Quy trình SEO: Tổng Hợp Các Bước Tăng Lưu Lượng Truy Cập Tự Nhiên

Tác giả: EQVN.NET | Chuyên mục: | Ngày cập nhật: 10 - 09 - 2022

Bài viết này hữu ích cho bạn không?
0 / 5 0

Your page rank:

Quy trình SEO tăng organic traffic

Chia sẻ bài viết này:

Chắc hẳn những bạn mới bước chân vào con đường SEO đều cảm thấy có chút mất định hướng khi không có một quy trình SEO vững chắc và chi tiết để bắt đầu triển khai. Thậm chí khi đã triển khai một thời gian nhưng thứ hạng từ khóa lại có xu hướng rớt top. 

Trong bài hướng dẫn, EQVN sẽ cung cấp kiến thức này thành một quy trình SEO thông minh có thể mang lại kết quả tuyệt vời về lâu dài. Nếu bạn những thắc mắc về SEO, hãy tham khảo tổng quan về SEO trước tiên để có thể hiểu rõ hơn quy trình này một cách cụ thể nhất nhé!

 

EQVN là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực đào tạo Digital Marketing từ năm 2009 và là đối tác chính thức của Facebook và Google. Với kinh nghiệm hơn 19 năm giảng dạy, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức Digital Marketing mới nhất và hữu ích nhất! Tìm hiểu thêm về EQVN tại đây nhé!

 

1. Quy trình SEO là gì?

Quy trình SEO là thuật ngữ mô tả tập hợp các bước tối ưu hóa website trên công cụ tìm kiếm của Google.

Quy trình SEO thành công là tuân thủ các nguyên tắc đánh giá chất lượng tìm kiếm và nguyên tắc quản trị website của Google. Ngoài ra, một quy trình tốt đòi hỏi bạn phải có một mục tiêu rõ ràng.

Mục tiêu của quy trình SEO gồm những gì?

Tiêu chí thiết lập mục tiêu SMART ngày nay không còn xa lạ đối với SEOer. Với SMART sẽ giúp bạn thiết lập một quy trình vững chắc ngay từ ban đầu.

  • S – Specific (Tính cụ thể)

Mục tiêu càng cụ thể, rõ ràng càng chứng tỏ khả năng thành công cao. Đặt ra mục tiêu là bài viết chuẩn SEO, đạt lượng traffic mong muốn,… Hoặc sâu hơn đó là mục tiêu về khách hàng và doanh thu cần đạt được.

  • M – Measurable (Đo lường được)

Đặt ra chỉ số SEO nào là quan trọng đối với website và đảm bảo tính đo lường được từ chỉ số đó. Một số chỉ số đo lường quan trọng cần lưu ý: Total Clicks, Core Web Vitals, Organic Traffic, Indexed Pages, Keyword Rankings,…

  • A – Achievable (Tính khả thi)

Hãy nhìn nhận khả năng và mức độ cạnh tranh của bạn. Căn cứ vào ngân sách và nguồn lực chuẩn bị. Cần xem xét server, hosting, giao diện và các phần tử khác của website đã đáp ứng được các tiêu chí để phục vụ quy trình SEO hay chưa.

  • R – Relevant (Tính liên quan)

Mục tiêu của bạn phải có ý nghĩa theo thị trường kinh doanh chung cũng như phải phù hợp với lĩnh vực phát triển và định hướng chung của công ty. 

  • T – Time-bound (Đặt mốc thời gian cụ thể)

Lập một lịch trình và thời hạn cụ thể cho từng cột mốc mong muốn. Bạn có thể áp dụng sơ đồ Gantt để thể hiện tiến độ kế hoạch cụ thể.

2. Cần chuẩn bị những gì cho quy trình SEO?

2.1. Thu thập thông tin dự án

Thu thập thông tin trong quy trình SEO

Trước khi bắt đầu bất kỳ dự án nào, để giảm thiểu rủi ro và thiếu sót, trách nhiệm mỗi thành viên tham gia dự án SEO cần thu thập thông tin đầy đủ nhất, mô tả thật chi tiết và đặc biệt là càng rõ ràng càng tốt. Vậy trong giai đoạn thu thập thông tin của quy trình SEO là làm gì? 

