UI UX Là Gì? Những Điều Cần Biết Về UI UX Trong Thiết Kế Website, App

Tác giả: EQVN.NET | Chuyên mục: | Ngày cập nhật: 06 - 02 - 2023

Bài viết này hữu ích cho bạn không?
UI UX Là Gì? Những Điều Cần Biết Về UI UX Trong Thiết Kế Website, App Sự phát triển của Internet đã kéo theo sự phổ biến của hàng loạt các phần mềm, website, giúp doanh nghiệp tăng cường sự hiện diện trực tuyến trước người dùng. Hay nói cách khác, bạn cần tiến hành song song giữa hai hoạt động, tối ưu hóa website và tối đa hóa khả năng…
5 1 5 1
0 / 5 5

Your page rank:

ui ux là gì

Chia sẻ bài viết này:

Sự phát triển của Internet đã kéo theo sự phổ biến của hàng loạt các phần mềm, website, giúp doanh nghiệp tăng cường sự hiện diện trực tuyến trước người dùng. Hay nói cách khác, bạn cần tiến hành song song giữa hai hoạt động, tối ưu hóa website và tối đa hóa khả năng hiển thị trên các công cụ tìm kiếm. Vì vậy, ngoài việc đầu tư vào SEO, bạn cũng nên hiểu rõ về hoạt động thiết kế UI UX, một thuật ngữ phổ biến để đưa đến trải nghiệm tuyệt vời hơn cho người dùng. Qua bài viết dưới đây, EQVN sẽ tổng hợp đầy đủ các thông tin bạn cần về thuật ngữ này, cũng như giúp bạn biến khách hàng truy cập thành khách hàng trung thành.

 

EQVN là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực đào tạo khóa học Digital Marketing từ năm 2009 và là đối tác chính thức của Facebook và Google. Với kinh nghiệm hơn 19 năm giảng dạy, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức Digital Marketing và kiến thức về quản trị doanh nghiệp mới nhất và hữu ích nhất! Tìm hiểu thêm về EQVN tại đây nhé!

 

1. UI UX là gì?

1.1. Khái niệm UI

User Interface viết tắt là UI, một thuật ngữ mô tả giao diện người dùng. Cụ thể, UI sẽ bao gồm toàn bộ những yếu tố mà người dùng tiếp xúc như màu sắc web, bố cục sắp xếp của website, các fonts chữ, các hình ảnh có trên đó…

UI đóng vai trò quan trọng trong quá trình tương tác giữa người dùng với các website, ứng dụng. Đây được xem như là yếu tố hỗ trợ nhà cung cấp dịch vụ, người thiết kế truyền tải thông điệp của mình, theo một cách dễ hiểu và hấp dẫn hơn cho người dùng.

1.2. Khái niệm UX

User Experience viết tắt là UX, là một thuật ngữ nói đến trải nghiệm của người dùng trên các website hay ứng dụng. Đơn giản là người làm UX sẽ cố gắng đưa các hoạt động của người dùng diễn ra một cách dễ dàng, tiện ích hơn.

Trong khi đó, UX (viết tắt của User Experience) chính là trải nghiệm của người dùng. Nói cách khác, đây là cách thức mà người dùng tương tác với những yếu tố UI được tạo ra.

Chẳng hạn, bạn đang truy cập đến bài viết này trên website EQVN.net. Trong quá trình tìm kiếm và tiếp nhận thông tin, nếu chúng tôi chèn quá nhiều quảng cáo sẽ dễ gây khó chịu, làm bạn mất tập trung. Đồng nghĩa với việc trải nghiệm người dùng trên web chưa đạt được hiệu quả. Do vậy, đội ngũ phát triển của EQVN luôn cố gắng cân bằng giữa 2 khía cạnh UI/UX, để bạn có được những trải nghiệm thỏa mãn nhất tại đây.

phân biệt ui và ux

2. Thiết kế UI UX là gì?

2.1. Thiết kế UI

Thiết kế UI là các thiết kế liên quan tới giao diện của trang web hay ứng dụng nào đó. Mục đích của việc thiết kế này là bổ sung cho trải nghiệm của người dùng trở nên lôi cuốn và thân thiện hơn.

