các thị trường mới và các nhóm khách hàng riêng biệt cũng ngày càng rộng mở. Vì vậy, không giống với việc sản xuất hàng loạt các sản phẩm như trước, các sản phẩm có thể đáp ứng cụ thể từng nhóm khách hàng nhất định sẽ được đánh giá cao và đạt nhiều thành công.

Tận dụng các nguồn lực có sẵn: Bằng việc tận dụng các nguồn lực tự thân, như máy móc, vật tư, nhân lực… Bản thân mỗi doanh nghiệp có thể đa dạng hóa danh mục sản phẩm và tối đa hiệu quả sản xuất của mình.

Tạo sự khác biệt cho doanh nghiệp/ thương hiệu: Đã có rất nhiều ví dụ thực tế cho thấy rằng, sản phẩm khi có sự khác biệt thì có lợi thế hơn rất nhiều trong tâm trí khách hàng. Do vậy, những yếu tố độc đáo, cải tiến của sản phẩm mới sẽ là một đặc điểm giúp gia tăng giá trị cho thương hiệu hoặc doanh nghiệp.

5. Các mô hình phát triển sản phẩm mới

5.1. Mô hình Stage Gate

5.1.1. Mô hình Stage Gate là gì?

Thuật ngữ Stage Gate xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1988, bởi Robert G. Cooper xuất bản trong báo “Tạp chí Quản lý Marketing” (Journal of Marketing Management).

Mô hình Stage Gate hiện là một quy trình được dùng khi doanh nghiệp muốn phát triển sản phẩm mới, thường được ứng dụng trong quá trình sáng tạo (innovation), bao gồm 5 giai đoạn chính (stage) và 4 cổng (gate).

Trước mỗi cổng, doanh nghiệp sẽ cần những dự đoán và thông tin có được để đánh giá chất lượng của ý tưởng ở mỗi cửa, từ đó ra quyết định nên tiếp tiếp tục quy trình hay không.

Các quyết định bao gồm: 

  • Go: Đi tiếp, nếu ý tưởng đủ tốt để tiến hành đến cổng tiếp theo.
  • Kill: Loại bỏ, nếu ý tưởng đó không đủ chất lượng để tiến xa hơn sẽ ngay lập tức bị loại bỏ.
  • Hold: Duy trì, nếu ý tưởng đó ở mức vừa phải, không quá tệ cũng không quá tốt, nhưng có thể sửa đổi và sử dụng lại.
  • Recycle: Tái sử dụng, nếu ý tưởng đủ chất lượng, có thể tiến xa hơn, kèm theo một vài sự thay đổi không đáng kể.

mô hình stage gate phát triển sản phẩm

5.1.2. Năm giai đoạn của Stage Gate

(0) Discovery – Khám phá: Đây là giai đoạn khởi đầu. Mục đích là giúp công ty xác định xem nên phát triển sản phẩm gì? Ý tưởng này đến từ những người có tương tác với sản phẩm và nhận ra vấn đề của nó, có thể là nhân viên công ty, khách hàng, nhà cung cấp…

(1) Scoping: Đây là giai đoạn xác định phạm vi thực hiện. Doanh nghiệp sẽ phải thực hiện các nghiên cứu đánh giá, tìm hiểu về thị trường, nhằm thu thập các thông tin đầu vào. Qua đó, doanh nghiệp sẽ có được danh sách các ý tưởng/dự án trước khi bước sang giai đoạn (2).

(2) Build Business Case – Xây dựng bài toán kinh doanh: Đây là giai đoạn tiến hành những điều tra, nghiên cứu sâu hơn về bài toán doanh nghiệp giả định. Các hoạt động để xây dựng bài toán sẽ bao gồm xác định chân dung khách hàng và người tiêu dùng cuối cùng, định vị sản phẩm mới và điểm khác biệt của chúng, dự kiến thời gian bắt đầu, kết thúc của một dự án.

(3) Development – Phát triển: Giai đoạn này sẽ cần doanh nghiệp tập trung vào thiết kế sản phẩm mới, cùng nhiều bài kiểm tra sơ bộ với các nhóm nhỏ khách hàng tiềm năng, chuẩn bị kế hoạch cho giai đoạn (4).

