[the_ad_group id="276"]

Chuyển đổi số: Xu hướng phát triển bền vững cho doanh nghiệp

Tác giả: EQVN.NET | Chuyên mục: | Ngày cập nhật: 07 - 08 - 2021

Bài viết này hữu ích cho bạn không?
Chuyển đổi số: Xu hướng phát triển bền vững cho doanh nghiệp Vào thời điểm hiện nay, chuyển đổi số là một xu thế không thể đảo ngược, doanh nghiệp nào đứng ngoài sẽ nắm trong tay thất bại. Theo IDC, tổ chức đứng đầu thế giới về khảo sát thị trường, chuyển đổi số (Digital Transformation) đang dần trở thành chiến lược chính của các doanh…
4 1 5 4
0 / 5 4

Your page rank:

Chuyển đổi số Xu hướng phát triển bền vững cho doanh nghiệp

Chia sẻ bài viết này:

Vào thời điểm hiện nay, chuyển đổi số là một xu thế không thể đảo ngược, doanh nghiệp nào đứng ngoài sẽ nắm trong tay thất bại.

Theo IDC, tổ chức đứng đầu thế giới về khảo sát thị trường, chuyển đổi số (Digital Transformation) đang dần trở thành chiến lược chính của các doanh nghiệp trong kỷ nguyên công nghệ 4.0.

Đã có 90% doanh nghiệp đi các bước đầu tiên trong quá trình chuyển đổi số từ việc tự tìm hiểu, tìm tòi nghiên cứu, cho đến triển khai. Trong ấy, 30% nhà lãnh đạo thừa nhận rằng đây là một vấn đề hết sức quan trọng mang tính sống còn cho doanh nghiệp. Một khi chuyển đổi số thành công khả năng thấu hiểu khách hàng sẽ gia tăng, năng suất lao động cải thiện và sáng tạo đột phá sẽ xuất hiện ngày càng nhiều.

Chuyển đổi số doanh nghiệp

1. Chuyển đổi số là gì ?

Chuyển đổi số (Digital Transformation) là một khái niệm mới ra đời từ sự phát triển thịnh hành của Internet và dần dần được nhắc đến nhiều hơn trong khoảng thời gian gần đây, ám chỉ việc sử dụng công nghệ để hỗ trợ hoạt động của doanh nghiệp.

Quá trình chuyển đổi số là không giống nhau giữa các công ty, sẽ là rất khó để có thể chỉ ra một định nghĩa chung. Tuy nhiên ta có thể định nghĩa chuyển đổi số như sau:

“Chuyển đổi số là quá trình sử dụng công nghệ kỹ thuật số để tạo mới hoặc sửa đổi các quy trình kinh doanh, văn hóa công ty và trải nghiệm khách hàng hiện có để nắm bắt với các thay đổi mới trên thị trường. Sự tái định hình doanh nghiệp này trong thời đại kỹ thuật số sẽ được gọi là chuyển đổi số.”

Đây cũng là một sự thay đổi văn hóa đòi hỏi các tổ chức phải liên tục thách thức hiện trạng, thử nghiệm và đương đầu với thất bại.

Chuyển đổi số thay đổi cách thức hoạt động của các vai trò truyền thống như bán hàng, Marketing, và dịch vụ khách hàng. Thay vào đó, Chuyển đổi số bắt đầu và kết thúc với việc lấy khách hàng làm trọng tâm qua đó thay đổi cách thức doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng của mình.

Khi doanh nghiệp bắt đầu chuyển từ giấy trắng mực đen sang các thiết bị thông minh để quản lý doanh nghiệp của mình, chúng ta có cơ hội tổ chức lại cách thức chúng ta làm kinh doanh – cách chúng ta thu hút khách hàng – với sự trợ giúp từ các công nghệ kỹ thuật số.

Chuyển đổi số là cấp thiết đối với tất cả các doanh nghiệp, kể cả quy mô nhỏ và siêu nhỏ. Thông điệp đó thể hiện rõ ràng trong các cuộc phát biểu quan trọng, thảo luận, báo đài hoặc nghiên cứu liên quan đến cách các doanh nghiệp có thể duy trì tính cạnh tranh mà vẫn hòa nhập với thế giới ngày càng trở nên số hóa hơn.