2.1.1. Thực hiện thu thập thông tin chủ để qua 2 bước 

Bước 1: Tổ chức các buổi họp triển khai gồm các thành viên tham gia dự kiến và khách hàng để thống nhất cách làm việc và yêu cầu giữa đôi bên (không bắt buộc) 

Bước 2: Lựa chọn phương thức liên lạc và kết nối (ví dụ như email) để thông tin đến khách hàng cũng như nhân sự có liên quan (content, marketing, IT, SEO)

2.1.2. Các thông tin cần thu thập

Thông tin về website:

  • Thông tin về hệ thống backlink, PBN (site, account đăng nhập, hosting các web)
  • Account đăng nhập các trang social media (Facebook, Youtube, …)
  • Chân dung khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp hướng tới
  • Branding Guideline và Editorial Guideline (gồm các tiêu chuẩn về content, branding đặc trưng của doanh nghiệp). Thông thường, những doanh nghiệp lớn quan tâm khía cạnh nhận diện thương hiệu sẽ có tiêu chuẩn cho 2 phần này.

2.2. Audit kiểm tra website và đề xuất hướng khắc phục

audit website

Audit website là bước quan trọng trong quy trình SEO cơ bản giúp xác định “sức khỏe” của website. Việc audit website sẽ giúp bạn tìm ra điều gì đang kìm hãm website của bạn và những lỗ hổng của website. Căn cứ vào những phát hiện trên và xây dựng quy trình audit website chi tiết để khắc phục tình trạng. Bạn có thể tham khảo thứ tự Audit website bên dưới.

2.2.1. Audit Technical

Technical Audit là loại Audit website về kỹ thuật và là phần mã code của website – nói đơn giản hơn là Kỹ thuật SEO. Technical Audit là kiểm tra các thành phần: 

  • Crawl / nofollow tag, XML Sitemap, File Robot.txt 
  • Schema (website có khả năng chèn schema vào thẻ head hay không? Nếu không có thì bạn có thể chèn schema vào trình kích hoạt trong công cụ Google Tag Manager)
  • Response code (các lỗi về 301, 301 Redirect, 404, …)
  • Kiểm tra các thẻ Meta Tags
  • Kiểm tra tốc độ tải trang được bao nhiêu điểm xét trên công cụ Google PageSpeed Insight
  • Phiên bản mobile của website có load nhanh hay không, có AMP hay không?
  • Phân tích phiên bản quốc tế (nếu website đa ngôn ngữ)
  • HTTPS đã được dịch chuyển chuẩn chưa hay bị chặn?

2.2.2. Audit Content 

  • Thông tin trang web (giới thiệu, sản phẩm, chính sách bảo mật)
  • Kiểm tra nội dung sản phẩm/dịch vụ của bạn
  • Kiểm tra hình ảnh (bao gồm tên file ảnh, kích thước ảnh, Alt Text và thông tin mô tả ảnh) 
  • Dùng công cụ Google Analytics để quan sát các chỉ số đo lường trong SEO như Time on site, Bounce Rate, lưu lượng truy cập,…

Lọc và phân ra 3 loại content cần khắc phục:

  • Thin content – nội dung mỏng, ngắn
  • Duplicate content – content bị trùng lặp/ copy từ site khác
  • Content under-performance – nội dung tốt nhưng không tăng trưởng lên top

Cách thức lọc và phân loại cũng như xử lý từng loại content cần khắc phục như sau:

  • Phần 1: Sử dụng công cụ Screaming Frog để lọc và phân loại content
  • Phần 2: Đề ra các phương hướng khắc phục và tối ưu các loại content phù hợp nhất với nguồn lực của doanh nghiệp.

2.2.3. Audit Onsite

  • Các lỗi về Canonical (liên quan đến phiên bản www., không có www, https hoặc http)
  • Các lỗi về Keyword Cannibalization (có 2 hoặc nhiều trang cùng tối ưu trên 1 từ khóa gây ra tình trạng website bị kìm hãm)
  • Cấu trúc website có tối ưu khớp với thị trường hay chưa?
  • Cấu trúc URL có thân thiện với SEO không?
  • Internal link (các trang SEO chính có được internal link từ những trang khác hay chưa? Thanh Menu có nhiều internal link hay không?)
  • Người dùng có thể tìm được nội dung chỉ trong 3 lần nhấp chuột hay không?
  • Website đã có sơ đồ trang (sitemap) hay chưa?

2.2.4. Audit Entity

  • Các thông tin đăng ký trên Social và website (gồm tên doanh nghiệp, địa chỉ, số điện thoại) đã đồng nhất hay chưa?
  • Các tài khoản mạng xã hội như Facebook, Youtube, Zalo,.. và website của bạn đã được liên kết với nhau hay chưa?
  • Tần suất cập nhật các bài viết trên các trang mạng xã hội có thường xuyên không?
  • Mức độ tương tác trên các trang mạng xã hội như thế nào?