(4) Testing and Validation – Thử nghiệm và thẩm định chất lượng: Sản phẩm mới sẽ luôn cần liên tục thử nghiệm, đánh giá và điều chỉnh phù hợp, trước khi ra mắt trên thị trường.

(5) Launch – Ra mắt sản phẩm: Từ các kế hoạch ra mắt đã được chuẩn bị trước đó, cùng sự kiểm định nghiêm ngặt về chất lượng, sản phẩm cuối cùng sẽ đủ điều kiện để đưa đến tay người tiêu dùng.

5.1.3. 4 cổng của Stage Gate

Mỗi một cổng của mô hình Stage Gate được xem như một “màng lọc” chất lượng của các ý tưởng thô, gồm một loạt các thủ tục kiểm soát chất lượng cực kỳ nghiêm khắc.

Các hoạt động đó bao gồm đánh giá chi phí, thời gian thực hiện, rủi ro tiềm ẩn, kiểm soát chất lượng và sự tham gia của đội ngũ nhân viên.

5.1.4. Ý nghĩa của mô hình Stage Gate

Các giai đoạn giúp cải thiện và bảo đảm tiến độ dự án phát triển sản phẩm mới.

Loại bỏ các rủi ro hoặc sai sót có thể xảy đến trong quá trình phát triển sản phẩm.

Hỗ trợ nhà quản trị sản phẩm ra quyết định tốt hơn, gia tăng tối đa giá trị của các mục tiêu đã đề ra.

Cải thiện sự hợp tác giữa nội bộ và bên ngoài doanh nghiệp, thông qua các cuộc họp đánh giá, kiểm tra sản phẩm, thể hiện sự gắn bó một cách hài hòa giữa các bên tham gia.

5.2. Mô hình Design Thinking

5.2.1. Mô hình Design Thinking là gì?

Đây là phương pháp sáng tạo, dựa trên việc tiếp cận để đưa ra giải pháp cho một vấn đề.

Là một mô hình đột phá về tư duy sáng tạo, bởi nó có thể ứng dụng để giải quyết các vấn đề phức tạp mà ngay cả chính người tiêu dùng chưa nhận thức ra được. Hay nói cách khác, đây là mô hình có khả năng giải quyết insight của khách hàng.

Bằng cách sử dụng các sản phẩm mẫu (prototypes) và các bài kiểm tra (testing), mô hình sẽ liên tục xác định lại vấn đề của khách và đề ra nhiều ý tưởng tương thích với sản phẩm.

Mô hình Design Thinking bắt nguồn từ các nghiên cứu tâm lý học về sự sáng tạo năm 1940, được Viện Thiết kế Hasso- Platter của Stanford đưa vào giảng dạy.

5.2.2. Các thành phần của mô hình Design Thinking

mô hình design thinking phát triển sản phẩm mới

(1) Empathize (Thấu cảm)

Giai đoạn đầu là thời điểm để trả lời câu hỏi “Vấn đề chính cần giải quyết là gì?”. Bằng việc quan sát, tương tác với những người đã có tiếp cận sản phẩm tương tự, hoặc đóng vai như một khách hàng sử dụng sản phẩm, bạn có thể hiểu sâu về các vấn đề này.

Mô hình này sẽ lấy yếu tố con người là trung tâm của quá trình sáng tạo. Vì vậy, ngoài các yếu tố trên, sự đồng cảm là điều cho phép các nhà sáng tạo có cái nhìn sâu sắc hơn về khách hàng và nhu cầu của họ.

(2) Define (Xác định)

Các thông tin về thị trường và người tiêu dùng từ giai đoạn trước sẽ được sử dụng trong giai đoạn này. Qua đó, các nhà thiết kế có thể phân tích và tổng hợp lại, từ đó xác định được vấn đề cốt lõi mà bạn cần giải quyết.

(3) Ideate (Lên ý tưởng)

Bằng một góc nhìn thường thấy trong sáng tạo “think outside the box” (Tư duy đột phá vượt ra khỏi khuôn khổ), bạn sẽ tạo ra nhiều ý tưởng mới mẻ và sáng tạo.

Bên cạnh đó, còn nhiều tư duy nên có khi sáng tạo như: Brainstorm, Brain write, Worst Possible Idea… Từ một danh sách các ý tưởng, dù trông có không tưởng đến mức nào, bạn cũng sẽ có vài ý tưởng khả thi để tiến tới giai đoạn tiếp theo.