Điều mà nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp không rõ là chuyển đổi số có nghĩa là gì.

Nhiều nhà lãnh đạo nghĩ rằng Chuyển đổi số chỉ là cách thức truyền thông hào nhoáng của việc mang dữ liệu lên đám mây. Các bước cụ thể chúng ta cần thực hiện là gì ? Chúng ta có cần tạo ra các công việc mới để giúp chúng ta tạo ra khuôn khổ cho chuyển đổi số hay thuê dịch vụ tư vấn không ? Những phần nào trong chiến lược kinh doanh của chúng ta cần thay đổi ? nó thật sự đáng giá thế sao ?

2. Vì sao phải chuyển đổi số ?

Nhìn chung một doanh nghiệp có thể thực hiện chuyển đổi số vì nhiều lý do khác nhau. Nhưng cho đến nay, lý do phổ biến nhất vẩn là: vấn đề sống còn.

Tác giả Howard King, website The Guardian, đã nêu rõ qua điểm của mình rằng: “Doanh nghiệp không lựa chọn chuyển đổi số vì lí do tài chính hay rủi ro. Doanh nghiệp tiến hành chuyển đổi số vì họ đã thất bại trong việc phát triển hơn”

Tại hội thảo mang tên “Global Digital Transformation” tại Hạ Long vào cuối tháng 04/2019 đã ghi nhận rất nhiều câu hỏi tuy mới mà cũ từ các doanh nghiệp: tăng trưởng như thế nào, gia tăng lượng khách hàng ra sao để mang lại doanh thu và các câu trả lời rất khác nhau, tuy nhiên các công ty đã chuyển đổi số lại thể hiện sự vượt trội hơn hẳn khi trả lời các câu hỏi ấy. Ta có thể kết luận nhanh được rằng: Sức cạnh tranh của các doanh nghiệp chưa chuyển đổi số đang dần yếu thế và có thể sẽ phải rời khỏi thị trường trong các năm tới.

Cùng thời điểm ấy, tại Hà Nội đã diễn ra hội thảo “Doanh nghiệp số từ thực tiễn đến nhận thức” vào ngày 11/04, Phó chủ tịch Hội tin học Tp Hồ Chí Minh, ông Phí Anh Tuấn khẳng định “chuyển đổi số doanh nghiệp là xu thế không thể đảo ngược, trong đó dữ liệu sẽ trở thành tài sản lớn nhất của doanh nghiệp bởi dữ liệu có ích cho doanh nghiệp ngày càng đa dạng và chi phí để thu thập dữ liệu có ích cho doanh nghiệp giảm nhanh”.

Giáo Sư Hồ Tú Bảo – Viện trưởng Viện John von Neumann, làm việc tại Viện nghiên cứu cao cấp về Toán (VIASM), cùng chung ý kiến về vấn đề chuyển đổi số hóa cho rằng doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ không thể nói “không” ngay lúc này:

Chuyển đổi số - GS Hồ Tú Bảo

Microsoft vào năm 2017 đã tiến hành nghiên cứu trên các quốc gia khác nhau tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương về tác động tích cực mà chuyển đổi số mang lại, trong đó: GDP trung bình tăng trưởng 6% trong năm 2017, năm 2019 tăng 25% và dự báo 60% tăng trưởng vào năm 2021.

3. Chuyển đổi số tại Việt Nam ra sao ?

Nhìn chúng tại Việt Nam ta, chuyển đổi số diễn ra ngày càng nhiều và rõ hơn qua mỗi ngày bao gồm các ngành như giao thông, tài chính và du lịch, … đang được Chính phủ đầu tư để chuyển đổi số thành hệ thống Chính phủ điện tử. Các thành phố mới đang được xây dựng theo hướng Smart City (Thành phố thông minh) dựa trên nền tảng công nghệ mới.

Tuy nhiên, xu hướng chuyển đổi số này lại chưa được áp dụng phổ biến bởi các Doanh nghiệp nói chung và các Doanh nghiệp quy mô vừa & nhỏ nói riêng. Theo Phòng TM và CN Việt Nam, 97% tổng số doanh nghiệp hiện tại đang có quy mô vừa và nhỏ và các đối tượng này hầu hết đều bị hạn chế trong khả năng ứng dụng, sáng tạo công nghệ vào quy trình quản lý & kinh doanh.