2.2.5. Audit Offpage

Đây là thao tác tối ưu hóa SEO Offpage để tăng lượt truy cập từ bên ngoài vào. Những gì bạn cần kiểm tra ở giai đoạn này là kiểm tra các backlink của trang web bao gồm những nội dung sau: 

  • Số lượng backlink cho website (bao gồm cả backlink trỏ về trang chủ và trang con)
  • Mức độ liên quan của backlink đến lĩnh vực của bạn 
  • Backlink đến từ các trang web uy tín và được Google tin tưởng
  • Tỷ lệ liên kết dựa trên từ khóa (keyword based) 
  • Mức độ đa dạng từ nhiều site khác nhau của backlink 
  • Lượng traffic của website được trỏ link 
  • Quan sát tình trạng website từ trước, cần xem xét vấn đề tối ưu hóa quá liều anchor text và hiện tượng Footprint
  • Backlink có điểm DA cao 
  • Có thể sử dụng anchor text

Ngoài ra, bạn có thể dùng một vài công cụ SEO khác như: Google Search Console (vào “Links to your site”) và Ahrefs. Dựa vào kết quả audit, bạn có thể định hướng được phương pháp chính xác để tăng cường backlink tốt và loại bỏ các backlink xấu.

2.2.6. Đề xuất hướng khắc phục

Lập kế hoạch và đề xuất hướng khắc phục cho các lỗi vừa tìm được ở trên kèm theo checklist tiêu chuẩn để xử lý.

3. Quy trình SEO bền vững giúp tăng lưu lượng truy cập tự nhiên

Các công việc dưới đây là những công việc không thể tách rời khi bạn đang muốn đưa website lên top Google.

3.1. Nghiên cứu từ khóa

Nghiên cứu từ khóa SEO là công việc tiên quyết không thể bỏ qua trong hành trình đưa sản phẩm/lĩnh vực lên top Google. Nghiên cứu từ khóa tốt sẽ giúp quy trình SEO diễn ra theo đúng tiến độ và đạt hiệu quả cao cho mục tiêu nâng cao thứ hạng website. Từ việc tìm kiếm và phân tích từ khóa liên quan đến ngành hàng để chắt lọc ra bộ từ khóa phù hợp với truy vấn của tệp khách hàng tương ứng.

3.1.1. Thực hiện nghiên cứu từ khóa dựa trên chủ đề

Để bắt đầu nghiên cứu từ khóa dựa trên chủ đề, bạn cần có từ khóa chính. Từ khóa chính đóng vai trò rất quan trọng trong toàn bộ quá trình SEO.

Giả sử bạn cần một bài viết với chủ đề là “đánh giá các loại máy pha cà phê”.

Trong trường hợp này, từ khóa chính là – “máy pha cà phê” – và bạn đặt nó vào một công cụ nghiên cứu từ khóa như Google Keyword Planner. Công cụ này sẽ đưa ra hàng trăm thuật ngữ liên quan đến từ khóa hạt giống của bạn.

Kết quả hiển thị từ khóa của Google Keyword Planner

Kết quả hiển thị từ khóa của Google Keyword Planner

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các SEO tools sau đây là để nghiên cứu từ khóa hiệu quả hơn:

  • Công cụ Google Keyword Planner
  • Keywords Explorer của Ahrefs
  • Công cụ Keywordtool.io

3.1.2. Nghiên cứu từ khóa dựa trên đối thủ cạnh tranh

Với nghiên cứu từ khóa dựa trên đối thủ cạnh tranh, bạn bắt đầu với tên miền của đối thủ cạnh tranh và xem xét các từ khóa mà họ đã lựa chọn. Nghiên cứu này sẽ cung cấp cho bạn ý tưởng tốt hơn về những từ khóa nào là quan trọng trong thị trường ngách mà doanh nghiệp của bạn đã lựa chọn.

3.1.3. Quy tắc chính của việc nghiên cứu từ khóa

Khi tìm kiếm một từ khóa lý tưởng, bạn nên chú ý đến 3 khía cạnh sau:

  • Từ khóa có lượng tìm kiếm đủ cao thể hiện mức độ phổ biến 
  • Từ khóa không quá khó, có thể cạnh tranh và có khả năng xếp hạng trên Google 
  • Từ khóa phải liên quan tới nội dung của bạn 

3.2. Nhóm, phân tầng từ khóa và lập kế hoạch nội dung 

Thay vì cố gắng xếp hạng cho từng từ khóa, hãy nhóm các từ khóa theo chủ đề và bao trùm chủ đề chính theo cách tốt nhất có thể. Sử dụng chức năng Parents topic của công cụ Ahrefs để có thể nhóm các keyword có cùng mục đích tìm kiếm, cùng chủ đề vào để tối ưu.