(4) Prototype (Sản phẩm mẫu)

Đây là lúc bạn cần làm các sản phẩm mẫu mô tả ý tưởng trước đó, nghiên cứu và tìm kiếm giải pháp và điều chỉnh sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất. Khi hữu hình hóa sản phẩm, doanh nghiệp sẽ biết được những điểm hạn chế và những nguy cơ, rủi ro của sản phẩm rõ ràng hơn.

(5) Test (Kiểm tra)

Cuối cùng, bạn cần những tiêu chuẩn để kiểm tra, đánh giá nghiêm ngặt lại chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, bạn cũng nên lên tần suất thử nghiệm liên tục và thu thập phản hồi của người dùng.

5.2.3. Mô hình Design Thinking là mô hình phi tuyến tính

Dòng chảy thông tin trong mô hình Stage Gate sẽ đi qua 4 cổng lọc và theo hệ thống gồm 5 giai đoạn. Tuy nhiên, các luồng thông tin trong mô hình Design Thinking thì luôn song song và lặp lại, không tuân theo bất kỳ tuần tự nào.

Nhờ đặc điểm này, phát triển sản phẩm mới thông qua mô hình Design Thinking sẽ tiếp tục được nghiên cứu lại và tìm ra vấn đề mới hơn. Điều này giúp doanh nghiệp cập nhật liên tục các sản phẩm ở phiên bản nâng cấp hơn nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng.

6. Quy trình 8 bước nghiên cứu phát triển sản phẩm mới

Bước 1: Lên ý tưởng phát triển 

Bước đầu tiên trong quy trình phát triển sản phẩm mới là phác thảo ý tưởng thô. Trong số hàng trăm ý tưởng khác nhau, doanh nghiệp sẽ chọn ra một vài ý tưởng vượt trội, có tính khả thi và có thể dự đoán trước kết quả tích cực khi được triển khai.

Sẽ có một số khía cạnh mà doanh nghiệp cần quan tâm khi đề xuất các ý tưởng:

Thị trường mục tiêu: Trong việc phát triển sản phẩm sẽ tồn tại một bản tóm tắt mô tả sản phẩm mới (Product Concept), có tác dụng giải quyết nhu cầu tiềm ẩn nào đó của đối tượng khách hàng mục tiêu. Vì vậy, hãy nghiên cứu thị trường mục tiêu, để biết cụ thể đối tượng nào sẽ được thỏa mãn nhu cầu và sẵn sàng chi trả cho sản phẩm, phạm vi thị trường có đủ rộng và tiềm lực của doanh nghiệp có đủ lớn hay không.

Danh mục sản phẩm sẵn có: Khi có bất kỳ ý tưởng mới nào, bạn cần phải đánh giá tính khả thi của ý tưởng đó. Hàng loạt câu hỏi cần đặt ra là “Có sản phẩm nào tương tự giải quyết vấn đề của khách hàng không?”, “Đối thủ có sản phẩm nào chưa giành được thị phần không?” “Bạn có điểm khác biệt gì để giành thị phần này không?”.

Chức năng: Bạn cần những ý tưởng sơ lược về chức năng của sản phẩm. Thử đặt mình vào khách hàng và trả lời xem, “Liệu điều gì sẽ làm bạn thích thú về sản phẩm này?”

Phương pháp SCAMPER: Đây là phương pháp dựa trên việc đặt nhiều góc nhìn khác nhau cho một vấn đề để hình thành các ý tưởng.

Chẳng hạn, nếu bạn cần ứng dụng phương pháp SCAMPER để xây dựng một chuỗi homestay như sau:

  • Substitute (Thay thế): Trang trí homestay đó bằng các nguyên liệu tại địa phương, làm nổi bật đặc trưng vùng miền, không trang trí các vật tạp nham từ nơi khác.
  • Combine (Kết hợp): Homestay kết hợp một tiệm cafe nhỏ ngay sảnh tiếp đón khách.
  • Adapt (Thích nghi): Thực đơn bữa sáng có các món ăn đặc sản, phù hợp văn hóa của vùng.
  • Modify (Điều chỉnh): Đa dạng các loại phòng: phòng đơn, phòng đôi loại nhỏ cho các cặp đôi, phòng đôi loại lớn cho nhóm lớn hoặc hộ gia đình.
  • Put to other uses (Sử dụng vào mục đích khác): Chọn ra một vài phòng dành cho các khách thuê trong dài hạn.
  • Eliminate (Loại bỏ tính năng thừa): Khách nhập mật khẩu vào phòng và tự phục vụ, không cần chi phí thuê thêm nhân viên phục vụ.
  • Reverse (Đảo ngược): Khách thanh toán toàn bộ chi phí trước khi tới homestay.

