Điểm chất lượng Quảng cáo Google là gì? Chiến thuật cải thiện Quality Score

Tác giả: EQVN.NET | Chuyên mục: | Ngày cập nhật: 09 - 08 - 2021

Bài viết này hữu ích cho bạn không?
Điểm chất lượng Quảng cáo Google là gì? Chiến thuật cải thiện Quality Score Quality score hay Điểm chất lượng là công cụ hữu ích cho các nhà quản lí Quảng cáo Google Ads có thể dùng để tối ưu hóa và sắp xếp ưu tiên những cơ hội. Tuy nhiên, đây cũng là khái niệm bị hiểu lầm nhiều nhất trong tìm kiếm trả phí của Google. Sự…
5 1 5 1
0 / 5 5

Your page rank:

quality score google

Chia sẻ bài viết này:

Quality score hay Điểm chất lượng là công cụ hữu ích cho các nhà quản lí Quảng cáo Google Ads có thể dùng để tối ưu hóa và sắp xếp ưu tiên những cơ hội. Tuy nhiên, đây cũng là khái niệm bị hiểu lầm nhiều nhất trong tìm kiếm trả phí của Google.

Sự thật thì Quality Score xuất phát từ những số liệu khá đơn giản. Trong bài viết này ta sẽ làm rõ những vấn đề sau:

  1. Quality score là gì? Những yếu tố cấu thành quality score.
  2. Những rắc rối xung quanh quality score.
  3. Làm gì khi gặp phải quality score “xấu”.

1. Quality score là gì?

Dưới đây là định nghĩa của Google về quality score:

“Quality score – điểm chất lượng – là thước đo mức độ phù hợp của mẫu quảng cáo, từ khóa và trang đích với người đang xem mẫu quảng cáo của bạn. Điểm chất lượng cao nghĩa là hệ thống của chúng tôi thấy mẫu quảng cáo, từ khóa và trang đích của bạn phù hợp và hữu ích cho người đang xem mẫu quảng cáo. Ngược lại, điểm chất lượng thấp nghĩa là mẫu quảng cáo, từ khóa và trang đích của bạn có thể không phù hợp và hữu ích cho người đang xem mẫu quảng cáo”

Hai điểm quan trọng cần nhớ ở đây là điểm chất lượng được xây dựng dựa trên sự phù hợpdữ liệu về hiệu quả hoạt động trước đó, bao gồm cả trong quá khứ và gần đây nhất.

Google liệt kê cho ta một danh sách gồm 09 yếu tố quan trọng:

  • Tỉ lệ click (CTR) trong quá khứ của từ khóa.
  • CTR trong quá khứ của display URL.
  • Lịch sử tổng quát của CTR tính trên toàn bộ tài khoản.
  • Điểm chất lượng của trang đích.
  • Từ khóa/mức độ phù hợp của mẫu quảng cáo.
  • Từ khóa/mức độ phù hợp của lệnh tìm kiếm.
  • Vị trí địa lí.
  • Lịch sử hiệu quả của một mẫu quảng cáo trên một website cụ thể (chỉ dành riêng cho Display Network).
  • Hiệu quả hoạt động trên các thiết bị (máy tính để bàn, điện thoại di động, máy tính bảng…).

Nhiều nhà quản lí Google Ads không nhận ra rằng dữ liệu về lịch sử hoạt động cũng là yếu tố ảnh hưởng đến điểm chất lượng và bạn có thể dùng nó cùng những dữ liệu gần đây nhất để đánh giá được động lực thị trường như thế nào.

Một từ khóa khi khởi tạo, nếu đáp ứng được sự phù hợp và yêu cầu về chất lượng, sẽ nhận được điểm 6. Nếu từ khóa trở nên cạnh tranh hơn so với mức trung bình của thị trường cho cùng một lệnh tìm kiếm, khi đó điểm chất lượng sẽ cao hơn 6.

Google Adwords cập nhật điểm chất lượng mỗi ngày. Nếu điểm chất lượng của từ khóa đi theo xu hướng thị trường, điều đó có nghĩa mẫu quảng cáo của bạn đang chịu cạnh tranh hơn nhiều, hoặc do mẫu quảng cáo của đối thủ đang mất dần sức hấp dẫn.

2. Vì sao điểm chất lượng lại quan trọng

Điểm chất lượng quan trọng đối với những nhà quản lí Google Adwords bởi nó có ảnh hưởng sâu rộng và mọi thay đổi nhằm cải thiện điểm số này đều sẽ tác động đến chất lượng thông tin khách hàng, lượng khách truy cập vào website cũng như cả lợi nhuận.