Tổ chức Cisco sau khi hoàn thành báo cáo của họ lên khu vực Châu Á – Thái Bình Dương về “Chỉ số phát triển kỹ thuật số của doanh nghiệp vừa và nhỏ”” được ghi nhận trên hơn 1000 doanh nghiệp quanh khu vực, trong đó doanh nghiệp Việt Nam có 50 đối tượng tham dự.

Qua đó ta có thể thấy được rằng Doanh nghiệp Việt Nam đang mắc phải một số vấn đề như sau:

  • Kỹ năng nhân lực còn nhiều thiếu sót (17%)
  • Nền tảng Công nghệ chưa đủ mạnh (16,7%)
  • Tư duy và Văn hóa xoay quanh số hóa và dữ liệu còn nhiều thách thức (15,7%)

Dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng quá trình Số hóa vẫn đang được một vài Doanh nghiệp tiếp cận dần: Công nghệ Cloud (18%), An ninh mạng (12,7%), phát triển & nâng cấp phần mềm cộng phần cứng để phục vụ quá trình chuyển đổi số (10,7%).

Tuy nhiên theo Forrester, một tổ chức chuyên khảo sát về chuyển đổi số, đã ghi nhận rằng chỉ có 21% công ty chuyển đổi số thành công.

4. Vậy chuyển đổi số khác gì số hóa?

Chúng ta đã thấy những động thái đầu tiên của các Doanh nghiệp Việt Nam trong việc số hóa hoạt động tổ chức.

Tại hội thảo “Chuyển đổi số – Cơ hội và thách thức” tổ chức tại Hà Nội, Cục trưởng Cục tin học hoá – Bộ Thông tin và Truyền thông, ông Nguyễn Thành Phúc giải thích “số hóa” là việc biến đổi các giá trị thực sang dạng số, còn “chuyển đổi số” là khi có dữ liệu được số hoá rồi, chúng ta phải sử dụng các công nghệ như AI, Big Data… để phân tích dữ liệu, biến đổi dữ liệu và tạo ra một giá trị khác.

Điển hình nhất ở đây là mô hình kinh doanh của Grab về mảng ứng dụng đặt xe. Ứng dụng được sử dụng rộng rãi này chỉ đơn giản là một quy trình gọi xe và hoàn thành hành trình của Tài xế và Khách hàng. Không dừng lại ở sự đơn giản ấy, ứng dụng này sở hữu trong hệ thống một kho dữ liệu lớn và phức tạp cần được xử lý liên tục. Grab phải có khả năng phân tích data cực lớn từ thói quen đi xe của tài xế, đo lường kích thước nhu cầu thị trường, tính năng định hướng, … Từ nền tảng ấy, Grab giờ đây có thể tham gia nhiều mảng khác như food, delivery, ….

5. Vai trò và Lợi ích mang lại từ chuyển đổi số ?

Ông Phương Trầm, Cố vấn trưởng của FPT, đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của chuyển đổi số như sau:

Công ty sẽ ứng dụng công nghệ hoàn toàn để chuyển hóa số cách thức vận hành mỗi ngày. Tức là một công việc mất 03 tháng hoàn thành nay chỉ cần 01 tháng, bộ máy nhân sự cồng kềnh nay sẽ hoạt động nhẹ nhàng, trơn tru hơn vì một người có thể làm được nhiều việc hơn xưa.

Giờ đây công ty có thể tập trung làm các công việc khác để tạo ra nhiều giá trị hơn, cung cấp trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng. Công ty sẽ không thể phát triển khi chỉ mất hết thời gian làm các công việc bình thường.

Dấu hiệu nổi bật của một Doanh nghiệp sau khi chuyển đổi số thành công:

5.1. Nhà lãnh đạo đầy nhiệt huyết

Sở hữu các nhà lãnh đạo đầy nhiệt huyết đều là các điểm thường thấy ở các Doanh nghiệp đi trước trong việc chuyển đổi số. Đã có rất nhiều nhà quản lý nhận thấy tầm quan trọng của số hóa, nhưng lại không được nhà lãnh đạo thông qua. Một người lãnh đạo nhiệt huyết sẽ cố gắng tạo ra động lực và khuyến khích các cấp dưới áp dụng các cách thức làm việc mới mẻ.