 

Bước 2: Sàng lọc, lựa chọn ý tưởng 

Sau khi đã phác thảo ý tưởng, bạn cần chọn ra ý tưởng tốt nhất để triển khai. Việc này sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu ngân sách hao hụt không đáng và tiến gần hơn đến cơ hội tạo ra sản phẩm thành công.

Một số cách lọc ý tưởng hiệu quả như:

  • Tạo form và gửi khảo sát tới tệp người dùng mục tiêu
  • Nghiên cứu nhu cầu thực tế bằng các công cụ trực tuyến như Facebook Audience Insight, Google Trend…
  • Chia sẻ ý tưởng của bạn cho người khác, như bạn bè hay người thân, để có được góc nhìn khách quan nhất
  • Đăng trên các diễn đàn, hội nhóm Facebook…

Bước 3: Thử nghiệm các concept 

Nhờ các Product Concept, ý tưởng của bạn sẽ được chi tiết hóa hơn. Để thử nghiệm concept thành công hơn, bạn có thể chọn phỏng vấn hoặc khảo sát định lượng, theo từng đối tượng người dùng, để xác định tính hiệu quả của tiến trình phát triển sản phẩm mới.

Bước 4: Xây dựng chiến lược Marketing

Hãy dành thời gian xây dựng một kế hoạch Product Branding thật vững chắc, cụ thể để giới thiệu sản phẩm mới đến tay người dùng mục tiêu. Một cách bắt đầu mà bạn có thể cân nhắc là việc phác thảo ra bản thiết kế chi tiết về sản phẩm mới, giải thích cụ thể mọi điểm nổi bật và chức năng của sản phẩm.

Sau đó, bạn có thể nghiên cứu thêm các bước sẽ được triển khai trong kế hoạch Marketing, nhằm đánh giá rõ ràng phương hướng cũng như vấn đề có thể gặp phải.

Bước 5: Tính toán chi phí, lợi nhuận 

Sau khi đã xác định về khái niệm sản phẩm mới, lập được kế hoạch marketing chi tiết, tiếp theo bạn cần quan tâm đến sức hấp dẫn của nó đối với người dùng. Đặc biệt, sản phẩm phải thỏa mãn hai điều kiện: mang lại lợi nhuận cao và phù hợp với tài chính của doanh nghiệp.

Các chỉ số bạn nên lưu ý ở bước này là chi phí liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất sản phẩm, gồm chi phí nhân công, chi phí nguyên vật liệu và chi phí sản xuất chung. Bên cạnh đó, dự báo doanh số cùng lợi nhuận thu về cũng là yếu tố giúp bạn đưa ra quyết định rõ ràng hơn.

Mặt khác, khi dự báo doanh số, bạn cũng cần kiểm tra lại lịch sử bán hàng của những sản phẩm tương tự trước đó, để phân tích doanh số tối đa và tối thiểu, biết được chính xác độ rủi ro của nó.

Dù vậy, sức hấp dẫn của sản phẩm mới chính là điều kiện quan trọng nhất giúp sản phẩm được đưa đến tay người dùng.

Bước 6: Phát triển sản phẩm

Đây là giai đoạn đặc biệt quan trọng, quyết định sự thành bại của cả một quá trình phát triển sản phẩm mới. Sau khi bạn đã phân tích tài chính và nguồn lực của doanh nghiệp, bạn có thể tạo các phiên bản mẫu vật lý dựa trên khái niệm của sản phẩm.

Tùy vào loại sản phẩm, thời gian nghiên cứu chúng có thể lên đến nhiều năm liền, hoặc chỉ từ một đến hai tuần nhất định. Sẽ có vô vàn mẫu khác nhau, để đạt được sự hài lòng cao nhất, bạn cần thường kiểm tra để đảm bảo về độ an toàn và hiệu quả của mẫu.