Theo đó, người thiết kế UI sẽ quan tâm đến một số yếu tố như dàn trang, bố cục, màu sắc, các yếu tố chi tiết về nút chức năng, fonts chữ, hình ảnh, hiệu ứng…

2.1.1. Những công việc của thiết kế UI

UI là một thuật ngữ riêng trong lĩnh vực kỹ thuật số, là điểm tương tác giữa người dùng với thiết bị kỹ thuật số, như màn hình điện thoại, touchpad của máy móc…

Vì vậy, khi xây dựng web hay ứng dụng, công việc của chuyên viên thiết kế UI sẽ tập trung vào phần nhìn, cảm nhận và tính tương tác trực quan của sản phẩm.

2.1.2. Ứng dụng thực tế của thiết kế UI

Thực tế, thiết kế UI có phần đa diện và mang theo nhiều thách thức. Phạm trù công việc của người thiết kế UI sẽ bao gồm việc chuyển đổi quá trình phát triển sản phẩm, nghiên cứu nội dung và bố cục, biến những yếu tố này thành những trải nghiệm hấp dẫn, đáp ứng phù hợp với mong muốn người dùng.

Mục tiêu của thiết kế UI là theo đuổi những yếu tố thẩm mỹ thịnh hành, được người dùng ưa thích. Để làm được điều này, bạn cần tham khảo những ứng dụng trong cùng lĩnh vực, để nắm rõ thị hiếu của đối tượng mục tiêu, đánh giá xem họ thích thiết kế bo tròn hay có góc vuông, chuộng tông màu này với loại chữ viết nào…

Bên cạnh đó, thiết kế UI còn truyền tải sức mạnh của thương hiệu qua giao diện sản phẩm, đảm bảo thỏa mãn tính nhất quán và thẩm mỹ chung.

2.2. Thiết kế UX

Don Norman – “cha đẻ” của thuật ngữ “user experience (trải nghiệm người dùng)” đã định nghĩa “Trải nghiệm người dùng bao gồm tất cả các khía cạnh tương tác của người dùng cuối với dịch vụ và sản phẩm của công ty”.

Qua định nghĩa đó đã làm nổi bật rõ ràng từ khóa “tương tác của người dùng”, thể hiện ý nghĩa của UX trong mọi sản phẩm. Do đó, thiết kế UX chính là hành trình tạo ra những trải nghiệm sử dụng thuận tiện, tối ưu hóa sản phẩm cho sự tương tác của người dùng.

2.2.1. Những công việc của thiết kế UX

Thiết kế UX bao gồm quá trình quan sát, phân tích giữa các phương án, chọn ra đáp án tối ưu nhất, để phát triển và cải thiện chất lượng tương tác giữa người dùng và sản phẩm. Cụ thể hơn, nhà thiết kế UX cần đánh giá liệu các bước được đưa ra trong user flow (chuỗi hoạt động của người dùng) có giúp người dùng trải nghiệm tốt sản phẩm hay không.

Theo đó, User Flow là một sơ đồ minh họa khái quát hành trình mà người dùng của bạn tiếp cận website/ ứng dụng để hoàn thành một nhu cầu nhất định nào đó.

User flow trong thiết kế ui ux

Tại thời điểm này, các câu hỏi cần đặt ra có thể như:

  • Làm thế nào đơn giản bước thanh toán cho khách hàng mua sắm online?
  • Liệu quá trình chuyển tiền online có được thực hiện dễ dàng?
  • Những thông tin hoặc chức năng nào mà người dùng cần để thao tác tiện lợi hơn?

Tóm lại, thiết kế UX chính là việc đầu tư vào cảm giác trải nghiệm của người dùng.