Cải thiện điểm chất lượng sẽ:

  • Tăng khả năng từ khóa được đấu giá (nghĩa là sẽ tạo ra nhiều impression hơn).
  • Giảm chi phí cho mỗi cú click chuột – CPC (cost-per-click).
  • Cải thiện vị trí mẫu quảng cáo (Thứ hạng mẫu quảng cáo = Max CPC x Điểm chất lượng).

3. Xác định Quality Score trung bình

Một cách nhanh và đơn giản để biết điểm chất lượng trung bình của bạn là sử dụng công cụ Free AdWords Grader application, nó sẽ tạo báo cáo thể hiện sự phân bố điểm chất lượng của từ khóa và tính toán ra giá trị trung bình như hình dưới đây:

xác định quality score trung bình

4. 7 cách cải thiện và Tăng điểm chất lượng quảng cáo google ads

4.1. Tách riêng những từ khóa dạng mở rộng – Broad Match Keywords

Từ khóa dạng mở rộng giống như con dao hai lưỡi. Chúng có thể đưa ra gợi ý cho những từ khóa, những nhóm quảng cáo, thậm chí là những campaign mới hoàn toàn. Chúng cũng có thể tạo ra những chuyển đổi trên những từ khóa dài (long-tail) có giá thấp mà nếu không thì đã không thể phát hiện được.

Tuy nhiên, khi không được kiểm tra, những từ khóa này có thể biến thành “những con quỷ” ngốn ngân sách và là sát thủ của CTR. Việc tách chúng thành những chiến dịch hoàn toàn riêng biệt giúp kiểm soát được dòng chảy của ngân sách và cải thiện hiệu quả chiến dịch ở giai đoạn quan trọng nhất và của những từ khóa dạng chính xác (exact match keywords). Công việc này tương đối nhanh và dễ làm bằng cách nhân đôi chiến dịch trong Adwords Editor và sửa lại tên nhóm quảng cáo và loại từ khóa cho tương ứng.

4.2. Giảm lượng từ khóa trong mỗi Nhóm quảng cáo

Điểm chất lượng tệ nhất thường xuất hiện trong những nhóm quảng cáo dày từ khóa nhất. Hãy thử hạn chế tối đa lượng từ khóa trong mỗi nhóm quảng cáo (khoảng 3-10 từ khóa/nhóm quảng cáo) để có thể tạo ra những mẫu quảng cáo đánh vào từ khóa cụ thể hơn, từ đó cải thiện được độ phù hợp và làm tăng CTR.

4.3. Tạo danh sách Negative Keyword

Tác dụng của Negative keywords – Từ khóa phủ định nhằm tránh được những cú click không như mong muốn (ví dụ như khi người tìm kiếm thêm từ “miễn phí” vào một từ khóa có độ phù hợp cao).

Dưới đây là cách tạo danh sách negative keyword:

  • Sử dụng Keyword Planner để tìm ra mọi từ khóa dạng cụm từ (phrase match keywords) không mong muốn.
  • Trong thẻ từ khóa, chọn “Keywords Details” à “All” và xem chính xác những từ khóa nào gây ra từ khóa negative hay một loạt những từ khóa negative đó.
  • Lấy ra những từ khóa negative bạn muốn.

4.4. Geotargeting

Xác định vị trí địa lí cho mẫu quảng cáo hiển thị là nhiệm vụ vô cùng quan trọng đối với bất kì doanh nghiệp local nào đang sử dụng Adwords cho chiến dịch quảng cáo của mình. Việc targeting một cách vô tội vạ chỉ gây ảnh hưởng xấu đến mọi cấp độ của chiến dịch, ngay cả đến kết quả cuối cùng.

Bạn cần suy nghĩ kĩ về vị trí của khách hàng hiện tại và trong quá khứ đang ở đâu cũng như xem xét đến khu vực xung quanh nơi họ ở một cách cẩn trọng để hình dung được công việc cần làm trước khi bắt tay vào tạo một chiến dịch mới với Google Adwords.

4.5. Thay thế những mẫu quảng cáo không hiệu quả

Dữ liệu về chuyển đổi nên là dữ liệu chính khi quyết định mẫu quảng cáo đó là thành công hay thất bại, nhưng thông thường ta nên thay thế nội dung quảng cáo nào có CTR trong khoảng 1,25-1,5% hay thấp hơn. Để cạnh tranh bạn cần con số này ở mức từ 2-4% (tỉ lệ chuyển đổi ở nơi ít cạnh tranh thường khó dự đoán hơn nhưng tỉ lệ chuyển đổi của mẫu quảng cáo có CTR cao hơn thì lại có thể).

Ngoài ra, bạn nên chạy các bài test để thu thập những “ý tưởng sáng tạo” cho loại headline, description, call to actions, và display URL hiệu quả nhất cho công ti. Việc này gây tốn thời gian ban đầu nhưng sẽ giúp những chiến dịch mới được khởi động nhanh hơn.