Bước 7: Thử nghiệm trên thị trường 

Nếu bạn không chắc chắn về tính hiệu quả của sản phẩm hoặc kế hoạch tiếp thị, bạn có thể thử nghiệm sản phẩm trên thị trường giả lập. Qua đó, bạn có thể nhìn thấy các nguy cơ còn tiềm ẩn trước khi quyết định đầu tư đầy đủ vào sản phẩm đó.

Ngoài ra, bạn cũng có thể thử nghiệm các MVP – Minimum Viable Product. MVP là các sản phẩm dùng thử, kèm những tính năng tối thiểu có chất lượng thấp hơn bản chính. Chẳng hạn, đối với lĩnh vực phần mềm, MVP là các phiên bản rút gọn (beta) của một ứng dụng. Chúng được tung ra nhằm mục đích thử nghiệm tính khả thi, hỗ trợ các nhà quản lý nhận ra thiếu sót và sớm cải thiện sản phẩm.

Bước 8: Thương mại hóa 

Bước cuối cùng trong quá trình này là tung sản phẩm ra thị trường để tiếp cận người tiêu dùng cuối cùng. Một số phương pháp tiếp cận có hiệu quả cao và phổ biến như quảng cáo, tiếp thị, xúc tiến bán hàng,…

Tuy vậy, bạn cần xác định 2 yếu tố quan trọng trước khi bạn tung sản phẩm ra thị trường,:

  • Thời gian: Đây là lúc bạn cần đánh giá lại mức độ cạnh tranh và nhu cầu hiện tại của thị trường. Hai câu hỏi được đặt ra là “Những đối thủ nào đã ra mắt sản phẩm bạn đang muốn đưa ra thị trường?” và “Có nhu cầu nào cho sản phẩm này không, hay thị trường đã bão hòa?”. Việc trả lời này sẽ giúp bạn biết nên kìm hãm hay thúc đẩy việc tung sản phẩm mới ra thị trường.
  • Địa điểm: tùy vào nguồn lực cùng tài chính của doanh nghiệp, bạn nên lựa chọn thị trường phù hợp nhất. Bạn có thể bắt đầu từ một khu vực nhất định thuộc thị trường trong nước, khi có đủ chi phí, bạn có thể mở rộng khắp cả nước hoặc vươn ra nước ngoài.

7. Ví dụ về quá trình phát triển sản phẩm mới

7.1. Nhãn hàng thời trang hoàn thiện mẫu thiết kế theo quy trình nào?

Trên thực tế, cách phát triển sản phẩm mới trong ngành thời trang khá truyền thống: Các mẫu quần áo sẽ được phác thảo tay hoặc sử dụng công cụ digital như Procreate.

Sau đó, các bản vẽ này sẽ được đưa đến thợ may để tạo ra các mô hình mẫu. Trong quá trình này, 1 mẫu sẽ bao gồm rất nhiều kích thước khác nhau. Khi tất cả đã xong và được nhà thiết kế phê duyệt, sản phẩm sẽ được sản xuất ra với quy mô lớn hơn.

Mặt khác, các thương hiệu còn có thể chọn kinh doanh theo mô hình print-on-demand, nghĩa là sản phẩm chỉ được in và đưa vào sản xuất khi có đơn hàng.

Theo đó, bạn sẽ cần một trang web thứ 3 để tải lên những mẫu thiết kế của mình. Khi này, trang web sẽ là nơi liên kết giữa cửa hàng của bạn, nhà kho và cơ sở in.

Sau khi xác nhận đơn hàng, các thiết kế của bạn sẽ được in lên các sản phẩm, như áo T-shirt, áo len… sẵn có trong kho. TeeChip bên dưới là ví dụ cho nền tảng bán Print On Demand lâu năm tại thị trường Việt Nam.

quy trình phát triển sản phẩm mới

Tuy vậy, vẫn có một số yếu tố bạn cần quan tâm trước khi phát triển sản phẩm may mặc:

  • Hang tags: Một dạng mác hay thẻ treo, được đính kèm với quần áo, chứa văn bản thông tin về giá, kích cỡ…
  • Nhãn: Các thẻ vải được may vào quần áo, chứa thông tin về chất liệu vải và các biểu tượng hướng dẫn giặt, ủi.
  • Giặt thử: Để kiểm tra độ bền màu và cách giữ gìn trang phục.