2.2.2. Ứng dụng thực tế của thiết kế UX

Trong hoạt động thiết kế UI UX, việc thiết kế UX thường được ứng dụng trong tất cả mọi sản phẩm có thể trải nghiệm được, như một website, ứng dụng di động, hay bất kỳ không gian trải nghiệm mua sắm nào tại trung tâm thương mại.

Yêu cầu quan trọng nhất ở thời điểm này là tập trung vào các yếu tố có thể ảnh hưởng tới những trải nghiệm tương tác giữa người dùng với sản phẩm, dịch vụ. Do đó, “Đặt mình vào vị trí của người dùng”sẽ là châm ngôn mà các nhà thiết kế UX cần ghi nhớ để đạt được điều này.

3. Điểm khác biệt giữa thiết kế UI UX

Tuy hoạt động thiết kế UI UX luôn song hành cùng nhau, nhưng trách nhiệm cũng như mục tiêu công việc vẫn có những khác biệt tương đối.

 

UIUX
Thiết kế chú trọng vào giao diện sản phẩm, từ phần nhìn cho tới chức năng. Bao gồm từng giao diện màn hình, điểm chạm (touch points), nút bấm, lướt page hoặc chuyển ảnh trong thư viện,…Tập trung tạo ra trải nghiệm sản phẩm tốt nhất, cân nhắc và đánh giá toàn bộ hành trình người dùng để giải quyết các vấn đề cụ thể. Một số vấn đề như những bước nào người dùng cần phải thực hiện, các hành động họ cần hoàn thành để đạt được mục tiêu nào đó,…
Tập trung vào tất cả các chi tiết để đảm bảo kế hoạch trở nên khả thi.Nghiên cứu sâu rộng về vấn đề, nỗi đau của người dùng và vạch ra hành trình trải nghiệm tương ứng của họ.
Thường thiết kế cho các giao diện sản phẩm điện tử.Áp dụng đối với mọi sản phẩm, dịch vụ.

 

4. UI UX cái nào quan trọng hơn?

Thực tế, hai khái niệm UI UX đều có ảnh hưởng quan trọng và cần được đầu tư phát triển như nhau. Cả hai đều tập trung tạo ra những trải nghiệm thoải mái cho người dùng khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ.

Nếu UI hỗ trợ một giao diện đẹp mắt, gây ấn tượng thị giác cao, thì UX tìm cách đảm bảo sự tiện lợi, thân thiện của sản phẩm, đáp ứng đúng nhu cầu của người dùng.

Vì vậy, nếu bạn bỏ qua việc đầu tư vào một trong hai hoạt động UI UX, cơ bản sẽ có hai trường hợp như sau:

  • Một sản phẩm website hay ứng dụng có thiết kế bắt mắt, màu sắc thu hút, tuy nhiên, nó có quá trình vận hành phức tạp, gây khó khăn trong việc tương tác.
  • Một website hay ứng dụng rất dễ dàng sử dụng, cực kỳ hữu ích, tuy nhiên vẻ ngoài của chúng khá khó hiểu, nhàm chán hoặc cực kỳ khủng khiếp.

Bản thân bạn chắc chắn sẽ không đánh giá cao cả hai trường hợp trên, và dĩ nhiên khách hàng của bạn cũng vậy.

5. Những kỹ năng chuyên môn cần thiết để thiết kế UI UX

5.1. Kỹ năng truyền thông thị giác

Đây là kỹ năng quan trọng đầu tiên trong UI UX, là yếu tố giúp các nhà thiết kế giảm thiểu phần lớn việc hướng dẫn người dùng bằng các văn bản dài dòng. Bằng các dấu hiệu trực quan, sinh động, nhà thiết kế có thể điều hướng người dùng, để họ tiếp nhận thông tin một cách dễ dàng hơn.