3.2.1. Nghiên cứu phân tầng các từ khóa thuộc 2 dạng trang web sau

  • Trang sản phẩm (tối ưu theo cấu trúc Silo)
  • Trang blog (tối ưu theo cấu trúc Topic Cluster)

3.2.2. Quy trình nhóm và phân tầng từ khóa theo chủ đề

  • Bước 1: Tạo một kế hoạch nội dung

Bạn cần viết ra tất cả các ý tưởng nội dung và lập một kế hoạch về cách xuất bản chúng.

  • Bước 2: Nhắm mục tiêu các loại mục đích khác nhau

Hãy nhớ rằng không phải mọi bài đăng đều phải có giá trị thương mại đối với doanh nghiệp bạn. Nói cách khác – bạn không cần phải “bán” trong mỗi bài đăng. Có rất nhiều từ khóa thông tin mà bạn có thể lựa chọn. Bài viết có thể không mang lại cho bạn doanh số bán hàng trực tiếp, nhưng có một số lợi ích gián tiếp đáng kể.

  • Bước 3: Hãy kiên định

Bạn nên nhất quán trong việc cố định thời gian xuất bản nội dung của mình. Không nên viết 10 bài đăng trong 2 tuần và sau đó không xuất bản trong 3 tháng.

3.3. Triển khai nội dung (content)

content outline

Nội dung tuyệt vời theo quan điểm của Rand Fishkin: “Nội dung 10x tốt hơn 10 lần so với kết quả tốt nhất hiện có thể tìm thấy trong kết quả tìm kiếm cho một cụm từ khóa hoặc chủ đề nhất định.”

3.3.1. Các bước để tạo ra một nội dung tốt hơn so với đối thủ

Bước 1: Tìm nội dung đã được xuất bản về chủ đề này

Bước 2: Lấy cảm hứng từ những gì tuyệt vời về nội dung đó

Bước 3: Nghĩ về các cách để làm cho nội dung của bạn tốt hơn nữa

3.3.2. Các yếu tố cần đảm bảo để triển khai nội dung

  • Đúng tông giọng của thương hiệu, và ngôi xưng (ví dụ thương hiệu thường xưng hô như thế nào với người dùng/ độc giả của mình?)
  • Đúng chính tả, ngắn gọn, súc tích đi thẳng vào nội dung
  • Thông tin cung cấp cần chính xác, thể hiện được độ chuyên môn của doanh nghiệp, tuy nhiên các từ ngữ nên được viết đơn giản, dễ hiểu (đối với các ngành kĩ thuật, sức khỏe hay những ngành cần am hiểu kiến thức chuyên môn mới có thể viết content được).

3.3.3. Tiến hành outline content theo tiêu chuẩn 

  • Bài viết cần bao hàm nội dung của top 10 đối thủ đứng đầu trên kết quả tìm kiếm có chất lượng content cao hơn để tìm hiểu các heading cần đề cập trong nội dung bài viết
  • Phân tích số lượng chữ cần thiết
  • Phân tích mục đích tìm kiếm của người dùng đối với keyword đó
  • Kiểm tra các yếu tố về format content (gạch đầu dòng, bảng biểu, gif minh họa hoặc video)
  • Kiểm tra xem các nội dung đã được xác thực là đúng hay chưa

3.4. Tối ưu hóa Onpage 

SEO Onpage là giai đoạn mà doanh nghiệp sẽ tối ưu tất cả các thông tin trong bài viết hiển thị trên trang web. SEO Onpage  tốt sẽ đảm bảo nội dung của bạn có thể được tìm thấy. Quá trình SEO Onpage cần xem xét đến các yếu tố dưới đây: 

3.4.1. Tối ưu tiêu đề bài viết (Heading) 

Bố trí thẻ heading phù hợp và logic (H1 – H6) (không để H4 trước H3). Mỗi trang nên dùng 1 thẻ H1 duy nhất và chứa từ khóa.

3.4.2. Tối ưu nội dung bài viết

Cần đảm bảo tần suất xuất hiện của từ khóa chính nên khoảng 3 – 5 lần trong nội dung khoảng 100 từ. Để tránh lặp lại từ khóa chính, ta có thể sử dụng từ đồng nghĩa hoặc từ có liên quan để tránh tạo sự nhàm chán.

3.4.3. Tối ưu hóa hình ảnh

Google không đọc hình ảnh mà thông qua thuộc tính của hình ảnh (thẻ ALT), do đó thiếu thẻ ALT sẽ không xác định được nội dung ảnh, làm giảm sự liên quan của nội dung. Để giúp Google nhận biết hình ảnh liên quan đến bài viết, bạn nên đặt tên cho hình ảnh theo từ khóa liên quan đến bài viết, bên cạnh đó, văn bản đường dẫn trong hình ảnh cũng phải viết thường, không dấu và có dấu gạch ngang – giữa các từ.