7.2. Ví dụ từ Figma

Thành lập từ năm 2012, Figma là công ty đầu tiên đưa toàn bộ công cụ thiết kế lên trình duyệt web. Là đối thủ của nhiều nhà sản xuất ứng dụng, cuối cùng vào năm 2022, Figma đã được Adobe mua lại với giá 20 tỷ đô.

Sự thành công này bắt đầu khi Figma xác định chính xác nhóm khách hàng mục tiêu của mình: “Các nhà thiết kế, nhà phát triển website tại các công ty phát triển sản phẩm, thường xuyên hoạt động nhóm, trao đổi với khách hàng.”

Từ đó, Figma đã đưa ra giải pháp để họ có thể thiết kế trực tuyến, một nhu cầu mà ít công cụ nào có thể đáp ứng được lúc bấy giờ.

  • Hoạt động nhiều nền tảng: Windows, MacOS, Linux (trên desktop), Safari, Chrome, Firefox, IOS, Android… Đặc biệt, Figma còn có thể sử dụng miễn phí, trọn bộ trên website mà không cần tải xuống, phù hợp cho những người mới gia nhập việc thiết kế UX/UI.
  • Làm việc nhóm đơn giản và hiệu quả: Có thể chỉnh sửa một file bởi nhiều người cùng lúc, có thể quan sát màn hình đồng nghiệp làm việc và bình luận, hỗ trợ nhau nhanh chóng hơn.
  • Chia sẻ tài liệu đơn giản hơn: Mọi chỉnh sửa đều được lưu lại ngay lập tức. Có thể nắm bắt ngay lập tức cho bất kỳ sự thay đổi nào.
  • Tính năng: Nhiều mẫu thiết kế đa dạng và mới lạ.

Ngoài ra, Figma cũng chăm chỉ lắng nghe người dùng, nhanh chóng cập nhật các tính năng hữu ích, không bị “chậm” như Adobe. Nhờ những thế mạnh của mình, Adobe đã sẵn sàng chi trả một khoản phí khá lớn, trở thành thương vụ mua lại lớn nhất hiện nay của tập đoàn. Nhờ vậy, hệ sinh thái của Adobe được mong đợi sẽ phát triển nhanh chóng, dễ dàng và tiết kiệm hơn.

8. Kết luận

Một sản phẩm để được ra mắt thành công sẽ trải qua rất nhiều các yếu tố, từ thử nghiệm đánh giá nội bộ doanh nghiệp, đến khảo sát thực tế trên thị trường. Do vậy, sẽ không bất ngờ nếu có rất nhiều những “đứa con tinh thần”, những ý tưởng tuyệt vời nhưng không được ra mắt, vì không đáp ứng nhu cầu thực tế của thị trường.

Bạn sẽ có thể rất chán nản với vô vàn kết quả tương tự nhau, lặp đi lặp lại và khiến bạn nhụt chí. Tuy nhiên, hãy luôn kiên trì quay lại từ khâu nghiên cứu, xác định chi tiết hơn về insight của khách hàng, liên tục thử nghiệm và cải tiến sản phẩm. Tất cả nỗ lực của bạn rồi sẽ gặt hái được thành công xứng đáng.

Nếu còn bất kỳ khó khăn nào về hoạt động phát triển thương hiệu và truyền thông đến khách hàng, đừng ngần ngại tìm hiểu qua khóa học Marketing Manager 4.0 tại EQVN. Khóa học là nguồn kiến thức rộng lớn cả về hoạt động bán hàng, chăm sóc khách hàng và quản trị hiệu quả hệ thống Digital Marketing trong doanh nghiệp.

  • Thấu hiểu khách hàng và hành trình chuyển đổi
  • Cập nhật các xu hướng mới trong Digital Marketing
  • Sáng tạo chiến lược nội dung hiệu quả
  • Tối ưu vận hành doanh nghiệp thông qua CRM và tự động hóa trong Marketing
  • Vận hành hệ thống Digital Marketing khoa học

Ngoài ra, nếu bạn quan tâm đến các kiến thức về kinh doanh, tư duy quản trị rủi ro trong hoạt động kinh doanh hay công tác quản lý thương hiệu, đừng quên theo dõi các bài viết tiếp theo từ Blog Doanh nghiệp để nhận thêm thông tin hữu ích và chuyên sâu được cập nhật hàng tuần.