Kỹ năng trong thiết kế ui ux

5.2. Kỹ năng thiết kế giao diện

Thiết kế giao diện bao hàm các khía cạnh từ tính thẩm mỹ, những hiệu ứng chuyển động hay âm thanh, không gian sản phẩm… Các yếu tố này được triển khai cùng lúc để tác động đến cách người dùng sẽ tương tác với sản phẩm, dịch vụ.

Do đó, đây là kỹ năng cực kỳ cần thiết để xây dựng hành trình tương tác, cách truy cập thông tin cũng như tạo ra hiệu quả cho bố cục màn hình.

5.3. Kỹ năng xây dựng kiến trúc thông tin

Không chỉ tập trung ở giao diện thiết kế, UI UX còn cần thấu hiểu cách xây dựng kiến trúc hợp lý cho các luồng thông tin, hướng người dùng dễ dàng tìm thấy nội dung họ cần.

Kiến trúc thông tin cụ thể sẽ gồm nhiều yếu tố từ đường dẫn hội thoại trong chatbox đến cách tổ chức web…

5.4. Kỹ năng phân tích xử lý dữ liệu

Ngay khi sản phẩm hay tính năng được đưa vào vận hành, các nhà thiết kế UI UX sẽ cần liên tục kiểm tra các dữ liệu về tính khả dụng (usability testing) của sản phẩm.

5.5. Kỹ năng nghiên cứu và thiết kế UX

Thiết kế UI UX nói chung hay bản thân nhà thiết kế UX nói riêng đều cần kỹ năng nghiên cứu, phân tích để thu thập các dữ liệu định lượng và định tính về người dùng.

Một số phương pháp có thể kể đến như: Phỏng vấn người dùng các các hội thoại ngẫu nhiên hay có cấu trúc bài bản, quan sát người dùng, khảo sát các nhóm tập trung…

Cách thu thập dữ liệu thiết kế ui ux

Sau đó là quá trình xác định tính năng nào cần giữ lại, tính năng nào nên được triệt tiêu, bố trí các vị trí khác nhau cho chúng, để mang đến trải nghiệm trực quan và hiệu quả.

6. Lời kết

Tóm lại, hoạt động thiết kế UI UX không yêu cầu ở bạn nhiều kiến thức về lập trình, cũng như hỗ trợ bạn tạo ra mức thù lao khá hấp dẫn. Tuy nhiên, để đi nhanh hơn trong mảng này, bạn đừng quên kết hợp linh hoạt giữa khả năng sáng tạo và khả năng thấu hiểu người dùng, để tạo ra những trải nghiệm mượt mà cả về nội dung lẫn hình thức.

Dù vậy, đừng quên rằng trải nghiệm người dùng chỉ xuất hiện khi họ có khả năng tìm thấy bạn. Hay nói cách khác, ngoài hoạt động tối ưu cảm nhận và thị giác người dùng, bạn cũng cần đầu tư vào các hoạt động SEO để tối ưu hóa website trên các công cụ tìm kiếm. Vậy nên, đừng bỏ qua khóa học nổi bật tại EQVN, khóa học SEO – Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm Google.

  • Nắm vững cách thức tiếp cận khách hàng nhanh chóng và bền bỉ
  • Hoạt động hiệu quả SEO Onpage và SEO Offpage
  • Thấu hiểu công cụ tìm kiếm Google
  • Thực hành đọc kết quả và lên kế hoạch SEO

Bạn cũng có thể thấy, công nghệ phát triển đã mở rộng khả năng tiếp cận của người dùng, đồng thời thúc đẩy nhà kinh doanh không ngừng tìm ra các cơ hội chuyển mình. Vì vậy, một website uy tín như Blog Digital Marketing sẽ là nơi thích hợp để bạn hệ thống hóa các nguồn kiến thức, nhất là trong các lĩnh vực kinh doanh trực tuyến, tiếp thị đa kênh và nhiều hơn thế nữa. 