Kích thước tệp hình ảnh lớn là một trong những lý do phổ biến nhất khiến thời gian trang web chậm. Dung lượng hình ảnh nên dưới 300KB để đảm bảo tốc độ tải trang nhanh chóng và không làm giảm trải nghiệm của người xem.

toi-uu-anh-trong-quy-trinh-seo

Hình được giảm dung lượng giúp tốc độ tải trang nhanh hơn

Để tối ưu hình ảnh, trước tiên bạn cần phải:

  • Sử dụng loại hình ảnh phù hợp: Nguyên tắc chung là sử dụng JPEG cho ảnh và PNG cho ảnh chứa văn bản hoặc hình ảnh minh họa chi tiết.
  • Sử dụng kích thước hình ảnh phù hợp: Không sử dụng hình ảnh lớn hơn chiều rộng nội dung của bạn (ảnh thực sự không nhất thiết phải rộng 2500px nếu chiều rộng nội dung blog của bạn là 800px).

3.4.4. Tối ưu thẻ Title, Meta Description và URL của bài viết

Thẻ Title là tiêu đề hiển thị trên Google và Meta Description là đoạn văn ngắn mô tả đoạn tiêu đề đó. Thông qua thẻ Title và Meta, người tìm kiếm có thể biết được nội dung chính của bài viết mà liên kết sẽ dẫn đến. 

Ngoài ra, đường dẫn URL của bài viết cũng góp phần quan trọng trong việc kích thích người tìm kiếm nhấp vào kết quả vì họ sẽ biết được đường link mà họ truy cập có an toàn hay không. URL của bài viết nên chứa từ khóa, thân thiện với cả google và người dùng. 

3.4.5. Tối ưu đường liên kết (Links) của bài viết

Liên kết nội bộ

Các trang của bạn phải được liên kết với nhau một cách chặt chẽ để khách truy cập có thể điều hướng trang web của bạn một cách dễ dàng. Có hai loại liên kết bạn có thể sử dụng:

  • Liên kết cấu trúc – hiển thị có sẵn như thanh menu
  • Liên kết theo ngữ cảnh – liên kết thủ công đến nội dung có liên quan từ bên trong nội dung văn bản

Thông thường, bạn nên sử dụng từ 2 đến 10 liên kết nội bộ phù hợp cho mỗi trang con. Ngoài ra, tất cả các trang cần được liên kết đến trang chủ tránh tình trạng orphan page (trang không có liên kết nội bộ)

Liên kết bên ngoài

Vẫn còn tồn tại nhiều ý kiến phổ biến cho rằng bạn không nên liên kết đến các trang web khác quá nhiều để ngăn người truy cập thoát khỏi trang web của bạn.

Sự thật là, liên kết đến các nguồn có thẩm quyền, có liên quan khác thực sự có thể có tác động tích cực đến thứ hạng của bạn. Liên kết bên ngoài cần đảm bảo các yếu tố: 

  • Sử dụng các nguồn có liên quan
  • Lưu ý trải nghiệm người dùng (Liên kết này có hữu ích cho người dùng không?)
  • Tránh liên kết đến các trang web chất lượng thấp

3.5. Triển khai cho Keyword Traffic 

  • Sử dụng chức năng Parent Topic trong Ahrefs để phân nhóm và định hình tầng cấu trúc blog cho website. Áp dụng kĩ thuật Expanded List Post để có thể nhanh chóng nghiên cứu ra các keyword traffic. 
  • Keyword traffic là những keyword thuộc tầng 1 – 2 của phễu marketing, với nội dung cung cấp thông tin là chủ yếu, nhưng có một lượng lớn người dùng tìm kiếm các keyword này. Expanded List Post là một trong các bước SEO website giúp mở rộng nội dung và là một trong các bước SEO từ khóa hiệu quả của một quy trình SEO chuẩn.

3.6. Tối ưu Entity

Trong quy trình SEO, Tối ưu Entity là một trong các bước SEO cơ bản bao gồm các công việc:

  • Triển khai tự động hóa share/ đăng bài viết trên các trang mạng xã hội khi có bài viết mới được xuất bản
  • Triển khai nội dung và tối ưu các trang giới thiệu (gồm sứ mệnh, tầm nhìn, đội ngũ, giá trị cốt lõi)
  • Tạo lập thêm các trang cần thiết cho doanh nghiệp (chính sách bảo mật, điều khoản bảo hành, trang liên hệ, trang đăng ký, tuyển dụng,…) và tối ưu đầy đủ cho các trang web này
  • Tối ưu trang web người đại diện thương hiệu (thông thường sẽ làm CEO hoặc Founder của công ty)
  • Lựa chọn và tối ưu loại schema phù hợp với từng trang web của doanh nghiệp
  • Ngoài ra, cần liên kết các trang mạng xã hội (Facebook, Youtube, Instagram, Linkedin,…) của doanh nghiệp với nhau và đồng loạt liên kết chúng với website để Google nhận diện được rằng tất cả các trang web này đều thuộc sở hữu của bạn và thông tin được đồng nhất.
  • Điền và tối ưu đầy đủ các thông tin trên Google My Business và Google Map của doanh nghiệp.