Hãy xem cách thức mà Jeff Bezos điều hành Amazon hay Elon Musk người đã một tay thay đổi 3 ngành công nghiệp lớn trong kỷ nguyên công nghệ 4.0 (Paypal, Auto Tesla và SpaceX). Họ đều là các nhà lãnh đạo tâm huyết áp dụng công nghệ số vào vận hành và luôn tâm huyệt tạo ra trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.

5.2. Vận hành linh hoạt và tinh gọn

Sẽ chẳng ai làm mấy ngạc nhiên khi thấy khả năng linh hoạt và tinh gọn đến đáng kinh ngạc của các Doanh nghiệp đã thành công trong chuyển đổi số. Kể cả một doanh nghiệp startup non trẻ giờ đây cũng có thể làm mưa làm gió trên thị trường nhờ vào sự tinh gọn này.

Nhắc đến tốc độ chúng ta phải nhắc đến Facebook với phương châm “hoàn thành tốt hơn hoàn hảo”, mạng xã hội đứng nhất thế giới hiện nay liên tục cập nhập và đưa ra các tính năng mới, khi gặp vấn đề đến đâu họ sẽ liên tục điều chỉnh đến đó.

5.3. Lấy khách hàng làm trọng tâm

Khách hàng bây giờ sẽ không mấy chú tâm vào giá cả sản phẩm nữa, họ sẽ mua sản phẩm nào mang lại trải nghiệm tốt nhất cho họ. Việc chuyển đổi số thành công sẽ cho Doanh nghiệp cái nhìn tổng quát nhất về hành vi khách hàng và giúp Doanh nghiệp đưa ra được những quyết định đúng đắn hơn.

5.4. Sáng tạo và đột phá

Thị trường hiện nay đang cạnh tranh rất khốc liệt, chật chội và luôn có các đối thủ tiềm ẩn đang muốn lấn lướt nhau. Việc chuyển đổi số sẽ mang lại khả năng sáng tạo và đột phá tuyệt vời cho những Doanh nghiệp muốn vươn mình lên trước so với đối thủ.

5.5. Làm việc trên cơ sở dữ liệu (Data-Driven)

Nhiều nhà quản lý truyền thống lâu năm sẽ cảm thấy không mấy dễ chịu khi mọi quyết định bây giờ đều được đưa ra dựa trên các con số, việc phải lắng nghe theo các con số vô tri khiến họ cảm thấy quyền lực mình đang bị đe dọa.

Hoàn toàn ngược lại với trường hợp trên, nhà quản lý trong một công ty chuyển hóa số thành công sẽ không bao giờ bỏ qua các số liệu quý báu mà công ty mình thu về. Vì họ hiểu rằng hàng nghìn thách thức đang chực chờ ngoài kia và việc đưa ra quyết định theo cảm tính, chuyên môn hay kinh nghiệm mang lại rủi ro cao cho Doanh nghiệp.

Chuyển đổi số Data Driven

5.6. Trao quyền cho nhân viên

Sức mạnh đến từ tốc độ hoạt động của doanh nghiệp và sức mạnh của các Doanh nghiệp số hóa sẽ phụ thuộc rất nhiều vào khả năng tự quyết công việc của đội ngũ nhân viên.

Chính Google phải thừa nhận rằng, không ít thành công của họ đến từ chính sách trao quyền cho nhân viên, Google đã minh bạch hóa mọi hoạt động và cung cấp một nền tảng chung để nhân viên mọi nơi có thể giao tiếp và chia sẻ về công việc, kể cả việc giao tiếp với các cấp lãnh đạo.

5.7. Cộng tác phối hợp hoạt động làm việc (Trong lẫn ngoài doanh nghiệp)

Doanh nghiệp thành công trong quá trình chuyển đổi số hóa sẽ tạo ra một môi trường là việc với văn hóa cởi mở hơn, đặt tính cộng tác lên hàng đầu. Khách hàng sẽ không là ngoại lệ, cơ hội kinh doanh là không hề nhỏ nếu doanh nghiệp có thể cá nhân hóa sản phẩm tạo trải nghiệm tối đa lên khách hàng.