 

Có thể bạn muốn xem thêm:

 

:

Bài viết này hữu ích cho bạn không?
0 / 5 5

Your page rank:

Chia sẻ bài viết này:

Giới thiệu về tác giả

EQVN là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực đào tạo Digital Marketing tại Việt Nam từ năm 2003. Là đối tác chính thức với Facebook, Google, Zalo và các đối khác trong ngành

Bài viết cùng chủ đề

brand power

Brand Power | Cách Đánh Giá Sức Mạnh Thương Hiệu Trong Kinh Doanh

Có rất nhiều định nghĩa về thương hiệu, về cơ bản có thể coi thương hiệu như là tập hợp các dấu hiệu để nhận biết và phân biệt các…

Mục tiêu SMART của doanh nghiệp

Mục Tiêu SMART Là Gì? Ví Dụ Về Mục Tiêu SMART Thực Tế Hay Nhất

Một trong những phương pháp xây dựng mục tiêu hiệu quả nhất là áp dụng mô hình SMART. Vậy mô hình này là gì? Có đặc điểm gì nổi bật…

Logo chữ đỏ EQVN.NET kích thước vuông

Cách lập chiến lược Marketing

EQVN Blog – Lập chiến lược marketing không là vấn đề dễ chịu với các nhà marketing và chủ doanh nghiệp. Nó nghe rất đơn giản nhưng cũng dễ làm…

Logo chữ đỏ EQVN.NET kích thước vuông

Marketing hiệu quả nhất bằng cách nào?

Marketing thế nào cho hiệu quả? Mục đích cuối cùng của các hoạt động marketing là giúp doanh nghiệp tăng doanh thu và lợi nhuận. Dưới đây là 10 bí…

product concept là gì

Product Concept Là Gì? Các Yếu Tố Hình Thành Concept Sản Phẩm

Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên mà công nghệ ngày càng dễ tiếp cận hơn, ngày càng có sự tương đồng về công nghệ, cách thức sản xuất giữa…

logo eqvn

Đào tạo, tư vấn giải pháp và
triển khai Digital Marketing

Được thành lập vào tháng 4 năm 2003 và bắt đầu đào tạo Digital Marketing vào năm 2009. Với mục tiêu, Hỗ trợ doanh nghiệp và các cá nhân nắm bắt cơ hội và khai thác tối đa ứng dụng của Internet vào hoạt động kinh doanh.

Liên hệ chúng tôi qua mạng xã hội

Bài viết nổi bật

Khóa học Digital Marketing

digital marketing
Chuyên viên Digital Marketing

Nội dung cơ bản đến nâng cao nhằm giúp bạn ứng dụng thành thạo các kênh truyền thông phổ biến trên Internet: Facebook, Google Ads, SEO...

mm4.0
Marketing Manager 4.0

Chương trình đem đến cho CEO, Quản lý ... giải pháp Quản trị trong hoạt động truyền thông số trong doanh nghiệp, như lập kế hoạch, đo lường, ...

inhouse
Đào tạo tại doanh nghiệp

Song song với các chương trình đào tạo tập trung về Digital Marketing, EQVN đặc biệt thiết kế riêng chương trình đào tạo tại chỗ dựa trên yêu cầu của doanh nghiệp (Inhouse Training).

Dịch vụ Digital Marketing

[the_ad id="57359"]
tối ưu
Dịch vụ tư vấn Digital Marketing

Đối thoại trực tiếp với chuyên gia chiến lược Digital để cải thiện hoạt động Digital Marketing, xây dựng thương hiệutăng trưởng doanh số.

dịch vụ DM2@3x-8
Dịch vụ Digital Marketing

Nội dung cơ bản đến nâng cao nhằm giúp bạn ứng dụng thành thạo các kênh truyền thông phổ biến trên Internet: Facebook, Google Ads, SEO...

Đăng ký tải tài liệu Tổng quan Digital Marketing cho người mới bắt đầu