3.7. Triển khai Internal link 

Internal link theo 2 cấu trúc chính:

  • Cấu trúc Silo: áp dụng cho các trang sản phẩm, dịch vụ
  • Cấu trúc Topic Cluster: áp dụng cho các trang blog, tin tức

Lưu ý: 

  • Anchor text khi triển khai internal link nên tự nhiên, đa dạng, tránh việc dùng keyword SEO quá nhiều để internal link cho các trang
  • Nên internal link giữa 2 trang sản phẩm và blog tin tức có cùng chủ đề (Ví dụ như sản phẩm “kem chống nắng” thì nên link qua blog “Hướng dẫn chọn kem chống nắng phù hợp với da”) vì điều này hỗ trợ cung cấp thông tin tốt nhất cho người đọc, góp phần quan trọng tăng tỷ lệ chuyển đổi cho website
  • Nên xem xét Hành trình tìm kiếm (Search Journey) của người mua khi xây dựng internal link. VD: Nếu người đọc đã đọc bài viết “Hướng dẫn chọn kem chống nắng phù hợp với loại da” thì bài viết kế tiếp họ có thể đọc đó là “Top 10 dòng kem chống nắng cho da khô”, “Top 10 dòng kem chống nắng cho da dầu”,…

3.8. Thân thiện với thiết bị di động

Hiện nay, thiết bị di động là vật dụng không thể thiếu đối với mỗi người. Lưu lượng người dùng sử dụng điện thoại đã tăng vọt đáng kể, kéo theo đó là sự phát triển của các ứng dụng và các dạng format tương thích và phù hợp với thiết bị di động. Thân thiện với thiết bị di động không chỉ là tối ưu hiển thị. Google sử dụng tính năng “nhìn” trang web của bạn thông qua con mắt của người dùng di động.

Vì vậy, đây là một số điều bạn cần lưu ý khi tiếp cận bằng thiết bị di động:

  • Xem mọi trang/ bài đăng mới của bạn thông qua điện thoại di động
  • Tối ưu hóa cho thẻ tiêu đề, mô tả và hình ảnh, video trên thiết bị di động

3.9. Triển khai Offpage SEO

Bạn càng hiểu sâu về backlink thì số lượng backlink bạn cần làm để lên top sẽ ít hơn, dẫn tới chi phí, công sức bạn tiết kiệm mà hiệu quả mang lại thì quá là tuyệt vời. Hãy phân tích đối thủ cạnh tranh về Offpage để biết được độ khó trong thị trường SEO lĩnh vực của mình nhé. Từ đó bạn sẽ đưa ra được quyết định sẽ triển khai chiến lược Offpage như thế nào là hiệu quả.

Tìm kiếm thêm các nguồn backlink chất lượng thông qua các hình thức:

Guest Post

  • PR book báo
  • Mua gói link từ các dịch vụ bán link
  • Link từ các trang blog comment, forum

Tiêu chuẩn của backlink chất lượng:

  • Backlink có sự liên quan từ domain website tỷ lệ cao
  • Backlink từ các bài viết có chủ đề liên quan
  • Backlink có điểm tỷ lệ Topical Trust Flow cao
  • Backlink có tỷ lệ DA (Domain Authority) cao
  • Backlink được đặt trong một ngữ cảnh cụ thể, phù hợp (Contextual link)
  • Nội dung bài viết đặt backlink quan trọng phải chất lượng (để khiến người đọc tin tưởng và click tiếp vào backlink của bạn)
  • Sử dụng Anchor text phù hợp, tránh hiện tượng tối ưu hóa quá liều Anchor text
  • Luôn đa dạng IP khi xây dựng backlink

Một số lưu ý khi đặt backlink 

  • Không đặt quá nhiều backlink trong một bài, trung bình cứ 1500 chữ thì nên đặt 1 link, một bài viết không quá 3 link
  • Nên đặt backlink ở các bài có nhiều traffic
  • Phòng tránh các vấn đề về Footprint (whois và IP)
  • Đối với các PBN bị phạt, hoặc đã bị dính footprint nên dời lại việc triển khai backlink từ các PBN này để tránh việc ảnh hưởng xấu tới website. Trường hợp các PBN này đã trỏ link về website thì nên disavow các link này
  • Đối với các trường hợp Guest Post và PR book báo nên đầu tư nhiều vào nội dung chất lượng lẫn tối ưu Onpage cả cơ bản và nâng cao để đạt được hiệu quả tốt nhất