Lấy ví dụ từ Coca-Cola với chiến dịch in tên mình vào vỏ lon, công ty đã giúp khách hàng của mình có một trải nghiệm cá nhân không thể hoàn hảo hơn khi dùng sản phẩm của họ. Doanh số bán hàng của Coca đã tăng lên 2% ngay tại thời điểm ấy.

6. Làm gì để chuyển đổi số tại Việt Nam ta ?

Chuyển đổi số không thể đến từ một phía khi doanh nghiệp sẽ phải hòa huyện các yếu tố giữa công nghệ, quy trình vận hành và chia sẻ kinh nghiệm giữa các cá nhân với nhau. Khi ấy trong tương lai, các doanh nghiệp sẽ đều là Doanh nghiệp số.

Theo ông Phương Trầm, Cố vấn trưởng của FPT, đã nêu rõ ý kiến của ông như sau:

Có 03 điều cần phải hoàn thành để chuyển đổi số:

  • Quan trọng nhất là người lãnh đạo phải hiểu công ty mình cần gì và sẵn sàng để chuyển đổi số.
  • Tổ chức cần phải chuẩn bị cho bước đi chuyển mình vào thế giới số vì tất cả mọi người sẽ tham gia vào quá trình ấy.
  • Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, đó là công nghệ cần phải phát triển phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp.

7. Hoạt động quản trị Digital Marketing đóng vai trò then chốt trong quá trình chuyển đổi số doanh nghiệp

Như đã trình bày ở trên quá trình chuyển đổi số phải bao gồm rất nhiều hoạt động tuy nhiên chúng ta nên nhớ rằng hoạt động Quản Trị Digital Marketing đóng vai trò THEN CHỐT trong quá trình chuyển đổi số.

Tóm lại thì hoạt động Quản trị Digital Marketing bao gồm các hoạt động nào?

  • Hoạch định chiến lược Digital Marketing đa kênh

Nghiên cứu thị trường, đối thủ cạnh tranh.

Thấu hiểu sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.

Xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu.

Thấu hiểu Hành trình chuyển đổi khách hàng trên cả nền tảng online và offline.

Chiến lược xây dựng kế hoạch các kênh truyền thông số.

  • Xây dựng chiến lược định hướng nội dung

Xây dựng chiến lược nội dung phù hợp với sản phẩm.

Bản kế hoạch định hướng nội dung.

Quy trình đánh giá và xuất bản nội dung.

Sản xuất thông điệp truyền thông hiệu quả.

  • Đo lường, phân tích dữ liệu và tối ưu hiệu quả Digital Marketing

Phân tích các chỉ số đo lường chính trong chiến dịch Digital.

Thấu hiểu các chỉ số để ra quyết định trong môi trường số.

Sử dụng công cụ truyền thông hiệu quả: Facebook và Google.

Tối ưu quảng cáo bằng công nghệ.

  • CRM Tích hợp và tự động hóa marketing

Hiểu và vận dụng hệ thống tích hợp đa kênh trong chăm sóc khách hàng.

Triển khai tích hợp CRM và hệ thống Marketing Automation.

Quản trị và khai thác dữ liệu người dùng hiệu quả.

8. Tổng kết

Một bài viết sẽ không thể nào nói hết lên được về hành trình vô vàn các yếu tố, khó khăn và lợi ích mang lại từ chuyển đổi số.

Đừng để các thông tin quá nhiều về chuyển đổi số làm mờ mắt Doanh nghiệp bạn, việc nắm bắt những điều căn bản là rất quan trọng qua đó Doanh nghiệp có thể tự tin hơn và tự mình vươn lên trên hành trình tạo ra giá trị, chiếm lấy con tim người tiêu dùng Việt Nam.