 

Có thể bạn muốn xem thêm:

 

:

Bài viết này hữu ích cho bạn không?
0 / 5 5

Your page rank:

Chia sẻ bài viết này:

Giới thiệu về tác giả

EQVN là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực đào tạo Digital Marketing tại Việt Nam từ năm 2003. Là đối tác chính thức với Facebook, Google, Zalo và các đối khác trong ngành

Bài viết cùng chủ đề

Phantom Keyword

Phantom Keyword Là Gì? Cách Triển Khai Phantom Keyword Hiệu Quả

Phantom Keyword là một trong những yếu tố quan trọng nhất khi nhắc đến SEO. Khi được triển khai đúng cách, lưu lượng truy cập sẽ “đổ ào” về website…

Ảnh bìa google sandbox

Google Sandbox Là Gì? Cách Nhận Biết Và Khắc Phục Google Sandbox

Nhiều người làm SEO tin rằng, đối với những website mới thực hành SEO sẽ phải trải qua một giai đoạn đầu “thử việc”. Cụ thể, đây là giai đoạn…

mẹo dùng pop-up website không gây hại seo

6 Mẹo Dùng Pop-up Website Không Gây Hại Đến SEO

Một vài người dùng sẽ thấy Pop-up website khá phiền toái, nhưng đối với doanh nghiệp, đây là hình thức quảng cáo tương đối hữu hiệu. Tuy nhiên, có không…

tăng ctr từ khóa

7 cách làm tăng CTR cho từ khóa

Việc đánh đúng vào tâm lí người tiêu dùng trong từng thời điểm ảnh hưởng mạnh đến việc ra quyết định của người tiêu dùng. Nếu như ở giai đoạn…

link nofollow

Link Nofollow Là Gì? Cách đặt Link Nofollow hỗ trợ SEO chuẩn nhất hiện nay

Trong Digital Marketing , việc hiểu rõ về các yếu tố ảnh hưởng đến xếp hạng trang web trên công cụ tìm kiếm là chìa khóa quan trọng để phát…

logo eqvn

Đào tạo, tư vấn giải pháp và
triển khai Digital Marketing

Được thành lập vào tháng 4 năm 2003 và bắt đầu đào tạo Digital Marketing vào năm 2009. Với mục tiêu, Hỗ trợ doanh nghiệp và các cá nhân nắm bắt cơ hội và khai thác tối đa ứng dụng của Internet vào hoạt động kinh doanh.

Liên hệ chúng tôi qua mạng xã hội

Dịch vụ Digital Marketing

dịch vụ DM2@3x-8
Dịch vụ Digital Marketing

Nội dung cơ bản đến nâng cao nhằm giúp bạn ứng dụng thành thạo các kênh truyền thông phổ biến trên Internet: Facebook, Google Ads, SEO...

seo
Dịch vụ SEO

Chương trình đem đến cho CEO, Quản lý ... giải pháp Quản trị trong hoạt động truyền thông số trong doanh nghiệp, như lập kế hoạch, đo lường,...

Khóa học Digital Marketing

digital marketing
Chuyên viên Digital Marketing

Nội dung cơ bản đến nâng cao nhằm giúp bạn ứng dụng thành thạo các kênh truyền thông phổ biến trên Internet: Facebook, Google Ads, SEO...

seo
Khóa học SEO

Chương trình có tính hệ thống cao, được thiết kế bởi các đối tác và chuyên gia đầu ngành. Giảng viên giàu kinh nghiệm thực tế, từ các Digital Agency tốt nhất tại Việt Nam. Cam kết chất lượnghỗ trợ triển khai sau đào tạo

inhouse
Đào tạo tại doanh nghiệp

Song song với các chương trình đào tạo tập trung về Digital Marketing, EQVN đặc biệt thiết kế riêng chương trình đào tạo tại chỗ dựa trên yêu cầu của doanh nghiệp (Inhouse Training).

Đăng ký tải tài liệu Tổng quan Digital Marketing cho người mới bắt đầu