4. Theo dõi tiến trình của bạn 

Đây là công việc theo dõi tiến trình và chất lượng công việc trong kế hoạch SEO, bạn sẽ nắm rõ được tình trạng và ngưỡng SEO trang web của mình. Nếu bạn chỉ mới bắt đầu một trang web, bạn sẽ làm tốt với 2 công cụ cơ bản sau:

4.1. Google Analytics

Theo dõi quy trình SEO bằng Google Analytics

Google Analytics là một công cụ của Google cung cấp cái nhìn tổng quan về lưu lượng truy cập website của bạn: 

  • Có bao nhiêu khách truy cập trang web của bạn?
  • Khách hàng truy cập mới hay cũ nhiều hơn?
  • Mọi người dành bao lâu cho trang web của bạn?
  • Tỷ lệ thoát trang cao hay thấp?

Tất cả các câu hỏi phân tích quan trọng này có thể được trả lời bởi Google Analytics, giúp bạn hiểu cách mọi người tìm kiếm và điều hướng trang web của bạn.

4.2. Google Search Console

  • Google Search Console là một loạt các trang tổng quan cho bạn biết trang web của bạn đang hoạt động như thế nào trên Google. Bên cạnh các tính năng hữu ích khác (báo cáo hiệu suất, sitemaps, tổng quan về cải tiến), nó là một công cụ tuyệt vời để nhanh chóng tìm ra những từ khóa mà trang web của bạn đang xếp hạng.
  • Ngoài ra, công cụ quản trị trang web của Google sẽ cảnh báo bạn về bất kỳ yếu tố nào có thể ngăn trang web của bạn được tìm thấy trong kết quả tìm kiếm. Và giúp bạn phân tích lưu lượng tìm kiếm hiện tại để bạn có thể hiểu khách truy cập hiện đang tìm thấy bạn như thế nào.

4.3. Cập nhật hoặc xuất bản lại nội dung 

Tiến trình của một bài đăng không kết thúc khi bạn nhấn nút xuất bản. Bạn nên thường xuyên kiểm tra, xem những gì hiệu quả và những gì nên được cải thiện. Ngay cả bài đăng có lượng traffic cao cũng có thể biến mất khỏi kết quả tìm kiếm của Google. Để ngăn chặn điều đó, bạn nên làm mới các bài đăng của mình thường xuyên. 

  • Cập nhật nội dung – làm cho nội dung tốt hơn, kỹ lưỡng hơn hoặc cải thiện hình ảnh, cấu trúc hoặc trải nghiệm người dùng.
  • Xuất bản lại nội dung – làm lại nội dung mới hoặc hợp nhất các bài đăng nhỏ hơn thành một phần lớn hơn.

5. Tổng kết

Với việc tuân thủ quy trình SEO, website của bạn sẽ dễ dàng gia tăng lưu lượng truy cập Organic. Tốt nhất là bạn nên thường xuyên kiểm tra lại kế hoạch của mình bằng cách:

  • Chủ đề nội dung mới
  • Cập nhật từ khóa liên tục
  • Cơ hội liên kết mới
  • Cách cải thiện nội dung hiện có của bạn

Nếu bạn cố gắng tạo ra nội dung độc đáo, có giá trị đủ lâu, bạn sẽ thấy hiệu quả. Chỉ cần kiên trì, luôn tìm kiếm chất lượng hơn số lượng và đừng quên rằng SEO là một cuộc chạy marathon cạnh tranh vị trí cao nhất trên Google. Để chiến thắng cuộc chiến thứ hạng này bạn phải nỗ tìm kiếm, lựa chọn ra một quy trình SEO chuẩn Google nhất.

Cập nhật những kiến thức mới về Digital Marketing

Theo dõi các bài viết trên website EQVN

Để cập nhật thêm thông tin, kiến thức bổ ích khác về triển khai Digital Marketing

Tham khảo khóa học

Đến với khóa học SEO tại EQVN, học viên nhận được những lợi ích gì?