Nhằm chuyển đổi số mang lại hiệu quả tối đa, Doanh nghiệp cần coi trọng việc đào tạo trình độ nhân viên nội bộ qua các chương trình đào tạo, cải tiến quy trình quản lý và quy cách tổ chức. Như đã đề cập ở trên, con người quy trình kinh doanh và công nghệ phải phối hợp với nhau xây dựng nên các đột phát trong kinh doanh và chuyển đổi số đạt hiệu quả tối đa.

 

:

Bài viết này hữu ích cho bạn không?
0 / 5 4

Your page rank:

Chia sẻ bài viết này:

Giới thiệu về tác giả

EQVN là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực đào tạo Digital Marketing tại Việt Nam từ năm 2003. Là đối tác chính thức với Facebook, Google, Zalo và các đối khác trong ngành

Bài viết cùng chủ đề

Logo chữ đỏ EQVN.NET kích thước vuông

Những yếu tố chính khi phân tích đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh

EQVN Blog – Khởi nghiệp và là một doanh nghiệp nhỏ không là điều dễ dàng đặc biệt khi có khả năng bạn phải đối mặt với các ông lớn…

giá trị vòng đời doanh nghiệp

Cách tính giá trị vòng đời khách hàng (Customer Lifetime Value)

Giá trị vòng đời khách hàng (CLTV hoặc CLV) là một trong những thước đo quan trọng nhất tại bất kỳ công ty đang phát triển nào. Bằng cách đo…

Chuyển đổi số

Chuyển đổi số: dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp cần chuyển đổi

Chuyển đổi số là quá trình chuyển đổi doanh nghiệp hoàn toàn. Điều quan trọng là phải ghi nhớ điều này nếu bạn đang cân nhắc nghiêm túc việc chuyển…

quản trị sự thay đổi

Quản Trị Sự Thay Đổi – Quy Trình 5 Bước Quản Trị Sự Thay Đổi Hiệu Quả

Thị trường ngày càng biến động, nhu cầu khách hàng cũng nhanh chóng được chú trọng, đòi hỏi doanh nghiệp phải chuyển mình và thích nghi với sự thay đổi…

Logo chữ đỏ EQVN.NET kích thước vuông

Khởi nghiệp kinh doanh trên Internet

Nếu bạn có ý tưởng cho một sản phẩm hay dịch vụ nào đó mà có thể mang lại vận may cho bạn thì bạn nên suy xét kĩ đến…

logo eqvn

Đào tạo, tư vấn giải pháp và
triển khai Digital Marketing

Được thành lập vào tháng 4 năm 2003 và bắt đầu đào tạo Digital Marketing vào năm 2009. Với mục tiêu, Hỗ trợ doanh nghiệp và các cá nhân nắm bắt cơ hội và khai thác tối đa ứng dụng của Internet vào hoạt động kinh doanh.

Liên hệ chúng tôi qua mạng xã hội

Bài viết nổi bật

Khóa học Digital Marketing

digital marketing
Chuyên viên Digital Marketing

Nội dung cơ bản đến nâng cao nhằm giúp bạn ứng dụng thành thạo các kênh truyền thông phổ biến trên Internet: Facebook, Google Ads, SEO...

mm4.0
Marketing Manager 4.0

Chương trình đem đến cho CEO, Quản lý ... giải pháp Quản trị trong hoạt động truyền thông số trong doanh nghiệp, như lập kế hoạch, đo lường, ...

inhouse
Đào tạo tại doanh nghiệp

Song song với các chương trình đào tạo tập trung về Digital Marketing, EQVN đặc biệt thiết kế riêng chương trình đào tạo tại chỗ dựa trên yêu cầu của doanh nghiệp (Inhouse Training).

Dịch vụ Digital Marketing

[the_ad id="57359"]
tối ưu
Dịch vụ tư vấn Digital Marketing

Đối thoại trực tiếp với chuyên gia chiến lược Digital để cải thiện hoạt động Digital Marketing, xây dựng thương hiệutăng trưởng doanh số.

dịch vụ DM2@3x-8
Dịch vụ Digital Marketing

Nội dung cơ bản đến nâng cao nhằm giúp bạn ứng dụng thành thạo các kênh truyền thông phổ biến trên Internet: Facebook, Google Ads, SEO...

Đăng ký tải tài liệu Tổng quan Digital Marketing cho người mới bắt đầu