4.6. Thêm Sitelinks

Sitelinks là chiến thuật tuyệt vời để tận dụng không gian trên trang kết quả tìm kiếm. Đặc biệt, sitelinks dường như thực sự thành công khi nhanh chóng hướng những từ khóa dạng mở rộng vào một hình phễu tập trung hơn để làm tăng tỉ lệ chuyển đổi.

Ví dụ, một bác sĩ về trị liệu vật lí muốn hiển thị chuyên môn của mình với từ khóa “trị liệu vật lí” có thể dùng 4 sitelink dẫn vào các trang đích cụ thể cho những chấn thương thường gặp như “mỏi gối”, “đau lưng”, “đau cổ” và “đau hông”. Mang đến người dùng chính xác những gì họ muốn trong trang kết quả tìm kiếm sẽ giúp mẫu quảng cáo nổi bật hơn, tăng được CTR và có được chuyển đổi tốt hơn, chính xác hơn.

4.7. Cải thiện Trang đích

Trên Internet có khá nhiều tài liệu hướng dẫn chi tiết giúp cải thiện trang đích trở nên hiệu quả hơn, song cần nhớ là sự phù hợp của trang đích không chỉ giữa từ khóa và trang đích của bạn. Thực ra sự phù hợp đó dựa trên truy vấn tìm kiếm mà từ khóa tạo ra.

Từ khóa của bạn có thể tạo ra một truy vấn chính xác (exact match) hoặc thậm chí là hàng ngàn truy vấn mở rộng (broad match). Công việc của Google Adwords là kiểm tra trang đích của bạn có khớp với ngữ nghĩa của từng truy vấn phát sinh này.

Nếu trang đích của bạn có độ phù hợp thấp, không như mong muốn thì negative keywords và từ khóa mở rộng có thể là “người bạn tốt nhất của bạn”. Và sự phù hợp của trang đích hoàn toàn không liên quan gì tới đối thủ của bạn nhưng chính sự phù hợp của từ khóa mới là yếu tố liên quan tới đối thủ của bạn.

Riêng Google có 3 gợi ý cho cải thiện trải nghiệm trang đích là:

  • Sự phù hợp và nội dung nguyên bản
  • Rõ ràng
  • Điều hướng thân thiện

Nói chung, hướng dẫn của Google khá là mơ hồ, có lẽ vì web và tương lai của web không hoàn toàn hướng theo nhu cầu của tìm kiếm trả phí. Tuy nhiên, chính sự mơ hồ đó lại khiến việc tối ưu hóa thêm hấp dẫn.

Khắc phục nhanh điểm chất lượng không tốt

Dưới đây là một vài cách điều chỉnh đơn giản để cải thiện điểm chất lượng:

  • Tạo nhiều phiên bản trang đích cho từng nhóm quảng cáo, như thế bạn có thể dễ thay đổi bố cục (các thẻ HTML, anchortext…) và nội dung trước đó.
  • Bố trí liên kết giữa các trang sao cho hợp lí nhằm hạn chế tỉ lệ bounce rate.
  • Đặt thông tin liên hệ nơi dễ thấy.
  • Đa đường dẫn đến call-to-action (nhanh chóng và đơn giản đặt hàng sản phẩm/dịch vụ của bạn)
  • Đảm bảo nội dung nguyên bản, không sao chép.

Bonus

Nếu bạn vẫn chưa hài lòng với những cách trên và muốn tiến tới cải thiện hơn nữa điểm chất lượng cho những mẫu quảng cáo thì đây là phần dành cho bạn.

  • Tạo một phiên bản dài hơn cho các trang đích.
  • Chạy thử nghiệm nội dung để kiểm tra hiệu quả của hình ảnh và phần giới thiệu nội dung khác nhau.
  • Thử nghiệm một số bài test với mục tiêu demo để thấy cách người dùng tương tác với trang và xem họ có những thắc mắc nào.
  • Lắng nghe khách hàng tiềm năng. Họ cần có những câu trả lời nào cho các câu hỏi trước khi họ dự định thực hiện một hành động nào trên trang web của bạn?

5. Giải pháp cập nhật thông tin về Google Ads

5.1. Bài viết Google Ads

Là dịch vụ mà doanh nghiệp trả tiền cho Google để website của họ hiển thị lên Top tìm kiếm của Google giúp người dùng Internet dễ dàng nhìn thấy và click vào website của họ và có 3 hình thức chính đó là:

  • Từ khóa trên Google để khi người dùng gõ theo từ khóa sẽ hiển thị website của doanh nghiệp thông qua quảng cáo.
  • Quảng cáo từ khóa trên các website đối tác của Google.
  • Banner quảng cáo trên các website lớn là đối tác của Google

>> Tìm hiểu thêm về danh mục kiến thức Digital Marketing

5.2. Blog kiến thức về Digital Marketing

Để cập nhật thêm thông tin, kiến thức bổ ích khác về Digital Marketing, bạn có thể đón đọc những bài viết khác tại đây.