  • Cập nhật những kiến thức mới nhất về SEO
  • Nắm vững cách thức nghiên cứu và phân loại từ khóa
  • Xây dựng nội dung bài viết chuẩn SEO
  • Biết cách sử dụng các công cụ hỗ trợ hoạt động SEO
  • Xây dựng chiến lược SEO tổng thể và lập kế hoạch SEO
  • Triển khai SEO Onpage và SEO Offpage một cách hiệu quả

Tham khảo thông tin chi tiết Khóa học SEO – Tối ưu công cụ tìm kiếm Google

Tìm hiểu tổng quan về SEO – Tối ưu công cụ tìm kiếm Google

Để cập nhật các kiến thức mới về SEO, bạn đọc có thể tham khảo tại Chuyên mục tổng hợp bài viết về SEO – Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm

 

Bài viết có liên quan:

Thứ Hạng Website Trên Google – 11 Yếu Tố Quan Trọng Ảnh Hưởng

Các yếu tố ảnh hưởng đến công cụ tìm kiếm

Tổng hợp khái niệm cơ bản về SEO OnPage cho người mới

 

:

Bài viết này hữu ích cho bạn không?
0 / 5 0

Your page rank:

Chia sẻ bài viết này:

Giới thiệu về tác giả

EQVN là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực đào tạo Digital Marketing tại Việt Nam từ năm 2003. Là đối tác chính thức với Facebook, Google, Zalo và các đối khác trong ngành

Bài viết cùng chủ đề

SEO hình ảnh

SEO Hình Ảnh Là Gì? Cách Thức Tối Ưu Hình Ảnh Hiệu Quả Bền Vững

SEO hình ảnh là một hoạt động quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả SEO của trang web. Cũng giống như nội dung bạn viết trên trang…

url

URL Là Gì? Cách Tối Ưu URL Chuẩn SEO

URL là cụm từ rất phổ biến và không còn xa lạ gì với mọi người hiện nay, đặc biệt là với những SEO-er. Tuy nhiên, khái niệm URL là…

tối ưu hóa blog

6 Mẹo Tối Ưu Hóa Blog Phù Hợp Với Công Cụ Tìm Kiếm

Bạn đã từng nghe nói về việc Tối ưu hóa blog phù hợp với công cụ tìm kiếm (SEO) và bạn đã bị hấp dẫn khi nghe đến hiệu quả…

Entity là gì

Entity Là Gì? Hướng Dẫn Cách Triển Khai SEO Entity Hiệu Quả

Entity đã ra đời từ năm 2013. Tuy nhiên, nó vẫn còn là một khái niệm rất mới mẻ đối với những người làm SEO tại Việt Nam. Việc hiểu…

Định nghĩa SEO Content

SEO Content Là Gì? 4 Lưu Ý Quan Trọng Giúp SEO Content Hiệu Quả Hơn

Khi tìm hiểu về SEO, bạn sẽ bắt gặp thuật ngữ SEO Content rất nhiều lần. Đó là bởi vì SEO Content đóng một vai trò quan trọng và không…

logo eqvn

Đào tạo, tư vấn giải pháp và
triển khai Digital Marketing

Được thành lập vào tháng 4 năm 2003 và bắt đầu đào tạo Digital Marketing vào năm 2009. Với mục tiêu, Hỗ trợ doanh nghiệp và các cá nhân nắm bắt cơ hội và khai thác tối đa ứng dụng của Internet vào hoạt động kinh doanh.

Liên hệ chúng tôi qua mạng xã hội

Dịch vụ Digital Marketing

dịch vụ DM2@3x-8
Dịch vụ Digital Marketing

Nội dung cơ bản đến nâng cao nhằm giúp bạn ứng dụng thành thạo các kênh truyền thông phổ biến trên Internet: Facebook, Google Ads, SEO...

seo
Dịch vụ SEO

Chương trình đem đến cho CEO, Quản lý ... giải pháp Quản trị trong hoạt động truyền thông số trong doanh nghiệp, như lập kế hoạch, đo lường,...

Khóa học Digital Marketing

digital marketing
Chuyên viên Digital Marketing

Nội dung cơ bản đến nâng cao nhằm giúp bạn ứng dụng thành thạo các kênh truyền thông phổ biến trên Internet: Facebook, Google Ads, SEO...

seo
Khóa học SEO

Chương trình có tính hệ thống cao, được thiết kế bởi các đối tác và chuyên gia đầu ngành. Giảng viên giàu kinh nghiệm thực tế, từ các Digital Agency tốt nhất tại Việt Nam. Cam kết chất lượnghỗ trợ triển khai sau đào tạo

inhouse
Đào tạo tại doanh nghiệp

Song song với các chương trình đào tạo tập trung về Digital Marketing, EQVN đặc biệt thiết kế riêng chương trình đào tạo tại chỗ dựa trên yêu cầu của doanh nghiệp (Inhouse Training).

Đăng ký tải tài liệu Tổng quan Digital Marketing cho người mới bắt đầu