5.3. Tham gia khóa học Digital Marketing

Để tìm hiểu thêm, hoặc hiểu rõ và vận dụng vào trong kinh doanh của mình, các bạn có thể tham khảo thêm Khoá học Google Ads tại EQVN

Khoá học tại EQVN được giảng dạy với giáo trình chuẩn từ Google, đội ngũ giảng viên là những CEO kinh nghiệm thực tế trong ngành với hơn 10 năm kinh nghiệm triển khai.

Tất cả các nội dung này sẽ có trong Khóa học Google Adwords 6 buổi – một phần trong Khóa học Chuyên Viên Digital Marketing – tại EQVN sẽ giúp học viên thiết lập được tài khoản, xây dựng chiến dịch, nhóm quảng cáo và sáng tạo mẫu quảng cáo trong Google Ads hiệu quả.

EQVN.NET
Đào tạo, Tư vấn giải pháp và triển khai Digital Marketing
.

 

:

Bài viết này hữu ích cho bạn không?
0 / 5 5

Your page rank:

Chia sẻ bài viết này:

Logo chữ đỏ EQVN.NET kích thước vuông

EQVN.NET - Đào tạo, tư vấn giải pháp & triển khai Digital Marketing

EQVN là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực đào tạo Digital Marketing tại Việt Nam từ năm 2003. Là đối tác chính thức với Facebook, Google, Zalo và các đối khác trong ngành

Bài viết cùng chủ đề

Youtube Masthead

Hướng dẫn thiết lập quảng cáo YouTube Masthead chi tiết

Trong Digital Marketing, YouTube đã trở thành một trong những nền tảng quảng cáo mạnh mẽ nhất và có tầm ảnh hưởng lớn nhất. Với…

Google Merchant Center Là Gì? Tất Tần Tật Về Google Merchant Center

Quảng cáo Google Shopping hiện nay đang được doanh nghiệp quan tâm bởi khả năng thu hút khách hàng qua việc hiển thị mặt hàng…

quảng cáo google

Triển khai chạy quảng cáo Google: quản lý thế nào & đo lường ra sao

Nếu bạn đang chạy quảng cáo Google Ads đồng thời củng cố thêm vào các hoạt động SEO (Search Engine Optimization – Tối ưu công…

PPC là gì

PPC là gì? Tổng quan kiến thức từ A-Z về PPC

Trong thời đại số, PPC (Pay-Per-Click) đã trở thành một công cụ quảng cáo không thể thiếu cho các doanh nghiệp muốn tăng cường sự…

Các bước tạo tài khoản Gmail cho quảng cáo Google Ads

Các bước tạo tài khoản Gmail cho quảng cáo Google Ads

 Tạo tài khoản Gmail như thế nào? Cách thức để tạo tài khoản Gmail đối với Google Ads ra sao ? Câu trả lời sẽ…

logo eqvn

ĐÀO TẠO, TƯ VẤN GIẢI PHÁP VÀ TRIỂN KHAI DIGITAL MARKETING

EQVN.NET

Được thành lập vào tháng 4 năm 2003 và bắt đầu đào tạo Digital Marketing vào năm 2009. Với mục tiêu, Hỗ trợ doanh nghiệp và các cá nhân nắm bắt cơ hội và khai thác tối đa ứng dụng của Internet vào hoạt động kinh doanh.

Liên hệ chúng tôi qua mạng xã hội

KHÓA HỌC NỔI BẬT

  • Khóa học chuyên viên Digital Marketing eqvn

    Chuyên viên Digital Marketing

    Nội dung cơ bản đến nâng cao nhằm giúp bạn ứng dụng thành thạo các kênh truyền thông phổ biến trên Internet: Facebook, Google Ads, SEO ... 

  • icon Khóa học Marketing Manager 4.0

    Marketing Manager 4.0

    Chương trình đem đến cho CEO, Quản lý ... giải pháp Quản trị trong hoạt động truyền thông số trong doanh nghiệp, như lập kế hoạch, đo lường, ...

  • inhouse

    ĐÀO TẠO TẠI DOANH NGHIỆP

    Song song với các chương trình đào tạo tập trung về Digital Marketing, EQVN đặc biệt thiết kế riêng chương trình đào tạo tại chỗ dựa trên yêu cầu của doanh nghiệp (Inhouse Training).

Cập nhật những thông tin hữu ích về Digital Marketing mỗi tuần